90 likes | 339 Views
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ HỌC SINH LỚP 1. Nguyên tắc: - Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của các em; đảm bảo tính công bằng, khách quan và toàn diện
E N D
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ HỌC SINH LỚP 1 Nguyên tắc: - Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của các em; đảm bảo tính công bằng, khách quan và toàn diện - Đánh giá những biểu hiện phẩm chất và năng lực của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học; áp dụng các kĩ thuật đánh giá phù hợp với đặc điểm tổ chức quá trình hoạt động giáo dục; đánh giá dựa trên kết quả về kiến, kĩ năng, thái độ và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của HS - Kết hợp đánh giá của GV, các đoàn thể, cha mẹ và tự đánh giá của trẻ; trong đó, đánh giá GV là quan trọng nhất - Không so sánh học sinh nấy với học sinh khác, không tạo áp lực cho HS, giáo viên và cha mẹ học sinh
Nội dung đánh giá • Đánh giá hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục tiểu học. • Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực chung của học sinh • Đánh giá sự hình thành, phát triển các phẩm chất của học sinh tiểu học
Các hình thức đánh giá • Đánh giá thường xuyên - Đánh giá thường xuyên quá trình học tập, rèn luyện thực hiện trên lớp, các hoạt động giáo dục và trong cuộc sống hàng ngày của trẻ - Chủ thể đánh giá: HS tự đánh giá, giáo viên đánh giá, cha mẹ và cộng đồng • Đánh giá định kì Cuối năm có bài kiểm tra đánh giá
Một số kĩ thuật chính sử dụng trong đánh giá • Quan sát hành vi của học sinh: biểu hiện trên nét mặt, sắc thái, lời nói, hành động, cử chỉ, tương tác. . . Để đưa ra những nhận xét về việc học sinh đã hiểu nhiệm vụ chưa? Có chú tâm vào việc thực hiện nhiệm vụ không? Hoàn thành hay chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập; đã chăm chú lắng nghe khi thảo luận; phản ứng khi nghe ý kiến đánh giá, nhận xét của thầy cô, của các bạn... • Quan sát trong mọi thời điểm, mọi nơi
Một số kĩ thuật chính sử dụng trong đánh giá • Câu hỏi phỏng vấn nhanh • Đánh giá sản phẩm của học sinh • Tham khảo kết quả tự đánh giá và đánh giá HS • Tham khảo ý kiến đánh giá của phụ huynh học sinh
Hồ sơ đánh giá • Nhật kí giáo viên • Mẫu • Họ và tên học sinh • Lớp: GVCN:
Hồ sơ đánh giá • Giáo viên có kế hoạch đanh giá thường xuyên các môn học, các hoạt động giáo dục. Mỗi bài học (tiết dạy) có thể đánh giá, ghi chép 3 hs và có thể thêm học sinh có biểu hiện đột xuất. • Ghi chép có hai nội dung chình: - Chuyên cần - Mô tả những biểu hiện nổi bật qua các hoạt động học tập, sinh hoạt hoặc những thông tin thu thập được từ bên ngoài nhà trường của học sinh. Những ý tưởng, hành vi, sáng kiến của học sinh, các cách học mà trẻ ưa thích, và các mối quan hệ, ứng xử của học sinh đối với bạn bè, thầy cô, cộng đồng.