1 / 90

Chương V HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

Chương V HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ. 5.1. Sự chuyển hoá của tiền tệ thành tư bản 5.2. Sự sản xuất ra giá trị thặng dư 5.3. Sự chuyển hoá của giá trị thặng dư thành tư bản - Tích luỹ tư bản 5.4. Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư.

emiko
Download Presentation

Chương V HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Chương VHỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.1. Sự chuyển hoá của tiền tệ thành tư bản 5.2. Sự sản xuất ra giá trị thặng dư 5.3. Sự chuyển hoá của giá trị thặng dư thành tư bản - Tích luỹ tư bản 5.4. Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư

  2. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.1. Sự chuyển hoá của tiền tệ thành tư bản 5.1.1. Công thức chung của tư bản a, Công thức: T – H – T’ ( T’ = T + ∆t) b, So sánh công thức chung của tư bản với công thức lưu thông hàng hoá giản đơn (H – T – H) *Giống nhau: - Đều gồm 2 hành vi mua và bán; - Đều gồm những nhân tố hàng và tiền; - Đều chứa đựng mối quan hệ giữa người mua và người bán

  3. T - H – T’ và H – T - H *Khác nhau: - Về hình thức: + Công thức lưu thông hàng hoá giản đơn bắt đầu và kết thúc là hàng hoá, tiền tệ chỉ đóng vai trò môi giới. + Công thức lưu thông tư bản bắt đầu và kết thúc đều là tiền tệ, hàng hoá đóng vai trò trung gian.

  4. Về mục đích : + Lưu thông hàng hoá giản đơn mục đích là giá trị sử dụng để đi vào tiêu dùng. + Lưu thông của tư bản mục đích là giá trị, là giá trị tăng thêm sau quá trình vận động (giá trị thặng dư = ∆t), Vận động của tư bản là vô hạn, tiền được đưa vào lưu thông liên tục với mục đích mang về một lượng giá trị lớn hơn, càng nhiều càng tốt  Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư

  5. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.1.2. Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản: T – H – T’ ( T’ = T + ∆t) ∆t do đâu mà có? Mâu thuẫn là lưu thông không làm tăng giá trị nhưng giá trị tăng lên cũng không ở ngoài quá trình lưu thông. K. Mark: “Vậy tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông nhưng cũng không thể xuất hiện bên ngoài lưu thông, nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”

  6. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.1.3. Hàng hoá sức lao động và tiền công trong chủ nghĩa tư bản a. Hàng hoá sức lao động * Sức lao động: là toàn bộ thể lực và trí lực của con người có thể được sử dụng trong quá trình lao động.

  7. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ * Điều kiện để Sức lao động trở thành hàng hoá + Thứ nhất: Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa. + Thứ hai: Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, buộc phải bán sức lao động để sống.

  8. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ * Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động: - Giá trị hàng hoá sức lao động + Khái niệm: là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động đó  Giá trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động.

  9. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ + Cơ cấu giá trị sức lao động gồm: . Giá trị những tư liệu sinh hoạt về cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. . Chi phí đào tạo người lao động . Giá trị tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con của người lao động

  10. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ *Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động - Khái niệm: giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là công dụng của sức lao động đó Công dụng của hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt là khi được sử dụng nó sẽ tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.  Hàng hóa sức lao động là một hàng hóa đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị.

  11. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ b. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản * Bản chất: tiền công là giá trị hay giá cả của sức lao động, nhưng biểu hiện thành giá trị hay giá cả của lao động: + Nhà tư bản trả công sau khi công nhân đã hao phí sức lao động để sản xuất ra hàng hoá + Số lượng tiền công phụ thuộc tính chất của lao động

  12. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ * Hai hình thức cơ bản của tiền công - Tiền công theo thời gian: là hình thức tiền công mà số lượng của nó nhiều hay ít tuỳ thuộc thời gian lao động của công nhân dài hay ngắn - Tiền công theo sản phẩm: là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đã làm ra, hoặc số lượng công việc đã hoàn thành trong một thời gian nhất định

  13. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ * Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế - Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản - Tiền công thực tế: là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa.

  14. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.2. Sự sản xuất ra giá trị thặng dư 5.2.1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư, đó là quá trình bằng lao động trừu tượng người công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó gọi là giá trị thặng dư.

  15. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - Đặc điểm của sản xuất tư bản chủ nghĩa + Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, lao động của người công nhân thuộc về nhà tư bản + Sản phẩm do công nhân làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản

  16. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ * Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư (Ví dụ: Để sản xuất ra 10 kg sợi trong 4 h: - Nhà tư bản mua 10 kg bông = 10 USD - Khấu hao máy móc trong 4 giờ = 6 USD - Thuê lao động làm việc trong 8 giờ =4USD Trong 1h lao động người công nhân tạo ra giá trị là 0,5 USD

  17. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ + Sau 4h nhà tư bản thu được: 10 kg sợi x 2 USD/kg = 20 USD + Số chi phí đã chi cho sản xuất: 20 USD - 4 giờ tiếp theo nhà tư bản cũng thu được 20 USD (nhưng chỉ chi phí hết 16 USD) Sau 8 giờ lao động nhà tư bản đã chi 36 USD thu về 40 USD. Trừ chi phí nhà tư bản còn 4 USD

  18. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ *Kết luận: +Thứ nhất: Giá trị sản phẩm sản xuất ra (20kg sợi)gồm hai phần: Phần giá trị tư liệu sản xuất bảo toàn và chuyển hoá sang sản phẩm (32 USD) Phần giá trị mới do sức lao động của người công nhân tạo ra (8 USD)  Phần giá trị mới này = sức lao động + giá trị thặng dư

  19. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Giá trị thặng dư (m): là một phần của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt +Thứ hai: Ngày lao động của công nhân được chia làm hai phần: Phần tạo ra ngang bằng giá trị sức lao động gọi là lao động cần thiết; Phần tạo ra giá trị dôi dư gọi là lao động thặng dư

  20. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ + Thứ ba: mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản đã được giải quyết. Chỉ trong lưu thông nhà tư bản mới mua được hàng hóa sức lao động; Hàng hóa đặc biệt đó đã được sử dụng trong sản xuất (ngoài lưu thông) để sản xuất ra giá trị thặng dư. Tư bản xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông Vạch rõ bản chất bóc lột của CNTB

  21. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.2.2. Khái niệm tư bản, tư bản bất biến và tư bản khả biến a. Khái niệm - Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê - Bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ xã hội mà trong đó giai cấp tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân tạo ra.

  22. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ b. Tư bản bất biến, tư bản khả biến Tư bản bất biến: là bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị của nó được bảo toàn và chuyển nguyên vào sản phẩm trong quá trình sản xuất (kí hiệu là C) Tư bản khả biến: là bộ phận tư bản không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của người công nhân làm thuê mà tăng lên (kí hiệu là V)  Chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản

  23. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.2.3. Tuần hoàn và chu chuyển tư bản, tư bản cố định và tư bản lưu động a. Tuần hoàn tư bản - Khái niệm: Tuần hoàn tư bản là sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn lần lượt mang ba hình thái, thực hiện ba chức năng rồi quay trở về hình thái ban đầu kèm theo giá trị thặng dư - Ba giai đoạn vận động của tư bản

  24. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Tư bản công nghiệp vận động theo công thức T – H (SLĐ... Sự vận động này qua 3 giai đoạn: * Giai đoạn lưu thông: (tư bản tiền tệ) Công thức: SLĐ T - H TLSX - Tồn tại dưới hình thức tư bản tiền tệ Chức năng: mua các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất:

  25. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ + Giai đoạn thứ hai – giai đoạn sản xuất (Tư bản sản xuất) TLSX Công thức : T- H ...SX...H’- T’ SLĐ - Tồn tại dưới hình thức tư bản sản xuất - Chức năng: kết hợp các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hoá t

  26. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ + Giai đoạn thứ ba - giai đoạn lưu thông (Tư bản hàng hóa) Công thức : H’- T’ - Tồn tại dưới hình thức tư bản hàng hoá - Chức năng: thực hiện giá trị hàng hoá  Để tư bản vận động có hiệu quả cần: + Các giai đoạn của chúng đều được diễn ra liên tục + Các hình thái đều cùng tồn tại và được chuyển hoá một cách đều đặn, không được ách tắc

  27. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ b. Chu chuyển của tư bản - Khái niệm:chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn tư bản nếu xét nó là một quá trình định kì đổi mới diễn ra liên tục - Thời gian chu chuyển của tư bản là thời gian tính từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thái nhất định cho đến khi thu về cũng dưới hình thái đó kèm theo giá trị thặng dư - Thời gian chu chuyển của tư bản gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông:

  28. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ +Thời gian sản xuất: là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất. Bao gồm: - Thời gian lao động: là thời gian người lao động tác động vào đối tượng lao động để biến nó thành sản phẩm - Thời gian dự trữ sản xuất: là thời gian các yếu tố sản xuất được mua về và sẵn sàng tham gia quá trình sản xuất - Thời gian gián đoạn sản xuất: là thời gian đối tượng lao động tồn tại dưới dạng bán thành phẩm nằm trong lĩnh vực sản xuất mà không có sự tác động của lao động

  29. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ +Thời gian lưu thông: là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông, bao gồm: Thời gian mua Thời gian bán (kể cả thời gian vận chuyển) -Thời gian lưu thông phụ thuộc các yếu tố sau: Tình hình thị trường, quan hệ cung cầu, giá cả Khoảng cách tới thị trường Trình độ phát triển của giao thông vận tải.

  30. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - Tốc độ chu chuyển của tư bản + Công thức: CH n = -------- ch n- số vòng chu chuyển. Ch- thời gian chu chuyển 1 vòng. CH- thời gian 1 năm. + Tốc độ chu chuyển phản ánh sự vận động nhanh hay chậm của tư bản + Tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian một vòng chu chuyển của tư bản.  Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của nó.

  31. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ c. Tư bản cố định, tư bản lưu động - Tư bản cố định:là bộ phận tư bản được sử dụng toàn bộ trong quá trình lao động sản xuất, nhưng giá trị của nó chỉ chuyển từng phần vào sản phẩm - Tư bản lưu động:là bộ phận tư bản, khi tham gia vào quá trình sản xuất, nó chuyển toàn bộ giá trị sang sản phẩm.

  32. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.2.4. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư a. Tỉ suất giá trị thặng dư - Tỉ suất giá trị thặng dư là tỉ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng và tư bản khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó (kí hiệu m’) Công thức tính: m’ = m/v x 100% Hoặc m’ = t’(thời gian lao động thặng dư / t (thời gian lao động tất yếu) x 100%

  33. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Tỉ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột của tư bản đối với công nhân làm thuê b. Khối lượng giá trị thặng dư - Khái niệm: khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa giá trị thặng dư với tư bản khả biến được sử dụng (kí hiệu là M) M = m’ x V hoặc: M = mv V Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh qui mô bóc lột của tư bản, chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư càng tăng

  34. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.2.5. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch a. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối - Khái niệm: giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu trong khi các yếu tố khác không đổi

  35. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ b. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối - Khái niệm: là giá trị thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động nhờ đó mà tăng thời gian lao động thặng dư c. Sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch - Khái niêm: là giá trị thặng dư thu được của những doanh nghiệp có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá

  36. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.2.6. Sản xuất giá trị thặng dư - Qui luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản - Vai trò của qui luật giá trị thặng dư: là qui luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản nó chi phối mọi quan hệ trong chủ nghĩa tư bản - Nội dung của qui luật: sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa: cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới, cải tiến quản lý, tăng cường độ lao động… để bóc lột công nhân làm thuê

  37. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - Tác dụng của qui luật: + Là động lực thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát triển; + Làm sâu sắc mâu thuẫn của CNTB đưa CNTB đến chỗ diệt vong và thay bằng một xã hội cao hơn - Đặc điểm mới của việc sản xuất giá trị thặng dư trong điều kiện hiện nay: + Do ứng dụng công nghệ hiện đại  giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu từ việc tăng năng suất lao động + Lao động trí tuệ, có trình độ kỹ thuật cao ngày càng có vai trò quyết định trong việc sản xuất giá trị thặng dư

  38. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.3. Sự chuyển hoá của giá trị thặng dư thành tư bản - Tích luỹ tư bản 5.3.1. Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản a. Thực chất của tích luỹ tư bản - Khái niệm: tích luỹ tư bản là sự chuyển hoá giá trị thặng dư trở lại thành tư bản - Thực chất của tích luỹ tư bản là tư bản hoá giá trị thặng dư - Tích luỹ tư bản đã vạch rõ hơn bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản

  39. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ b. Động cơ của tích luỹ tư bản Do qui luật giá trị thặng dư chi phối (muốn có nhiều giá trị thặng dư phải tích luỹ để mở rộng qui mô sản xuất) c. Những nhân tố ảnh hưởng tới qui mô tích luỹ Nếu tỉ lệ tích luỹ và tiêu dùng không đổi thì qui mô tích luỹ phụ thuộc bốn nhân tố sau:

  40. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ * Trình độ bóc lột sức lao động Khi m’ tăng  Khối lượng giá trị thặng dư tăng  Tích luỹ tăng * Trình độ tăng năng suất lao động xã hội Năng suất lao động tăng  giá cả tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt giảm  cùng một lượng giá trị thặng dư có thể chuyển hoá thành khối lượng hiện vật lớn hơn (Tăng qui mô tích luỹ)

  41. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ * Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng Trong quá trình sản xuất tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) hham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, nhưng chúng chỉ hao mòn dần dần. Do vậy giá trị của chúng được chuyển dần vào sản phẩm nên có sự chênh lệch giữa tư bản đang sử dụng và tư bản đã tiêu dùng chúng

  42. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ * Qui mô tư bản ứng trước Với trình độ bóc lột không đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư phụ thuộc vào khối lượng tư bản khả biến; Khối lượng tư bản khả biến càng tăng thì khối lượng giá trị thặng dư càng lớn dẫn đến tích luỹ tăng Để tăng tích luỹ cần: Khai thác tốt nhất lực lượng lao động xã hội; Tăng năng suất lao động; Sử dụng triệt để công suất của máy móc, thiết bị; Tăng qui mô vốn đầu tư ban đầu

  43. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.3.2. Tích tụ và tập trung tư bản - Tích tụ tư bản là việc tăng qui mô tư bản cá biệt bằng sự tích luỹ của những tư bản riêng rẽ - Tập trung tư bản là sự hợp nhất các tư bản nhỏ thành một tư bản cá biệt lớn hơn Động lực của tích tụ và tập trung tư bản là: + Do yêu cầu của mở rộng sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật; + Do cạnh tranh và tiêu dùng thúc đẩy

  44. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Vai trò của tích tụ và tập trung tư bản: + thúc đẩy việc hình thành các doanh nghiệp có qui mô lớn, có khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại và tổ chức lao động mang tính xã hội cao; + Thúc đẩy tính xã hội hoá trong nền sản xuất TBCN, làm cho mâu thuẫn cơ bản của CNTB ngày càng sâu sắc; + Nâng cao khả năng cạnh tranh của tư bản cá biệt.

  45. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.3.3. Cấu tạo hữu cơ của tư bản - Cấu tạo kỹ thuật: là tỉ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động sử dụng những tư liệu sản xuất đó. - Cấu tạo giá trị: là tỉ lệ giữa số lượng giá trị của tư bản bất biến và số lượng giá trị của tư bản khả biến cần thiết để tiến hành sản xuất - Cấu tạo hữu cơ: là cấu tạo giá trị của tư bản, do cấu tạo kỹ thuật của tư bản quyết định và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật đó

  46. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.4. Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư 5.4.1. Chi phí sản xuất TBCN, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận a. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa - Khái niệm: chi phí sản xuất TBCN là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hoá cho nhà tư bản (kí hiệu là K) K = c + v (chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hoá)

  47. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Lý luận giá trị lao động đã cho chúng ta thấy rõ, để sản xuất ra hàng hoá, tất yếu phải chi phí một lượng lao động nhất định bao gồm: + Lao động quá khứ (giá trị của tư liệu sản xuất); + Lao động hiện tại (lao động sống, tạo ra giá trị mới: V+M). - Đó là chi phí thực tế để tạo ra hàng hoá, hình thành nên giá trị của hàng hoá (Kí hiệu là W). W = c + v + m

  48. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - So sánh giữa chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (K) và giá trị hàng hoá W +Về mặt lượng: K luôn nhỏ hơn W (c + v) < (c + v + m) +Về mặt chất: chi phí thực tế (W) phản ánh đúng hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá còn chi phí tư bản (K) chỉ phản ánh hao phí tư bản mà thôi  Chi phí sản xuất TBCN đã che đậy bản chất bóc lột của CNTB, dường như toàn bộ chi phí sản xuất TBCN sinh ra giá trị thặng dư

  49. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ b. Lợi nhuận (P) và tỷ suất lợi nhuận * Khái niệm: lợi nhuận là phần tiền lời dôi ra khi bán hàng hoá do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (kí hiệu là P) (P là m được quan niệm là kết quả của toàn bộ tư bản ứng trước) W = C + V + m W = K + P

  50. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - So sánh m và P +Về lượng: Trong những trường hợp cụ thể: P và m thường không bằng nhau, do quan hệ cung cầu về giá cả trên thị trường quyết định. Trong toàn xã hội: tổng số giá cả ngang bằng với tổng số giá trị của hàng hoá, tổng số P ngang bằng với tổng số m.

More Related