1 / 116

LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP. Người trình bày: Nguyễn Thị cúc Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Web: www.vtca.vn Email: HoiTuVanThue@yahoo.com. Văn bản pháp quy. Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, NĐ 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 NĐ 122/2011/NĐ.CP, ngày 27. 12.2011

mason
Download Presentation

LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Người trình bày: Nguyễn Thị cúc Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Web: www.vtca.vn Email: HoiTuVanThue@yahoo.com

  2. Văn bản pháp quy Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, NĐ 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 NĐ 122/2011/NĐ.CP, ngày 27. 12.2011 TT 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 TT66/2010/TT-BTCngày 22. 4 . 2010 : chuyển giá TT 60/2012/TT- BTC ngày 12/4/2012 : thuế nhà thầu • TT Số: 16/2013/TT-BTC hướng dẫn NQ 02/NQ-CP • Luật số: 32/2013/QH13 ngày 19/ 6 / 2013 • Số: TT 141/2013/TT-BTC ngày 16/10/2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2013 và áp dụng cho các kỳ khai thuếTNDN và thuế GTGT kể từ ngày 01/7/2013.

  3. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN 1. Khái niệm • Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế ( sau đây gọi • ( Thu nhập của các cá nhân kinh doanh từ 1/1/2009 chịu sự điều chỉnh của Luật thuế TNCN)

  4. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN • 2. Đặc điểm thuế TNDN • - Thuế TNDN là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế này được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế. • - Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của DN, mức động viên vào NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả KD của DN.

  5. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN • 3. Vai trò của thuế TNDN • 1. Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN: thuế TNDN trong tổng số thu Ngân sách Nhà nước do ngành thuế quản lý (trừ dầu thô) năm 2006 là 13,%; năm 2007 là12,8%; năm 2008 là 15,9, năm 2009 là 14, 5 năm 2010 là 17,1 % ( theo BC chiến lược CC thuế) • 2. Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế • 3. Thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính sách công bằng xã hội

  6. NỘI DUNG THUẾ TNDN 1. Người nộp thuế 2. Thu nhập chịu thuế 3. Thu nhập miễn thuế 4. Kỳ tính thuế 5. Xác định TN tính thuế: DT, CP được trừ, không được trừ 6. Thu nhập khác 7. Thuế suất. 8. Phương pháp tính thuế 9. Nơi nộp thuế 10. Ưu đãi đầu tư 11. Giảm thuế khác: 12. Chuyển lỗ 13. Quĩ phát triển Khoa học và Công nghệ 14. Giảm gia hạn nộp thuế

  7. 1.Người nộp thuế • Người nộp thuế TNDN là tổ chức HĐSXKDHHDV có TNCT, gồm: • 1.DN được thành lập và HĐ theo quy định của pháp luật VN:Luật DN, Luật DNNN, Luật ĐTNN, Luật đầu tư, Luật các tổ chức TD, Luật KDBH, Luật CK, Luật DK, Luật TM và các văn bản PL khác dưới các hình thức: Công ty CP; Công ty TNHH; Công ty hợp danh; DN tư nhân ; DNNN; VP luật sư, VP công chứngtư; Các bên trong HĐ hợp tác KD; Các bên trong HĐ phân chia SP dầu khí, xí nghiệpLDDK, Công ty điều hành chung. • 2. Các đơn vị SN công lập, ngoài công lập có SXKDHH, DV có TN trong tất cả các lĩnh vực; • 3. Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật HTX; • 4. DN được thành lập theo quy định của PL nước ngoài có CSTT; • 5.Tổ chức khác ngoài các tổ chức trên có hoạt động SXKDHH hoặc dịch vụ và có thu nhập chịu thuế.

  8. 1.Người nộp thuế • Cơ sở thường trú của DNNNglà cơ sở KD mà DN tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động SX,KD tại VN mang lại TN, bao gồm: a) Chi nhánh, VP điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện VT, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác TN thiên nhiên khác tại VN; b) Địa điểm xây dựng, công trình XD, lắp đặt, lắp ráp; c) Cơ sở CCDV bao gồm cả DV tư vấn thông qua người làm công hay một tổ chức, cá nhân khác; d)Đại lý choDN nước ngoài; đ) Đạidiệntại VN trong trường hợp là đại diện có TQ ký kết HĐ đứng tên DNNNg hoặc đại diện không có TQ ký kết HĐ đứng tên DNNNg nhưng thường xuyên thực hiện việc giao HH hoặc cung ứngDV tại VN;

  9. 1.Người nộp thuế *. Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn TT 60/2012/TT- BTC ngày 12/4/2012 . Các tổ chức này nếu có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo TT 123/2012/TT-BTC .

  10. 2.Phương pháp tính thuế • 1. Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế bằng TN tính thuế nhân với thuế suất. • Thuế TNDN phải nộp=TN tính thuếxThuế suất thuế TNDN • Trường hợp DN nếu có trích quỹ PTKH và công nghệ thì ; • Thuế TNDNphải nộp=(TN tính thuế-Phần trích lập quỹ KH&CN )xThuế suất thuế TNDN • Nếu DN đã nộp thuế TNDN hoặc loại thuế tương tự thuế thu TNDN ở ngoài Việt Nam thì DN được trừ số thuế TNDN đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế phải nộp theo quy định của LuậtVN .

  11. 3.Kỳ tính thuế . Kỳ tính thuế TNDN được xác định theo nămDL hoặc năm TC, trừ trường hợp theo từng lầnPS. Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của DN mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với DNchuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với DN mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với DN chuyển đổi loại hình DN, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản..,) để hình thành một kỳ tính thuế TNDN. Kỳ tính thuếTNDN năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế TNDN năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng. Trường hợp DN thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế TNDN thì kỳ tính thuế TNDN của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. DN đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuếTNDN mà có thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thì DN được lựa chọn: Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế hoặc nộp thuế theo mức thuế suất phổ thông của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo.

  12. 3. Kỳ tính thuế • - Đơn vị sự nghiệp có phát sinh HĐKDHH-DV thuộc đối tượng chịu thuế TNDN mà các đơn vị này hạch toán được DT nhưng không hạch toán và xác định được CP, TN của HĐKD thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, cụ thể như sau: • + Đối với dịch vụ: 5%; • + Đối với kinh doanh hàng hoá: 1%; • + Đối với hoạt động khác (bao gồm cả hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật): 2%;

  13. 4. Đồng tiền sử dụng • DN có doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng VN theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế bằng ngoại tệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam

  14. . 5.Xác định TN tính thuế • TN tính thuế = TNCT - TN được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy . • . TN chịu thuế = Doanh thu – chi phí được trừ + các khoản TN khác

  15. 5.Xác định TN tính thuế • DN có nhiều HĐSXKD áp dụng nhiều mức TS khác nhau thì DN phải tính riêng TN của từng hoạt động nhân với TS tương ứng. • TN từ chuyển nhượng BĐS, chuyển nhượng DA, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải hạch toán riêng để nộp thuế, không được bù trừ vào TN hoặc lỗ của HĐKD khác, nhưng được bù trừ lãi, lỗ của các hoạt động này với nhau • Từ 1/1/2014: BS: TN từ CN dự án đầu tư (trừ DA thăm dò, khai thác khoáng sản), TN từ CN quyền tham gia DA ĐT(trừ CN quyền tham gia dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), thu nhập từ chuyển nhượng BĐS nếu lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế.”

  16. 5.1.Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế • DT là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng DV, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà DN được hưởng. DT được tính bằng đồng VN; Đối với DN nộp thuế GTGT theo PPKT thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.Đối với DN nộp thuế GTGTtheo PPTT trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT • Thời điểm xác định DT: - Đối với HĐ bán HH là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu,quyền SD HH cho người mua. • Đối với cung ứng DV là thời điểm hoàn thành việc cung ứng DV cho người mua hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ. • Nếu lập HĐ trước thì theo thời điểm lập HĐ

  17. 5.1.Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế • Đối với HHDV bán theo PTtrả góp, trả chậm là tiền bán HHDV trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, trả chậm. • Đối với HHDV dùng để trao đổi; biếu, tặng, cho; tiêu dùng nội bộ( không bao gồm HHDV sử dụng để tiếp tục quá trình SXKD của DN )được xác định theo giá bán của SPHHDV cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi; biếu, tặng, cho; tiêu dùng nội bộ. • Đối với hoạt động gia công HH là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, CP về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá. • DN nhận làm ĐL, ký gửi bán hàng đúng giá quy định là tiền hoa hồng được hưởng theo HĐ ĐL, ký gửi .

  18. 5.1.Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế • .Đối với HĐ cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì DT để tính thu nhập chịu thuế được tính dần cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế, việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp của số năm trả tiền trước chia (:) cho số năm bên thuê trả tiền trước.” • Đối với HĐTD, hoạt động cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay, DT về cho thuê tài chính phải thu PS trong kỳ tính thuế

  19. 5.1.Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế • Đối với HĐcung cấp điện, nước sạch là số tiền cung cấp điện, nước sạch ghi trên HĐGTGT. Thời điểm xác định DT là ngày xác nhận chỉ số công tơ điện và được ghi trên HĐ • Đối với HĐKD sân gôn là tiền bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn và các khoản thu khác trong kỳ tính thuế. - Đối với hình thức bán vé, bán thẻ hội viên loại thẻ trả trước cho nhiều năm, doanh thu làm căn cứ xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp của từng năm là số tiền bán thẻ thực thu được chia cho số năm sử dụng thẻ

  20. 5.1.Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế • Đối với HĐKD bảo hiểm và tái BH là số tiền phải thu về thu phíBH gốc, thu phí về dịch vụ đại lý (giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%); thu phí nhận tái BH; thu HH nhượng tái BHvà các khoản thu khác về KDBH sau khi đã trừ các khoản hoàn hoặc giảm phí BH, phí nhận tái BH; các khoản hoàn hoặc giảm HH nhượng tái BH. • Đối với HĐXDLĐ làGTcông trình, GT hạng mục công trình hoặc giá trị KL công trìnhXDLĐ nghiệm thu.

  21. 5.1.Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế • Đối với HĐKH dưới hình thức HĐ hợp tác KD: +Trường hợp các bên tham gia HĐ hợp tác KD phân chia KQKD bằng DT + Trường hợp phân chia kết quả KD bằng sản phẩm +Trường hợp phân chia kết quả KD bằng LN trước thuế thu TNDN thì DT để xác địnhTN trước thuế là số tiền bán HHDV vụ theoHĐ. Các bên tham gia phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất HĐ, ghi nhận DT,CP, xác định LN trước thuế TNDN chia cho từng bên tham gia. Mỗi bên tự thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN của mình theo quy định hiện hành. - Trường hợp phân chia kết quả KD bằng LN sau thuế TNDN thì DT để xác định TNCTlà số tiền bán hàng HHDV theo hợp đồng. Các bên tham gia phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất HĐ, ghi nhận DT, CP và kê khai nộp thuế TNDN cho các bên tham gia .

  22. 5.2. chi phí được, không được trừ Trừ các khoản chi không được trừ theo quy định tại khoản 2 điều 6, TT 123 , DN được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các ĐK sau: - Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động SX, KD của DN; • Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của PL. • Từ 1/1/2014 • a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến HĐSXKD của DN; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh củaDN theo quy định của pháp luật; • b) Khoản chi có đủ HĐCT theo quy định của pháp luật. Đối với HĐ mua HHDV từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.

  23. 5.2. chi phí được, không được trừ • 1.Khoản chi không liên quan đến SXKD và không đủ HĐCTkhông được hạch toán chi phí, riêng phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và các trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường và HH bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên không được bồi thườngthì DN được trừ khi tính thuế TN • Đối với DN thuộc Khu CN, Khu CX, Khu kinh tế thì VB xác nhận của chính quyền cấp xã được thay bằng văn bản xác nhận Ban QL KhuCN,CX,KT nơi xảy ra sự việc thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn là trong thời gian xẩy ra sự việc. • Hồ sơ đối với HH bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên được tính vào CP được trừ bỏ quy định: phải nằm trong định mức do doanh nghiệp xây dựng thì được tính vào chi phí được trừ

  24. 5.2. Chi phí được, không được trừ 2. KHTSCĐ: không được trừ khoản trích KH TSCĐ không đúng QĐ của pháp luật: -KHTSCĐ không sử dụng cho SXKD(Riêng TSCĐ định phục vụ cho NLĐ: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là TSCĐlắp đặt tại các công trình trên được hạch toán vào CP) -TSCĐ kg thuộc quyền SH của DN; Kg quản lý theo dõi sổ sách, không có giấy tờ CM, TSCĐ Khấu hao hết -Các trường hợp trích KH TSCĐ không đúng quy định của PL... - GTKH tương ứng NG trên 1,6 tỷ với xe ôtô từ 9 chỗ trở xuống, du thuyền, máy bay đăng ký sử dụng và hạch toán tríchKHTSCĐ từ ngày 1/1/2009 (trừ ô tô, du thuyền, MB chuyên KD vận tải hành khách, DL và khách sạn, hàng không );

  25. 5.2. Chi phí được, không được trừ KHTSCĐ : trích KHTSCĐ theo TT số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 10/06/2013 và áp dụng từ năm tài chính năm 2013 DN thông báo phương pháp trích KHTSCĐmà DN lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp QL trước khi bắt đầu thực hiện PPtrích KH (ví dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp KH đường thẳng...). Hàng năm DN được chủ động tự quyết định mức trích KHTSCĐ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích KHTSCĐ kể cả trường hợp KH nhanh không quá hai lần. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức KH xác định theo PP đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Khi thực hiện trích KH nhanh, DN phải đảm bảo KD có lãi.

  26. 5.2. Chi phí được, không được trừ • KHTSCĐ : • - Trường hợp TSCĐ phải tạm thời dừng do SX theo mùa vụ với thời gian dưới 9 tháng; tạm thời dừng để SC, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó TSCĐ tiếp tục đưa vào phục vụ cho HĐSXKD thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó DN được trích KH và khoản chi phí khấu hao TSCĐ trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ . • DN phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng TSCĐ khi cơ quan thuế yêu cầu.” • KHTSCĐ- Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là TSCĐ theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên doanh nghiệp được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 2 năm.

  27. 5.2. Chi phí được, không được trừ • KHTSCĐ: • Quyền SDĐ lâu dài không được trích KH vào chi phí được trừ ; quyền sử dụng đất có thời hạn nếu có đầy đủ HĐCT và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của PL có tham gia vào HĐSXKD thì được phân bổ dần vào CP được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định. • Trường hợp DN mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền SDĐlâu dài thì giá trị quyền SDĐ đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình, còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng. . ( nếu không xác định riêng GT QSDĐ thì gia đất xác định theo giá UBND…quy định)

  28. 5.2. Chi phí được, không được trừ • Khấu hao đối với Công trình • xây dựng trên đất thuê, đất mượn của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (không trực tiếp thuê đất của nhà nước hoặc thuê đất trong khu công nghiệp) DN chỉ được trích KH tính vào CP được trừ theo đúng mức trích KHTSCĐ quy định hiện hành của Bộ Tài chínhđối với các công trình này nếu đáp ứng các điều kiện sau: • - Có HĐ thuê đất, mượn đất giữa DN với đơn vị có đất và đại diện DN phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của HĐ. • - Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình XD bàn giao kèm theo HĐXD công trình, thanh lý HĐ , quyết toán giá trị công trình XD mang tên, địa chỉ và MST DN . • - Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý TSCĐ.

  29. 5.2. Chi phí được, không được trừ • 3. CPNVL: DN tự XD, quản lý ĐM tiêu hao NL,VP, nhiên liệu, năng lượng,HH sử dụng vào SXKD. ĐM được XD từ đầu năm hoặc đầu kỳ SX sản phẩm và lưu tại DN, xuất trình đầy đủ với CQ thuế khi được yêu cầu. • Riêng ĐM chính của những SP chủ yếu thì DN có trách nhiệm thông báo cho CQ thuế QL trực tiếp trong thời hạn 3 tháng kể từ khi bắt đầu đi vào SXKD. Danh mục ĐM chính của những SPchủ yếu do DN quyết định. • Trường hợp DN trong thời gian SXKD có điều chỉnh, bổ sung ĐMTH NVL đã thông báo với CQ thuế thì phải TB lại cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết. Thời hạn cuối cùng của việc TB cho CQ thuế là thời hạn nộp tờ khai QT thuếTNDN theo quy định. Trường hợp một số NVL, nhiên liệu, HH; Nhà nước đã ban hành ĐMTH thì thực hiện theo ĐM của NN đã ban hành • Từ1/1/ 2014 không phải đăng ký ĐM với CQ thuế

  30. 5.2. Chi phí được, không được trừ • CPNVL • Trường hợp DN không thông báo ĐM cho CQ thuế đúng thời hạn quy định thì CQ thuế khi thanh tra, kiểm tra có quyền ấn định CP nguyên liệu, vật liệu, HH. Việc ấn định được căn cứ theo pháp luật về QLT • HHDV không có hoá đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng HHDV mua vào (theo mẫu số 01/TNDN ) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người HH, cung cấp DV trong các trường hợp: mua hàng hoá là NS, lâm sản, thủy sản của người SX, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua SP thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc NL tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác trực tiếp bán ra; mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt; mua đồ dùng, TS của hộ gia đình, CN đã qua sử dụng trực tiếp bán ra và một sốDV mua của CN không KD.

  31. 5.2. Chi phí được, không được trừ • Bảng kê do người đại diện theoPL hoặc người được UY của DN ký và chịu trách nhiệm trước PL về tính chính xác, trung thực. Trường hợp giá mua HHDV trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì CQ thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua HHDV cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại CP hợp lý khi xác định TNCT.

  32. 5.2. Chi phí được,không được trừ .4.TL-TC và khoản chi cho NLĐ:Không được hạch toán CP: - TL, TC của chủ DN tư nhân; chủ công tyTNHHmột thành viên (do 1 CN làm chủ - Thù lao trả cho sáng lập viên DN không trực tiếp tham gia điều hành SX, KD; • TL, TC, các khoản hạch toán khác để trả cho người LĐnhưng thực tế không chi trả hoặc không có HĐ, CT theo qui định của PL; ( được chi trả đến hết thời hạn nộp hồ sơ QT thuế năm) Trường hợp DN có trích lập QDP để bổ sung vào quỹ TL của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không sử dụng vào mục đích khác thì mức trích lập không quá 17% quỹ tiền lương TH và không vượt quả quỹ lương được duyệt. Việc trích lập phải đảm bảo sau khi trích lập DN không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%. +Nếu năm trước có trích lập quỹ DPnhưng đến ngày 31/12 của năm sauDN chưa SD hoặc SD không hết thì DN phải ghi giảm CPcủa năm sau.

  33. 5.2. Chi phíđược, không được trừ Tiền thưởng, BHNT: Không được trừ các khoản tiền thưởng mua BH nhân thọ cho NLĐ không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: HĐLĐ; Thoả ước LĐTT; Quy chế TC của Công ty, TCT, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ, GĐ quy định theo quy chế TC. Chi trang phục: • Chi trang phục bằng hiện vật cho NLĐ có HĐCT; chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật ( hoặc cả tiền và hiện vật) không vượt quá 05 tr đồng/người/năm.. • Đối với những ngành KD có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.

  34. 5.2. Chi phí được,không được trừ Tiền ăn ca:DN được tính vào CP được trừ khoản tiền ăn giữa ca bằng tiền, bằng hiện vật nếu có thực chi trả và khoản chi này có đầy đủ hoá đơn CT hợp pháp . • Đối với Công ty NN, theo TT số 10/2012/TT-LĐTBXH ngày 26 tháng 4 năm 2012 ) • Riêng thuế TNCN : nếu chi bằng tiền trên 680.000 đồng/người/tháng phải chịu thuế TNCN • : Trường hợp các Công ty NN được cơ quan có thẩm quyền cho phép chi tiền ăn giữa ca vượt mức khống chế quy định nêu trên và nếu có thực chi trả và có đầy đủ HĐCT hợp pháp sẽ được tính vào CP.

  35. 5.2. Chi phí được, không được trừ Trường hợp hợp đồng lao động của DN ký với lao động là người nước ngoài có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công, khoản chi này không trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ HĐCT theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế - Trường hợp hợp đồng LĐ của DN ký với người lao động có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho NLĐ khoản chi trả này có tính chất TLTC, không trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế 5. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà DN không có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến Không được trừ

  36. 5.2.Chi phí được trừ, không được trừ 6 Công tác phí : Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép theo quy định của Bộ Luật Lao động; Phần chi phụ cấp cho ngườiLĐ đi công tác trong nước và nước ngoài không quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước. Trong nước TT số 97/2010/TT-BTC; ngày 6/7/2010; Nước ngoài: TT số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người LĐ đi công tác nếu có đầy đủ HĐCT hợp pháp theo quy định. Trường hợp DN có khoán tiền đi lại và tiền ở thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước Mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người LĐ đi công tác thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.

  37. 5.2.Chi phí đươc, không được trừ 7. Phần chi phí quản lý KD do DN nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại VN vượt mức tính theo phương pháp phân bổ quy định theo công thức sau: • Chi phí QLKD do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại VN trong kỳ tính thuế=Doanh thu tính thuế của CSTT tại VN trong kỳ tính thuế/ ( chia )Tổng DTcủa công ty ở nước ngoài, bao gồm cả DT của các cơ sở thường trú ở các nước khác trong kỳ tính thuế x ( nhân)Tổng số chi phí quản lý kinh doanh của công ty ở nước ngoài trong kỳ tính thuế. 8 Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào CP được trừ: học phí đi học (nếu có) cộng CL tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học); tiền hỗ trợ về nhà ở, BHXH, BHYT cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được NN hỗ trợ theo chế độ quy định

  38. 5.2.Chi phí đươc, không được trừ 9.Các khoản chi thêm cho LĐ nữ được trừ bao gồm: - Chi cho công tác ĐT lại nghề cho LĐ nữ. Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có);CL tiền lương ngạch bậc. - Tiền lương và phụ cấp cho GV dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do DN tổ chức, QL. - Chi tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm cho nữ công nhân viên. - Chi bồi dưỡng sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai. - Phụ cấp làm thêm giờ trong trường hợp vì lý do khách quan, chị em không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho DN 10.Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng ( không được trừ)

  39. 5.2.Chi phí đươc, không được trừ • 11.Phần trích nộp các quỹBH bắt buộc cho người LĐ vượt mức quy định; Từ 1/1/214 : BS :Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh XH , mua BH hưu trí tự nguyện cho NLĐ vượt mức quy định theo quy định của PL • phần trích nộp kinh phí công đoàn cho người lao động vượt mức quy định. • . Khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (trừ trường hợp doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật được phép trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm); khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng chế độ hiện hành • 12. Chi đóng góp hình thành nguồn chi phí QL cho cấp trên • Phần chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội vượt quá mức quy định của Hiệp hội.

  40. 5.2.Chi phí đươc, không được trừ • 13.Chi trả tiền điện, tiền nước • a) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước không có bảng kê (theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo các hoá đơn thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh. • b) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm kinh doanh không có bảng kê (theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh

  41. 5.2.Chi phí được,không được trừ 14.Phần chi trả lãi tiền vay vốn SX, KD của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tếvượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm vay;( theo đó vay của TCTD và vay của DN hạch toán theo lãi suất thực tế, vay của TC không KD, của CN bị khống chế theo mức trên ) 15. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã ĐK còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của 16.Chi phí thuê TSCĐ vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước. 16.Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê - bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa TS thì chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê được phép hạch toán vào CP hoặc phân bổ dần nhưng không quá 3 năm. • Chi phí để có các tài sản không thuộc TSCĐ: chi về mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế KD... được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng không quá 3 năm.

  42. 5.2.Chi phí không được trừ 17. Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết. Các khoản trích trước về sửa chữa lớnTSCĐ theo chu kỳ, các khoản trích trước đối với hoạt động đã hạch toán DT nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (kể cả trường hợp doanh nghiệp có hoạt động cho thuê tài sản trong nhiều năm nhưng có thu tiền trước và đã hạch toán toàn bộ vào doanh thu của năm thu tiền) và các khoản trích trước khác. Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động SXKD đã ghi nhận DT tính thuế TNDN nhưng chưa PS đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế

  43. 5.2.Chi phí được, không được trừ 18.Phần chi QC, tiếp thị, KM, hoa hồng MG; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ CP, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động SX, KD( trừ chi báo biếu, báo tặng cho một số ĐT) vượt quá 10% tổng số chi được trừ;đối với DN thành lập mới từ 1/1/2009 là phần chi vượt quá 15% - 3 năm đầu, kể từ khi được thành lập. Từ 1/1/2014 tất cả các DN được tính 15% tổng số chi được trừ Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi HHMG bị khống chế ; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra; Các khoản chi QC, TT, KM, HHMG bị khống chế nêu trên không bao gồm HHMG bảo hiểm theo quy định của PL về KDBH; HH trả cho nhà phân phối của các công ty bán hàng đa cấp);HHđại lý bán hàng đúng giá; ..NC thị trường

  44. 5.2.Chi phí được, không được trừ 19. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái : • Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế (trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế • 20. Không được trừ: Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành TSCĐ; chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội ; chi từ thiện; tài trợ • trừ các loại tài trợ sau được hạch toán vào CP: Tài trợ cho :y tế, giáo dục khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật • Từ 1/1/2014 bổ sung thêm :,Khoản tài trợ cho nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai,, khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

  45. 5.2.Chi phí được, không được trừ • chi phí mua thẻ hội viên sân golf, chi phí chơi golf không được trừ. • Khi bắt đầu hoạt động SXKD , DN chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động SXKD của DN (không phải là các khoản chi ĐTXD để hình thành TSCĐ) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

  46. 5.2.Chi phí được, không được trừ 21. Khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhàl đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật -Tài trợ cho giáo dục gồm: tài trợ cho các trường học công lập, dân lập và tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật về giáo dục Tài trợ CSVC phục vụ giảng dạy, học tập và HĐcủa trường học; Tài trợ cho cácHĐ thường xuyên của trường; học bổng được quy định tại Luật Giáo dục trực tiếp cho học sinh, sinh viên hoặc thông qua cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của PL; Tài trợ cho các cuộc thi về các môn học được giảng dạy trong trường học mà đối tượng tham gia dự thi là người học; Quỹ khuyến học Hồ sơ: BB xác nhận khoản tài trợ theo mẫu số 03/TNDN

  47. 5.2.Chi phí được, không được trừ • Tài trợ cho y tế gồm: • Tài trợ cho các cơ sở y tế được thành lập theo quy định PL về y tế; tài trợ thiết bị , y tế, thuốc chữa bệnh; tài trợ cho các HĐ thường xuyên của bệnh viện, trung tâm y tế; chi tài trợ bằng tiền cho người bị bệnh thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật. • Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho y tế gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của đơn vị nhận tài trợ theo mẫu số 04/TNDN kèm theo HĐCT mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

  48. 5.2.Chi phí được, không được trừ • Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai • Tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật. • Hồ sơ xác định khoản tài trợ • Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là đơn vị nhận tài trợ (theo mẫu số 05/TNDN) kèm theo hoá đơn, chứng từ muaHH (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng

  49. 5.2.Chi phí được, không được trừ • Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo • Đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo theo quy định của TTCP. Hình thức tài trợ: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để xây nhà tình nghĩa cho hộ nghèo bằng cách trực tiếp hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật. • Hồ sơ xác định khoản tài trợ • Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện DN là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là bên nhận tài trợ (theo mẫu số 06/TNDN); văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương; kèm theo HĐCT muaHH hoặc chứng từ chi tiền • 22.Các khoản chi thực tế cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc của doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Y tế (bao gồm: chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là NLĐ của CSKD cũng được trừ khi xác định TN chịu thuế.”

  50. 5.2.Chi phí được, không được trừ 23. Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính: phạt tiền thuế, vi phạm giao thông... 24. Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác 25. Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ, thuế GTGT nộp theo PPKT, thuế TNDN; - Trường hợp HĐLĐ quy định TLTC trả cho NLĐ không bao gồm thuế TNCN ( lương NET) thì thuế TNCN do DN nộp thay được tính vào CP được trừ . - Thuế TNDN nộp thay nhà thầu nước ngoài (thuế nhà thầu) được tính vào CP được trừ trong trường hợp thoả thuận tạiHĐ nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN (thuế nhà thầu).

More Related