1 / 31

HIẾN PHÁP VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ & HIẾN PHÁP 2013

HIẾN PHÁP VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ & HIẾN PHÁP 2013. Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ. Qua các thời kỳ, nước ta đã có Hiến pháp năm 1946, năm 1959 , năm 1980 và năm 2013. Hiến pháp 1946: Đ ược Quốc hội thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946 , tại kỳ họp thứ 2 .

Download Presentation

HIẾN PHÁP VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ & HIẾN PHÁP 2013

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. HIẾN PHÁP VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ & HIẾN PHÁP 2013

  2. Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ Qua các thời kỳ, nước ta đã có Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 2013. • Hiến pháp 1946: • Được Quốc hội thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946, tại kỳ họp thứ 2. • Kháng chiến chống Pháp bùng nổ vào ngày 19 tháng 12 năm 1946 đã làm Hiến pháp 1946 chưa được chính thức công bố và chưa từng có hiệu lực pháp lý. • Là một bản hiến văn ngắn, bao gồm lời nói đầu và 7 chương, 70 điều. • Lời nói đầu khẳng định ba nguyên tắc cơ bản:"Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo”; "Đảm bảo các quyền tự do dân chủ”; "Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân“.

  3. Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ • Chương I quy định chính thể của Việt Nam là Dân chủ Cộng hòa • Chương II quy định nghĩa vụ và quyền lợi công dân. • Chương III quy định về nghị viện nhân dân. • Chương IV quy định về chính phủ - cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc • Chương V quy định phương diện hành chính, bộ, tỉnh, huyện, xã; quy định về cơ quan hành chính (ủy ban hành chính và hội đồng nhân dân) các cấp. • Chương VI quy định về cơ quan tư pháp bao gồm toà án tối cao, các toà án phúc thẩm, các toà án đệ nhị cấp và sơ cấp. • Chương VII quy định về việc sửa đổi Hiến pháp, trong đó có quyền phúc quyết hiến pháp của dân.“.

  4. Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ • Hiến pháp 1959: • Chiến thắng Điện Biên Phủ,Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 được ký kết. • Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Miền Nam còn bị đế quốc và phong kiến thống trị, nước nhà chia làm hai miền. • Cách mạng Việt Nam chuyển sang một hình thế mới: củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và tiếp tục đấu tranh để hoà bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. • Trong giai đoạn mới của cách mạng, cần sửa đổi bản Hiến pháp năm 1946 cho thích hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. • Hiến pháp 1959 đã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá thứ nhất, kỳ họp thứ 11, nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 31 tháng 12 năm 1959.

  5. Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ • Hiến pháp 1959 ghi rõ những thắng lợi cách mạng to lớn đã giành được trong thời gian qua và mục tiêu phấn đấu của nhân dân ta trong giai đoạn mới. Nhà nước của ta làNhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo. • Hiến phápquy định chế độ chính trị, kinh tế và xã hội của nước ta, quan hệ bình đẳng giúp nhau giữa các dân tộc trong nước, bảo đảm đưa miền Bắc nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, xây dựng miền Bắc vững mạnh làm cơ sở cho cuộc đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà. • Hiến pháp quy định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, nhằm phát huy sức sáng tạo to lớn của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng nước nhà, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc.

  6. Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ • Hiến pháp 1959 gồm 10 chương với 112 điều. Trong đó: • Chương I: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa • Chương II: Chế độ kinh tế và xã hội • Chương III: Quyền lợi và nghĩa vụ của bản của công dân • Chương IV: Quốc hội • Chương V: Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa • Chương VI: Hội đồng chính phủ • Chương VII: Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính địa phương các cấp • Chương VIII: Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân • Chương IX: Quốc kỳ - Quốc huy - Thủ đô • Chương X: Sửa đổi Hiến pháp

  7. Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ • Hiến pháp 1980: • Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử tự do trong cả nước, thống nhất Tổ quốc. Tháng 7/1976, lấy tên là Cộng hoà XHCN Việt Nam. • Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh, đồng bào ta thiết tha mong muốn hoà bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. • Việt Nam cần có một bản Hiến pháp thể chế hoá đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.

  8. Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ • Kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và năm 1959, Hiến pháp 1980 tổng kết và xác định những thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, bảo đảm bước phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. • Quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Thể hiện mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và Nhà nước quản lý. • Hiến pháp 1980 đã được Quốc hội khoá VI, kỳ họp thứ 7, nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 18/12/1980. • Gồm: Lời nói đầu, 147 điều chia làm 12 chương. • Lời nói đầu: khẳng định truyền thống lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm để dựng nước và giữ nước; tóm tắt những thắng lợi vĩ đại trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong điều kiện mới.

  9. Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ • Chương I: Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam – Chế độ chính trị • Chương II: Chế độ kinh tế • Chương III: Văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật • Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa • Chương V: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân • Chương VI: Quốc hội • Chương VII: Hội đồng Nhà nước • Chương VIII: Hội đồng Bộ trưởng • Chương IX: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân • Chương X: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân • Chương XI: Quốc kỳ - Quốc huy - Quốc ca - Thủ đô • Chương XII: Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp

  10. Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ • Hiến pháp 1992: • Từ năm 1986 đến 1992, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đề ra đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. • Sau một thời gian có hiệu lực, nhiều quy định của Hiến pháp 1980 không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. • Tình hình thực tiễn của đất nước đòi hỏi phải có một bản Hiến pháp mới, phù hợp hơn để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Quốc hội quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. • Hiến pháp 1992 đã được Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 11 nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 15/4/1992.

  11. Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ • Hiến pháp này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý. • Hiến pháp 1992 gồm Lời nói đầu và 147 điều chia làm 12 chương: • Lời nói đầu: về cơ bản giống lời nói đầu của các Hiến pháp trước, ghi nhận những thành quả của cách mạng Việt Nam và xác định những nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Trong lời nói đầu cũng xác định những vấn đề cơ bản mà Hiến pháp sẽ quy định.

  12. Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ • Chương I: Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam – Chế độ chính trị • Chương II: Chế độ kinh tế • Chương III: Văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ • Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa • Chương V: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân • Chương VI: Quốc hội • Chương VII: Chủ tịch nước • Chương VIII: Chính phủ • Chương IX: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân • Chương X: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân • Chương XI: Quốc kỳ-Quốc huy-Quốc ca-Thủ đô-Ngày Quốc khánh • Chương XII: Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp

  13. Hiến pháp 2013 • Lý do điều chỉnh Hiến pháp: • Qua các thời kỳ, nước ta đã có Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992. Mỗi Hiến pháp đều ghi nhận những thành quả cách mạng to lớn của nhân dân  Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển đất nước. • Để tạo cơ sở chính trị pháp lý vững chắc cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kỳ mới, kế thừa các giá trị to lớn của các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992, và thể chế hóa các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011). • Hiến pháp 2013 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày28/11/2013, công bố ngày 08/12/2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. • Là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới, đồng thời đánh dấu bước phát triển mới của lịch sử lập hiến Việt Nam.

  14. Hiến pháp 2013 • Nội dung cơ bản của Hiến pháp: • Hiến pháp 2013 gồm 11 chương, 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992). • Có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện sâu sắc và toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị. • Thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH, về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định rõ ràng, đúng đắn, đầy đủ và khái quát hơn về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp.

  15. Hiến pháp 2013 • Nội dung cơ bản của Hiến pháp: • Lời nói đầu của Hiến pháp: nêu ngắn gọn, súc tích tinh thần, nội dung của Hiến pháp, phản ánh được lịch sử hào hùng của dân tộc, những mốc lịch sử quan trọng, thành quả cách mạng to lớn mà Nhân dân ta đã đạt được. Thể hiện rõ mục tiêu dân chủ và khẳng định chủ quyền của Nhân dân Việt Nam trong việc xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

  16. Hiến pháp 2013 • Chương I: Chế độ chính trị. • Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân • Chương III: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường. • Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc. • Chương V: Quốc hội • Chương VI: Chủ tịch nước • Chương VII: Chính phủ. • Chương VIII: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân • Chương IX: Chính quyền địa phương. • Chương X: Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước. • Chương XI: Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp.

  17. Hiến pháp 2013 • Các điểm khác biệt: • Hiến pháp đã quy định bao quát hầu hết các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người. Sửa đổi trong Hiến pháp đều hướng tới nhân dân, đảm bảo quyền và lợi ích của nhân dân, đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước để phục vụ nhân dân tốt hơn, bước đầu xây dựng cơ chế nhằm giảm tham ô, nhũng nhiễu người dân, đảm bảo quyền dân chủ được thực hiện một cách thực chất hơn trong thực tế. • Phần lời nói đầu của Hiến pháp đã được hoàn thiện, ngắn gọn hơn nhưng vẫn phản ánh được lịch sử hào hùng của dân tộc và những mốc lịch sử quan trọng, những thành quả cách mạng đã đạt được. Thể hiện ý chí, quyết tâm của nhân dân ta, thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng, kế thừa các bản Hiến pháp trước đây, xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

  18. Hiến pháp 2013 • Các điểm khác biệt: • Sau chương quy định chế độ chính trị là chương quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đây cũng là một điểm mới, thể hiện tầm quan trọng của quyền con người trong Hiến pháp. Trong Hiến pháp 1992, vấn đề này được quy định tại chương 5. Với việc ghi nhận trong Hiến pháp về quyền con người đã đảm bảo phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta tham gia ký kết. • Hiến pháp đã làm rõ hơn các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân; thể hiện rõ bản chất dân chủ của Nhà nước ta. • Hai điểm mới đó là ghi nhận về quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng và mọi người có quyền sống.

  19. Hiến pháp 2013 • Các điểm khác biệt: • Đáng chú ý, Hiến pháp mới tiếp tục khẳng định vai trò của Nhà nước và kinh tế Nhà nước trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. • Thừa nhận các hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. • Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

  20. Hiến pháp 2013 • Các điểm khác biệt: • Hiến pháp làm rõ thẩm quyền của Chủ tịch nước trong từng lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và làm rõ hơn vai trò của Chủ tịch nước trong thống lĩnh lực lượng vũ trang; giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh. Quy định làm cơ sở để lực lượng vũ trang tham gia vào việc bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới, từng bước nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. • Việc tổ chức chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hiện nay đều giống nhau ở các loại đơn vị hành chính đã tạo ra sự rập khuôn, cứng nhắc, ít phân biệt được sự khác nhau trong quản lý hành chính Nhà nước ở đô thị, nông thôn, miền núi, hải đảo và cũng không bảo đảm được tính tập trung cao từ trung ương xuống địa phương.

  21. Hiến pháp 2013 • Các điểm khác biệt: • Hiến pháp 2013 đã tạo cơ sở cho việc quy định mở về chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định. Nếu Hiến pháp 1992 hướng tới đổi mới chính quyền ở trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao) thì Hiến pháp 2013 hướng tới đổi mới chính quyền địa phương (HĐND, UBND) và các cơ quan tư pháp ở địa phương (Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân) tuy chưa rõ nét nhưng là định hướng cơ bản cho việc đổi mới chính quyền địa phương sau này • Kiểm toán Nhà nước lần đầu tiên được quy định trong Hiến pháp, từng bước tạo sự kiểm soát độc lập việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công. Việc nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà nước phù hợp với xu thế chung của thế giới cũng như mong muốn góp phần giảm tham nhũng, lãng phí trong bộ máy Nhà nước.

  22. Hiến pháp 2013 • Các điểm khác biệt: • Một cơ quan mới, lần đầu tiên thành lập là Hội đồng bầu cử quốc gia. Trước đây, mỗi khi tiến hành bầu cử đều thành lập Hội đồng bầu cử có tính lâm thời, hoạt động trong thời gian ngắn (khoảng sáu tháng), khi bầu cử xong thì Hội đồng bầu cử hoàn thành nhiệm vụ. Việc có Hội đồng bầu cử quốc gia hoạt động thường xuyên, thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn chủ quyền nhân dân, tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình, tăng cường hình thức dân chủ trực tiếp theo hướng hoàn thiện chế định bầu cử. • Có thể nói, Hiến pháp 2013 đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân, tinh thần dân chủ, đổi mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

  23. Hiến pháp 2013 • Các điểm khác biệt: • Một trong những nội dung trọng tâm của sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 là đổi mới về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền, không những có sự hoàn thiện hơn nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước tại Điều 2 của Hiến pháp, mà các nguyên tắc đó đã trở thành tư tưởng xuyên suốt trong các quy định của Hiến pháp. • Hiến pháp 2013 khẳng định: Quốc hội là cơ quan lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Trên cơ sở đó, sự phân công thẩm quyền giữa Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân đã rõ ràng, minh bạch, phù hợp với chức năng của từng cơ quan làm cơ sở quan trọng để các cơ quan phối hợp với nhau nhịp nhàng hơn.

  24. Hiến pháp 2013 • Các điểm khác biệt: • Đồng thời, một cơ chế kiểm soát quyền lực đã được xác định, trong đó quyền của nhân dân với tư cách là chủ nhân của tất cả quyền lực Nhà nước được đề cao, • Các hình thức dân chủ được mở rộng. Vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên được khẳng định. • Chính phủ: Hiến pháp 2013 có nhiều quy định mới tạo cơ sở hiến định để Chính phủ chủ động, năng động, sáng tạo hơn trong hoạch định chính sách, tổ chức thực thi Hiến pháp, pháp luật và trong đối phó với tình hình mới; đồng thời đặt Chính phủ trong cơ chế kiểm soát chặt chẽ của nhân dân, đề cao trách nhiệm trước nhân dân. • Ngoài điểm mới đã nêu khái quát ở trên, Hiến pháp 2013 còn có một số điểm mới cụ thể như sau:

  25. Hiến pháp 2013 • Các điểm khác biệt: • Một là, sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo hướng khái quát, hợp lý hơn, phù hợp với vị trí hành pháp như: (i) Khẳng định vai trò hoạch định chính sách, (ii) Khẳng định vai trò quản lý, điều hành vĩ mô, làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật; (iii) Bên cạnh quyền trình dự án luật, đã bổ sung quyền ban hành văn bản pháp luật như một nhiệm vụ, quyền hạn độc lập của chức năng hành pháp; (iv) Trong mối quan hệ với Quốc hội: đã bỏ quy định về thẩm quyền của Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tạo điều kiện cho Chính phủ và các chủ thể khác chủ động, linh hoạt trong việc đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh; phân định rõ hơn phạm vi chính sách và các vấn đề quan trọng do Quốc hội quyết định. Chính phủ có quyền ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể để quản lý, điều hành; phân định rõ và phù hợp hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế...

  26. Hiến pháp 2013 • Các điểm khác biệt: • Hai là, Hiến pháp quy định rõ cơ cấu, thành phần của Chính phủ "gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ". Như vậy, Hiến pháp 2013 đã bỏ cụm từ "các thành viên khác" so với Hiến pháp năm 1992 và bổ sung quy định "cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quy định" để trên cơ sở đó sẽ quy định trong luật về cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ nhằm bảo đảm tính ổn định.

  27. Hiến pháp 2013 • Các điểm khác biệt: • Ba là, tăng cường vai trò, vị thế và trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ (thay vì quy định chung chung, không rõ ràng như Hiến pháp năm 1992). • Chức năng chủ yếu của Thủ tướng là lãnh đạo tập thể Chính phủ thực hiện chức năng hành pháp; điều hành hoạt động của Chính phủ. Các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Thủ tướng được tăng cường và sắp xếp lại hợp lý hơn như: • Lãnh đạo công tác của Chính phủ (bỏ quy định "lãnh đạo... các thành viên Chính phủ, UBND các cấp" của Hiến pháp năm 1992); • Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng: lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật; lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia; "Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên”

  28. Hiến pháp 2013 • Các điểm khác biệt: • Tăng cường chế độ báo cáo của Thủ tướng trước nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. • Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng và bổ sung quy định Phó Thủ tướng "chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về nhiệm vụ được phân công". • Với các sửa đổi, bổ sung này, vị thế và vai trò của Thủ tướng Chính phủ đã được nâng cao hơn. Thủ tướng Chính phủ có đủ quyền hạn để trở thành nhân tố định hướng các mục tiêu chung và thúc đẩy, định hướng xây dựng chính sách và toàn bộ hoạt động của Chính phủ và lãnh đạo hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở trong việc thực hiện các chức năng, thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

  29. Hiến pháp 2013 • Các điểm khác biệt: • Bốn là, tăng cường vai trò, trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. • Thể hiện rõ vị trí, nhiệm vụ của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách vừa là thành viên Chính phủ, vừa là người đứng đầu bộ máy hành chính Nhà nước trong lĩnh vực phụ trách, lãnh đạo công tác của Bộ, cơ quan ngang Bộ; chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công. • Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ: "tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc”; "ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật”.

  30. Hiến pháp 2013 • Các điểm khác biệt: • Về chế độ chịu trách nhiệm, quy định rõ ràng và cụ thể hơn: • Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ "chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách" (bổ sung “chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ”); • Và "cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ" (mới bổ sung). • Đồng thời, bổ sung chế độ báo cáo công tác của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; • Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.

  31. Hiến pháp 2013 • Các điểm khác biệt: • Tóm lại, những điểm mới trong Hiến pháp 2013 về Chính phủ có ý nghĩa làm cơ sở cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng thúc đẩy nâng cao hiệu quả quản lý vĩ mô của Chính phủ trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, đề cao vai trò của Chính phủ trong việc chủ động khởi xướng, hoạch định và điều hành chính sách vĩ mô; điều hành nhanh nhạy, sáng tạo, ứng phó, giải quyết kịp thời các vấn đề. • Hiến pháp 2013 cũng phản ánh đầy đủ ý nguyện của nhân dân và yêu cầu thực tiễn, đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, tạo cơ sở cho việc đổi mới phương thức hoạt động của Chính phủ theo hướng bảo đảm giải quyết các vấn đề trong từng lĩnh vực, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau gây ách tắc; tạo động lực mới cho hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành trước những yêu cầu và thách thức đặt ra trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

More Related