1.21k likes | 3.53k Views
MỸ HỌC ( Aesthetica ). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 – Hegel.F, Mỹ học , Nxb Văn học, HN, 1999. 2 – Kant.I, Phê phán năng lực phán đoán , Nxb Tri thức, HN, 2007. 3 – Manx.K, Bản thảo Kinh tế - chính trị năm 1844 , in trong “C.Mác và F.Ănghen tuyển tập (6 tập), Nxb Sự thật.
E N D
MỸ HỌC ( Aesthetica )
TÀI LIỆU THAM KHẢO • 1 – Hegel.F, Mỹ học, Nxb Văn học, HN, 1999. • 2 – Kant.I, Phê phán năng lực phán đoán, Nxb Tri thức, HN, 2007. • 3 – Manx.K, Bản thảo Kinh tế - chính trị năm 1844, in trong “C.Mác và F.Ănghen tuyển tập (6 tập), Nxb Sự thật. • 4 – Soloviev. V, Ý nghĩa chung của nghệ thuật, Tạp chí VHNN, số 1 – 2001. • 5 – Opxiannhicov M, Mỹ học cơ bản nâng cao, Nxb Văn hóa – TT, HN, 2001. • 6 – Lý Trạch Hậu, Bốn bài giảng về mỹ học, Nxb ĐHQG, HN, 2002. • 7 – Huisman D, Mỹ học, Nxb Thế giới, HN, 2002. • 8 – Lê Ngọc Trà, Vănchương, Thẩm mỹ và Văn hóa, Nxb GD, HN, 2007. • 9 – Lê Văn Dương, Mỹ học đại cương, Nxb GD, HN, 2009. • 10 – Mỹ học Phật giáo, www.sangdaotrongdoi.vn
1.1 Khái niệm : • Trong Tiếng Việt, tổ hợp từ X + họcthường là chỉ khoa học về một lĩnh vực nào đó : • Toán học : Khoa học tính toán. • Sinh học : Khoa học sinh vật. • Hóa học : Khoa học hóa chất. • Sử học : Khoa học lịch sử. • Văn học : Khoa học văn chương. (Khác Văn, Văn chương) • Thuật ngữ Mỹ học(Aesthetica - Aesthetics) xuất hiện từ năm 1735 do A.Baumgarten(ngườiĐức) khởixướng.
1.1 Khái niệm : A.Baumgarten ( 1714 – 1762 ) “ Mỹ học là khoa học về cái Đẹp ” ( Cái Đẹp trong tự nhiên )
1.1 Khái niệm : Hegel ( 1770 – 1831 ) “ Mỹ học là triết học về nghệ thuật ”
1.2 Định nghĩa : “Mỹ học là khoa học về cái thẩm mỹ trong thiên nhiên và xã hội; trong nền sản xuất vật chất và tinhthần; về những nguyên tắc chung trong sự sáng tạo theo qui luật của cáiđẹp; về nguồn gốc, những qui luật phát triển và vận động của ý thức thẩm mỹ, trong đó có nghệ thuật với tư cách là một hình thức đặc thù của sự phản ánh thực tại”. (M.Ovsannikov)
2.1 Khái niệm : Mối quan hệ thẩm mỹ là mối quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ – tức là chủ thể người xã hội có nhu cầu và khả năng đánh giá, thưởng thức, sáng tạo ra các giá trị thẩm mỹ, với khách thể thẩm mỹ – tức là những thuộc tính, khía cạnh, phẩm chất thẩm mỹ ở các sự vật và hiện tượng trong thiên nhiên, trong xã hội và con người.
2.2 Nguồn gốc và các bộ phận hợp thành : • - Mối QHTM ra đời và gắn liền với sự hình thành và tiến hóa, phát triển của xã hội loài người. • Khách thể thẩm mỹ. • Chủ thể thẩm mỹ. • Nghệ thuật.
2.3 Tính chất của mối QHTM : 2.3.1 Tính chất tinh thần – tính chất nổi bật của mối QHTM. 2.3.2 Tính chất xã hội – tính chất tất yếu của mối QHTM. 2.3.3Tính chất cảm tính – tính chất đặc thù của QHTM. 2.3.4 Tính chất tình cảm – ưu thế đặc biệt của QHTM.
3.1 Khái niệm : Chủ thể thẩm mỹ là chủ thể người xã hội có khả năng hưởng thụ, sáng tạo và đánh giá thẩm mỹ thông qua các giác quan tay, mắt và tai được rèn luyện về sự đồng hóa thế giới về mặt thẩm mỹ .
3.2 Các hình thức tồn tại : 3.2.1 Nhóm chủ thể thưởng thức thẩm mỹ. 3.2.2 Nhóm chủ thể sáng tạo thẩm mỹ. 3.2.3 Nhóm chủ thể định hướng thẩm mỹ. 3.2.4 Nhóm chủ thể biểu hiện thẩm mỹ 3.2.5Nhóm chủ thể thẩm mỹ tổng hợp
3.3 Ý thức thẩm mỹ ( YTTM ) : 3.3.1 Định nghĩa Ý thức thẩm mỹ là sự phản ánh hiện thực vào ý thức con người trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái Đẹp, trong đó nghệ thuật là biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mỹ.
3.3 Ý thức thẩm mỹ ( YTTM ) : 3.3.2 Bản chất của ý thức thẩm mỹ Đặc trưng, bản chất của YTTM là vô tư, không vụ lợi vật chất trực tiếp.
3.3 Ý thức thẩm mỹ ( YTTM ) : • 3.3.3 Các thành tố của ý thức thẩm mỹ • - Cảm xúc thẩm mỹ. • - Thị hiếu thẩm mỹ. • Lý tưởng thẩm mỹ.
3.3 Ý thức thẩm mỹ ( YTTM ) : 3.3.3 Các thành tố của ý thức thẩm mỹ + Lý tưởng là : * Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới. * Cái hoàn hảo nhất, tốt đẹp nhất như trong mơ ước, tưởng tượng.
3.3 Ý thức thẩm mỹ ( YTTM ) : 3.3.3 Các thành tố của ý thức thẩm mỹ So sánh
Khách thể thẩm mỹ là những hiện tượng thẩm mỹ khách quan trong tự nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật, được khái quát thành những phạm trù mỹ học như cái Đẹp, cái Cao cả, cái Bi, cái Hài....
4.1 Cái Đẹp : 4.1.1Khái niệm Cái Đẹp là một phạm trù thẩm mỹ dùng để chỉ một phẩm chất thẩm mỹ của sự vật khi nó phù hợp với quan niệm của con người về sự hoàn thiện và tính lý tưởng, có khả năng gợi lên ở con người một thái độ thẩm mỹ tích cực do sự tác động qua lại giữa đối tượng và chủ thể.
4.1 Cái Đẹp : 4.1.2Vị trí của cái Đẹp trong quan hệ thẩm mỹ 4.1.3 Bản chất của cái Đẹp 4.1.4Các lĩnh vực biểu hiện của cái Đẹp
4.2 Cái Cao cả : 4.2.1Khái niệm Cái Cao cả là một phẩm chất thẩm mỹ khách quan của những sự vật, hiện tượng có tầm vóc lớn, có sức mạnh phi thường, gây nên ở con người có cảm xúc ngưỡng mộ, thán phục, sảng khoái, phấn chấn khi vượt qua trạng thái choáng ngợp, bối rối ban đầu do chưa làm chủ được đối tượng. Từ đó, có khả năng khơi dậy sức mạnh bản chất của con người, kích thích ở con người ý chí, khát vọng vượt qua những khó khăn, thử thách để vươn tới những đỉnh cao.
4.2 Cái Cao cả : 4.2.2 Bản chất của cái Cao cả 4.2.3 Những lĩnh vực biểu hiện của cái Cao cả
4.3 Cái Bi : 4.3.1 Khái niệm Với tư cách là một phạm trù mỹ học, cái Bi gắn liền với những xung đột có ý nghĩa xã hội giữa cái đẹp với cái xấu, cái tích cực với cái tiêu cực mà kết quả là sự thất bại, tiêu vong của nhân vật tích cực – những con người đã đấu tranh đến cùng vì lý tưởng đẹp đẽ, vì khát vọng chân chính của con người, qua đó gợi lên những cảm xúc thẩm mỹ tích cực, khẳng định niềm tin của con người đối với những giá trị chân chính của cuộc sống, kích thích con người hướng về phía trước.
4.3 Cái Bi : 4.3.2 Bản chất thẩm mỹ của cái Bi 4.3.3 Cái Bi trong cuộc sống và nghệ thuật
4.4 Cái Hài : 4.4.1 Khái niệm Cái Hài là một phạm trù thẩm mỹ cơ bản dùng để nhận thức và đánh giá về một loại hiện tượng của đời sống, đó là những cái xấu nhưng lại cố sức chứng tỏ là đẹp. Khi mâu thuẫn này bị phát hiện đột ngột sẽ tạo nên tiếng cười tích cực, có ý nghĩa phê phán, phủ định cái xấu nhân danh cái đẹp. Tiếng cười trong cái Hài – đó là sự chiến thắng của cái đẹp đối với cái xấu.
4.4 Cái Hài : 4.4.2 Bản chất của cái Hài 4.4.3 Các cấp độ của cái Hài 4.4.4 Cái Hài trong cuộc sống và nghệ thuật
5.1 Khái niệm 5.2 Phương thức phản ánh của nghệ thuật 5.3 Nội dung và hình thức trong tác phẩm nghệ thuật 5.4 Cái Đẹp và Nghệ thuật
6. CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT
6.1 Việc phân chia các loại hình nghệ thuật 6.2 Một số loại hình nghệ thuật 6.2.1 Nhóm nghệ thuật ứng dụng
6.2 Một số loại hình nghệ thuật 6.2.2 Nhóm nghệ thuật tạo hình ĐIÊU KHẮC HỘI HỌA
6.2 Một số loại hình nghệ thuật 6.2.3 Nhóm nghệ thuật biểu hiện ÂM NHẠC MÚA
6.2 Một số loại hình nghệ thuật 6.2.4 Nhóm nghệ thuật ngôn từ
6.2 Một số loại hình nghệ thuật 6.2.3 Nhóm nghệ thuật tổng hợp : Điện ảnh sân khấu SÂN KHẤU ĐIỆN ẢNH