220 likes | 485 Views
HỢP ĐỒNG GIAO SAU. DANH SÁCH NHÓM 3 B: 1.Nguyễn Công Luận 2.Phan Thị Minh Hằng 3.Nguyễn Hùng Vương 4.Nguyễn Hoàng Uyên 5.Nguyễn Thị Bích Anh 6.Ung Thị Quỳnh Uyên 7.Lương Ngọc Mỹ Linh. 1.LỊCH SỬ CỦA THỊ TRƯỜNG FUTURE.
E N D
HỢP ĐỒNG GIAO SAU DANH SÁCH NHÓM 3 B: 1.Nguyễn Công Luận 2.Phan Thị Minh Hằng 3.Nguyễn Hùng Vương 4.Nguyễn Hoàng Uyên 5.Nguyễn Thị Bích Anh 6.Ung Thị Quỳnh Uyên 7.Lương Ngọc Mỹ Linh
1.LỊCH SỬ CỦA THỊ TRƯỜNG FUTURE • Định nghĩa: Hợp đồng future (Future contracts) là một thỏa thuận để mua hoặc bán một tài sản vào một thời điểm chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định • Lịch sử :Thị trường future có thể được xem như đã xuất hiện từ thời trung cổ. Nguyên thủy nó được phát triển để đáp ứng yêu cấu của các giới nông dân và thương buôn. Các thị trường tiêu biểu: 1.The Chicago board of Trade 2. The Chicago Mercantile Exchange 3. Thị trường giao dịch khác
2.CƠ CẤU HỢP ĐỒNG GIAO SAU • Đặc điểm của hợp đồng giao sau: Các điều khoản trong HĐGS được tiêu chuẩn hóa. HĐGS là một hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai. HĐGS được lập tại SGD qua các cơ quan trung gian. HĐGS phải có tiền bảo chứng và đa số các HĐGS đều được thanh lý trước thời hạn.
Các điều khoản được tiêu chuẩn hóa: Tên hàng:phải là chính hàng hóa được phép giao dịch trên SGD đó. Chất lượng hàng hóa cũng được tiêu chuẩn hóa. Độ lớn:Là độ lớn giá trị tài sản được giao dịch trong một hợp đồng. Thỏa thuận chuyển giao: Địa điểm giao hàng trong HĐGS do thị trường trao đổi ấn định. Thời điểm giao hàng: (thời điểm đáo hạn hợp đồng) Yết giá:Giá FUTURE được niêm yết một cách thuận tiện và dễ hiểu nhất. Giới hạn dịch chuyển giá hàng ngày Giới hạn mức đầu tư: Mục đích của giới hạn là ngăn các nhà đầu cơ không được đầu cơ quá mức.
SỰ HỘI TỤ CỦA GIÁ FUTURE VỚI GIÁ GIAO NGAY • TH: giá future ở trên mức giá giao ngay.Do các nhà kinh doanh khai thác cơ hội kiếm chênh lệch giá này, giá future sẽ giảm. • TH: giá future thấp hơn giá giao ngay. Các công ty quan tâm đến nhu cầu về tài sản sẽ tìm cách tham gia mua hợp đồng future trên thị trường và chờ thực hiện giao hàng. Do đó, giá future có xu hướng tăng. Kết quả là giá future sẽ tiến đến gần sát với giá giao ngay trong thời hạn giao hàng.
HOẠT ĐỘNG CỦA TIỀN KÝ QUỸ Để tránh rủi ro mà thị trường futures yêu cầu các bên tham gia trên thị trường phải ký quỹ. • Do sàn giao dịch ấn định • Khách hàng phải đóng ký quỹ ban đầu khi mở trạng thái mới • Được hoàn lại sau khi tất toán trạng thái
TRUNG TÂM THANH TOÁN BÙ TRỪ • Nhiệm vụ chủ yếu của phòng thanh toán là giữ cho tất cả các giao dịch được thực hiện trong ngày để tính toán vị thế của mỗi thành viên. • Để xác định khoản ký quỹ, phòng thanh toán bù trừ của thị trường tính số hợp đồng đang thực hiện theo mức gộp hoặc mức ròng. Mức gộp đơn giản là tính trên tổng những khách hàng đang ở vị thế mua và những khách hàng đng ở vị thế ngắn hạn trên hợp đồng future. Mức lời lỗ ròng cho phép bù trừ lẫn nhau. Hầu hết trao đổi hiện hành tính trên mức ký quỹ ròng.
VIỆC CHUYỄN NHƯỢNG Rất ít hợp đồng future được giao hàng hầu hết đóng trạng thái sớm, tuy nhiên cũng có thể giao hàng được xác định bằng giá future. Có 3 ngày thông báo cho một hợp đồng • Ngày thông báo đầu tiên: là ngày đầu tiên thông báo giao hàng được nộp cho phòng thanh toán bù trừ • Ngày thông báo cuối cùng: là ngày cuối cùng của thông báo • Ngày giao dịch cuối cùng: là vài ngày trước ngày thông báo cuối cùng • Để tránh ruỉ ro khi thực hiện chuyển giao nhà đầu tư ở vị thế mua sẽ đóng hợp đồng trước ngày thông báo đầu tiên.
CÁC LOẠI LỆNH • Lệnh thị trường • Lệnh giới hạn • Lệnh dừng hoặc lệnh chấm dứt thiệt hại • Lệnh dừng có giới hạn • Lệnh đến mức mua bán • Lệnh tùy ý • Ngoài ra có một vài lệnh nêu điều kiện thời gian.
3.GIÁ GIAO SAU Giá future của chỉ số chứng khoán • Để ước tính hợp lý, chỉ số chứng khoán cơ sở có thể được giả định để mang lại thu nhập cổ tức liên tiếp. Nếu q là tỷ lệ cổ tức, • Công thức tính giá future của chỉ số chứng khoán là: F = S.e(r-q)T
Giá future của ngoại tệ: Mua ngoại tệ giao ngay và Bán khống hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ. Giả sử: S: tỷ giá giao ngay rf :lãi suất phi rủi ro ở nước ngoài (tính kép) r : lãi suất phi rủi ro trong nước Tài sản ngoại tệ tăng đến 1 đơn vị tại thời điểm T do thu lãi suất. Theo điều kiện của hợp đồng, tài sản được trao đổi với giá F kỳ hạn T, hiện giá dòng tiền thu bằng dòng tiền chi: S.e-rfT = F.e-rT hoặc F = S.e(r-rf)T • Khi r < rf F < S và F giảm khi kỳ hạn T tăng. • Khi r > rf F > S và F tăng khi kỳ hạn T tăng.
Ví dụ: • Xét hợp đồng giao sau diễn ra tại Anh với r = 10%, rf = 6%, T = 1 và S = 1,75 (1,75 USD/mỗi GBP) • Giá giao sau F = S.e(r-rf)T = 1,75.e0,04 x 1 = 1,82 USD/GBP • Ta thấy r > rf và rf – r = 0,06 – 0,10 = -0,04 (4%) có nghĩa thị trường giao sau dự tính đồng GBP giảm 4% so với đồng USD trong 1 năm, khi đó F = 1,82 > S = 1,75
Giá future về hàng hóa Vàng và bạc Bởi vì vàng và bạc được một số nhà đầu tư độc quyền nắm giữ, những hàng hóa này có thể xem như là tài sản đầu tư, với S là giá giao ngay của vàng và bạc (vàng và bạc không tạo thu nhập). TH1: không có chi phí lưu kho F= SerT (3.14) • Ví dụ 1: Hợp đồng future về vàng kỳ hạn 1 năm, giá giao ngay là 450$/ounce, lãi suất phi rủi ro là 7%/năm. Từ giả thiết ta có: S = 450, T = 1, r = 0,07. Giá future F = 450.e0,07x1 = 482,63$
TH2: Chi phí lưu kho có thể xem là thu nhập âm (negative income). Nếu U là hiện giá chi phí dự trữ sẽ phát sinh trong kỳ hạn của hợp đồng future F = (S + U)erT Ví dụ 2: • Hợp đồng future về vàng kỳ hạn 1 năm, giá giao ngay là 450$/ounce, chi phí lưu kho là 2$/ounce/năm, lãi suất phi rủi ro là 7%/năm. S = 450, T = 1, r = 0,07, U = 2.e-0,07x1 = 1,865$. F = [450 – (– 1,865)].e0,07x1 = 484,63$ • Nếu F > 484,63$, nhà kinh doanh có thể mua vàng và bán khống hợp đồng future để thu lợi. • Nếu F < 484,63$, nhà đầu tư có vàng có thể nâng cao lợI nhuận bằng cách bán vàng và mua hợp đồng future.
TH 3: Nếu chi phí lưu kho xẩy ra ở bất kỳ thời điểm nào tương ứng với giá của hàng hóa, chúng được xem là thu nhập cổ tức âm, được tính bằng tỷ lệ %. F = Se(r + u)T u là chi phí lưu kho hàng năm. • Ví dụ 3: • Hợp đồng future về vàng kỳ hạn 1 năm, giá giao ngay là 450$/ounce, % chi phí lưu kho là 2%/năm, lãi suất phi rủi ro là 7%/năm. Từ giả thiết ta có: S = 450, T = 1, r = 0,07, u = 0,04. F = 450.e [0,07- (-0,02)]x1 = 492,4 $
Những hàng hóa khác Giả sử chúng ta có: F > (S + U)erT Nhà kinh doanh có thể thực hiện như sau: • Vay số tiền ( S+U) với lãi suất không rủi ro để sử dụng mua hàng hóa và trả chi phí lưu kho kho. • Bán khống hợp đồng future về hàng hóa • Nếu xem hợp đồng future như là hợp đồng kỳ hạn, chắc chắn chiến lược này mang lại lợi nhuận là F – ( S+U)erT với kỳ hạn T. Không có vấn đề gì khi thực hiện chiến lược này cho bất kỳ hàng hóa nào khác. Tuy nhiên, khi nhà kinh doanh làm như vậy, S có xu hướng tăng, và F có xu hướng giảm cho đến khi bất đẳng thức trên cân bằng
Tiếp theo, giả sử: F < ( S + U) erT Đối với vàng và bạc, chúng ta biết rằng nhiều nhà kinh doanh giữ độc quyền về hàng hóa để đầu tư. Khi họ quan sát thấy có sự mất cân bằng ở phương trình trên, họ sẽ thu lợI nhuận khi: • Bán hàng hóa, tiết kiệm chi phí lưu kho, và đầu tư vớI lãi suất không rủi ro • Mua hợp đồng future • Chúng ta có thể viết phương trình cho hàng tiêu dùng là: F <=(S + U)erT • Nếu chi phí lưu kho là u, thì kết quả sẽ là: F <= Se(r+u)T
Thu nhập từ cơ hội thuận lợi Nếu chi phí lưu kho đã biết và hiện giá là U, thì lợi nhuận từ cơ hội thuận lợi y được tính sao cho: FeyT = ( S + U)erT Nếu chi phí lưu kho trên 1 đơn vị là tỷ lệ không đổI u trên giá giao ngay thì y sẽ được tính để: FeyT = Se(r + u)T F = Se(r + u –y)T Lợi nhuận từ cơ hội thuận lợi phản ánh dự báo về thị trường liên quan đến hàng hóa tương lai. Khả năng khan hiếm xẩy ra trong kỳ hạn của hợp đồng future càng cao thì lợi nhuận này càng lớn.
Chi phí thực hiện Chi phí thực hiện(c) Chi phí này bằng chi phí lưu kho cộng với lãi suất phải trả trên tài sản trừ đi thu nhập từ tài sản. Đối với cổ phiếu không trả cổ tức, chi phí thực hiện là r,đối với chỉ số chứng khoán là r – q bởi vì tài sản có thu nhập là q. Đối với tiền tệ là r - rf ; đối với hàng hóa có chi phí lưu kho chiếm một tỷ lệ u trên giá hàng hóa, là r + u… F = SerT Đối với hàng tiêu dùng là: F = Se(c – y)T Trong đó, y là lợi nhuận từ cơ hội thuận lợi.