860 likes | 2.63k Views
Chương VIII Liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 1. Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 2. Nội dung cơ bản của liên minh công – nông – trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
E N D
Chương VIIILiên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1. Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 2. Nội dung cơ bản của liên minh công – nông – trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1. Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1.1. Khái niệm. Cơ cấu xã hội - giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội và các mối quan hệ giữa chúng. CCXH-GC = Các GC, tầng lớp + quan hệ giữa chúng.
- Cơ cấu xã hội - giai cấp là nội dung cơ bản nhất của cơ cấu xã hội và do cơ cấu kinh tế của xã hội quy định. Mỗi chế độ xã hội, tương ứng với một cơ cấu kinh tế sẽ hình thành một cơ cấu giai cấp nhất định. - Cơ cấu giai cấp luôn có vị trí trung tâm, cơ bản nhất của cơ cấu xã hội trong xã hội có giai cấp đối kháng.
+ Cơ cấu xã hội là tất cả những cộng đồng người (khách quan, dựa trên những dấu hiệu tự nhiên trong lịch sử) và toàn bộ các quan hệ xã hội do sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên. + Phân loại: CCXH – giai cấp CCXH – dân số (CCXH – nhân khẩu) CCXH – dân cư (lãnh thổ) CCXH – nghề nghiệp CCXH – dân tộc CCXH – tôn giáo…
+ Cơ cấu xã hội - giai cấp có vị trí trung tâm, cơ bản nhất của cơ cấu xã hội trong xã hội có giai cấp đối kháng. Vì: Sự phân chia trong XH chủ yếu là phân chia g/c và lịch sử xã hội loài người từ khi có g/c là lịch sử đấu tranh giai cấp. Giai cấp có liên quan đến sở hữu về TLSX nên cơ cấu giai cấp quy định tính chất và bản chất của các quan hệ xã hội khác về xã hội, chính trị, pháp lý, đạo đức, tôn giáo, thẩm mỹ… CCGC là yếu tố đặc trưng cho sự khác nhau về chất giữa xã hội này với xã hội khác, là cốt lõi của toàn bộ tổ chức xã hội. Quan hệ giữa các g/c là quan hệ mang tính chất chính trị, là nội dung căn bản mà CNXHKH n/c.
1.2. Xu hướng biến đổi cơ cấu giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1.2.1. Xu hướng chủ yếu. - Sự xích lại gần nhau từng bước giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội trong quan hệ với tư liệu sản xuất. - Sự xích lại gần nhau về tính chất lao động giữa các giai cấp, tầng lớp. - Sự xích lại gần nhau trong mối quan hệ phân phối tư liệu tiêu dùng giữa các giai cấp, tầng lớp. - Sự xích lại gần nhau trong tiến bộ về đời sống tinh thần giữa các giai cấp, tầng lớp.
Sự xích lại gần nhau từng bước giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội trong quan hệ với tư liệu sản xuất. Do tác động của quá trình cải tạo XHCN và xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ, mà chủ yếu là quá trình từng bước xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, trước hết là quan hệ sở hữu. Các bước: sở hữu tư nhân->tập thể->toàn dân.
Sự xích lại gần nhau về tính chất lao động giữa các giai cấp, tầng lớp. Thông qua việc đẩy mạnh cách mạng KHKT và ứng dụng những thành tựu của nó trong quá trình sản xuất, cũng như tác động của cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa, nâng cao dân trí cho người lao động. Tính xã hội hóa lao động ngày càng cao. Khác biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay ngày càng giảm.
Sự xích lại gần nhau trong mối quan hệ phân phối tư liệu tiêu dùng giữa các giai cấp, tầng lớp. Thông qua việc xây dựng và từng bước hoàn thiện chế độ phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế - một mặt cơ bản của quan hệ sản xuất XHCN.
Sự xích lại gần nhautrong tiến bộ về đời sống tinh thần giữa các giai cấp, tầng lớp. Thông qua việc đẩy mạnh cuộc cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa.
1.2.2. Tính quy luật của sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp - Sự biến đổi của CCXH-GC gắn liền và được biến đổi bởi sự biến đổi của cơ cấu kinh tế. - Quá trình biến đổi CCXH-GC cũ sang CCXH-GC mới là một quá trình diễn ra dần dần từng bước và là một quá trình liên tục trong suốt thời kỳ quá độ. - CCXH-GC biến đổi và phát triển trong mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên minh, xích lại gần nhau, tiến tới từng bước xóa bỏ hiện tượng bóc lột giai cấp trong xã hội. - Sự biến đổi của CCXH-GC mang tính đa dạng và thống nhất.
- Sự biến đổi của CCXH-GC gắn liền và được biến đổi bởi sự biến đổi của cơ cấu kinh tế. Đó là cơ cấu: ngành nghề kinh tế, thành phần kinh tế, cơ chế hành chính, kinh tế xã hội… Các cơ cấu kinh tế này quy định một CCXH-GC đa dạng, phức tạp trong thời kỳ quá độ, vận động theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN.
- Quá trình biến đổi CCXH-GC cũ sang CCXH-GC mới là một quá trình diễn ra dần dần từng bước và là một quá trình liên tục trong suốt thời kỳ quá độ. Giai đoạn đầu, CCXH-GC biến đổi nhanh chóng, mạnh mẽ, có những yếu tố mang tính tự phát. Giai đoạn cuối CCXH-GC sẽ dần đi vào ổn định
- CCXH-GC biến đổi và phát triển trong mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên minh, xích lại gần nhau, tiến tới từng bước xóa bỏ hiện tượng bóc lột giai cấp trong xã hội. Đấu tranh giai cấp để xóa bỏ giai cấp bóc lột. Liên minh giai cấp để khắc phục sự khác biệt giữa các giai cấp, tầng lớp lao động. Cả đấu tranh giai cấp và liên minh giai cấp để đi đến xóa bỏ sự phân chia giai cấp, tiến đến một xã hội không có giai cấp.
- Sự biến đổi của CCXH-GC mang tính đa dạng và thống nhất. Do tác động của cơ chế thị trường mà CCXH-GC biến đổi đa dạng, phức tạp và có những yếu tố mang tính tự phát. Sự biến đổi này là thống nhất, mang tính định hướng XHCN.
1.3. Liên minh công-nông-trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1.3.1. Tính tất yếu của liên minh công-nông-trí thức. - Về chính trị: Liên minh công – nông – trí thức là nhu cầu nội tại khách quan của cách mạng XHCN. - Về kinh tế: Liên minh công – nông – trí thức là do sự gắn bó thống nhất giữa nông nghiệp – công nghiệp và khoa học công nghệ, nhất là ở những nước nông nghiệp đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Về chính trị: Liên minh công – nông – trí thức là nhu cầu nội tại khách quan của cách mạng XHCN. - Nhu cầu thống nhất các lực lượng chính trị - xã hội cơ bản của cách mạng tạo thành một động lực to lớn đảm bảo thắng lợi của cách mạng cả trong giành chính quyền cũng như xây dựng xã hội mới. - Nhu cầu đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong là ĐCS. Lênin: Một Đảng muốn giữ vai trò lãnh đạo phải có hai điều kiện, một là có đường lối đúng, hai là phải có thực lực, có lực lượng. “Nguyên tắc cao nhất của CCVS là duy trì khối liên minh giữa g/c VS và nông dân để g/c VS có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước” (Lênin TT. t44, tr57)
Về kinh tế: Liên minh công – nông – trí thức là do sự gắn bó thống nhất giữa nông nghiệp – công nghiệp và khoa học công nghệ, nhất là ở những nước nông nghiệp đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Đây là vấn đề giữ vai trò quyết định trong quá trình xây dựng CNXH. - Liên minh để đảm bảo các lực lượng đông đảo nhất trong xã hội thống nhất với nhau về mục tiêu. - Liên minh để các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học và công nghệ gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng phát triển, nhờ đó đảm bảo thỏa mãn lợi ích kinh tế, cả trước mắt và lâu dài, cơ bản của mọi thành viên trong xã hội. - Trong vấn đề này trí thức có vai trò quan trọng.
1.3.2. Liên minh công-nông- trí thức ở Việt Nam Ở Việt Nam Đảng ta đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý luận về liên minh công-nông-trí thức: - Đại hội II: “Chính quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là chính quyền Dân chủ nhân dân… lấy liên minh công nhân, nông dân và lao động trí thức làm nền tảng và do g/c CN lãnh đạo”. - Cương lĩnh 1991: Liên minh công-nông-trí thức là hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc, là nền tảng của nhà nước XHCN. - Đại hội IX: Liên minh là hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc và là động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Nội dung cơ bản của liên minh công-nông-trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2.1. Đặc điểm của giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức ở Việt Nam. 2.1.1.Đặc điểm giai cấp công nhân. - Là một bộ phận của GCCN quốc tế GCCN Việt Nam có đầy đủ các đặc điểm của GCCN quốc tế (trình độ thấp). - Trong điều kiện Việt Nam, GCCN VN còn có các đặc điểm riêng: Ra đời trước GC tư sản dân tộc Sớm giành được quyền lãnh đạo cách mạng Có quan hệ mật thiết với nông dân ->liên minh công nông bền vững.
Công nhân Việt Nam Công nhân quốc tế
2.1.2. Đặc điểm của giai cấp nông dân - Khái niệm: Giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động sản xuất trong nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp), trực tiếp sử dụng một tư liệu sản xuất cơ bản và đặc thù, gắn với thiên nhiên là đất, rừng và biển để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp. + Là giai cấp có bản chất 2 mặt: lao động và tư hữu. - Đặc điểm + Không có hệ tư tưởng độc lập. + Không đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến.
Là giai cấp có bản chất hai mặt: lao động và tư hữu. - Là người lao động (đây là mặt cơ bản) nông dân tán thành mục tiêu CNXH. - Là người tư hữu (nhỏ) nôngdân tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản. Lênin: Sản xuất nhỏ hàng ngày, hàng giờ đẻ ra CNTB và giai cấp tư sản một cách tự phát và trên quy mô ngày càng rộng lớn.
Không có hệ tư tưởng độc lập. Tư tưởng của họ phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội đương thời.
Không đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến. - Nông dân không đại diện cho một phương thức sản xuất riêng biệt nào mà thường bị phương thức sản xuất thống trị chi phối. - Do trình độ, địa vị kinh tế và lợi ích không đồng đều nên ở nông thôn nông dân thường bị phân hóa, kết cấu không thuần nhất với nhiều bộ phận khác nhau (cố nông, bần nông, trung nông, phú nông…)
2.1.2. Đặc điểm của tầng lớp trí thức - Khái niệm: Trí thức là một tầng lớp (đội ngũ) xã hội đặc biệt + Có trình độ học vấn cao + Phương thức lao động là lao động trí tuệ (trí óc) cá nhân. + Sản phẩm lao động trực tiếp là những giá trị lý luận, lý thuyết khoa học, những giá trị tinh thần.
- Đặc điểm: + Không phải là một giai cấp. + Không đại diện cho một PTSX riêng biệt. + Không có hệ tư tưởng độc lập nên thường phân tán trong tổ chức và hành động.
* Giai cấp nông dân là tầng lớp trung gian đông đảo, không có khả năng tự giải phóng hoặc lãnh đạo cách mạng giải phóng. Trong cuốc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản nông dân chỉ có thể liên minh với công nhân và chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. * Tầng lớp (đội ngũ) trí thức không đủ điều kiện để cơ bản để đóng vai trò lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo xã hội. Trong cách mạng XHCN trí thức phải liên minh với công nhân và dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thì mới giải phóng được mình.
2.2. Nội dung cơ bản của liên minh công-nông-trí thức trong thời kỳ quá độ lên CNXH Trên lĩnh vực chính trị Nội dung Trên lĩnh vực kinh tế Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội Trong đó liên minh trên lĩnh vực kinh tế là cơ bản nhất.
Trên lĩnh vực chính trị - Mục đích của liên minh là để thực hiện nhu cầu, lợi ích chính trị cơ bản của công nhân, nông dân, trí thức là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. - Nguyên tắc của liên minh là do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. - Thưc hiện liên minh về chính trị phải: Xây dựng nhà nước XHCN vững mạnh. Xây dựng và không ngừng hoàn thiện nền dân chủ XHCN. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị của công nhân (công đoàn), nông dân (hội nông dân) và trí thức (hội nghề nghiệp, hội KHKT…).
Trên lĩnh vực kinh tế - Mục đích của liên minh là thỏa mãn các lợi ích kinh tế của các giai cấp và tầng lớp xã hội. - Thực hiện liên minh trên lĩnh vực kinh tế, phải: + Xác định cơ cấu kinh tế hợp lý + Được thực hiện qua các khâu của các quá trình kinh tÕ, các lĩnh vực kinh tế, các địa bàn, vùng, miền trong cả nước + Từng bước hình thành quan hệ sản xuất XHCN trong quá trình thực hiện liên minh + Nhà nước có vai trò quan trọng trong liên minh kinh tế.
Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội Liên minh chính trị, kinh tế suy cho đến cùng là để phục vụ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh… - Môc ®Ých cña liên minh trên lĩnh vực văn hóa, xã hội làm cho “tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái” - Những nội dung của liên minh văn hóa, xã hội được thực hiện thông qua việc tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng lối sống mới, con người mới… - Trí thức có vai trò quan trọng, trực tiếp…