1 / 40

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU. Hiệu ứng là những thao tác biến đổi đặc biệt mà bản thân các lệnh thông thường cũng như các công cụ biến đổi khác không thực hiện được. Trong chương này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các vấn đề sau: Các phương pháp tạo hiệu ứng Thao tác với hiệu ứng Drop Shadow

ardith
Download Presentation

GIỚI THIỆU

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. GIỚI THIỆU Hiệu ứng là những thao tác biến đổi đặc biệt mà bản thân các lệnh thông thường cũng như các công cụ biến đổi khác không thực hiện được. Trong chương này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các vấn đề sau: • Các phương pháp tạo hiệu ứng • Thao tác với hiệu ứng Drop Shadow • Thao tác với hiệu ứng Add Perspective

  2. GIỚI THIỆU • Thao Tác VớiHiệu Ứng Envelope • Thao Tác VớiHiệuỨng Contour • Thao Tác VớiHiệuỨng Distortion • Thao Tác VớiHiệuỨng Blend • Thao Tác VớiHiệuỨng Lens • Thao Tác VớiHiệuỨng Transparency • Thao Tác VớiHiệuỨng Extrude • Thao Tác VớiHiệuỨng Power Clip • Thao Tác VớiHiệuỨng Bevel

  3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO HIỆU ỨNG Có hai phương pháp để tạo hiệu ứng: • Sử dụng nhóm công cụ Interactive tool. • Sử dụng chức năng trong Menu Effects. • Ứng với mỗi phưong pháp tạo hiệu ứng chúng ta có mỗi cách thực hiện riêng: • Nếu là cách 1 thiết lập các tùy chọn khi tạo hiệu ứng trên thanh đặc tính. • Nếu là cách 2 thiết lập các tùy chọn khi tạo hiệu ứng trong các bảng hộp thoại.

  4. QUAN SÁT MẪU CÓ SỬ DỤNG DROP SHADOW

  5. CHỨC NĂNG • Hiệu ứng Drop Shadow, cho phép chúng ta tạo bóng đổ. • Mặc định bóng đổ có màu đen. • Bóng đổ là một ảnh Bitmap. Nên khi tạo hiệu ứng bóng đổ cho đối tượng thường kích thước file ảnh sẽ lơn hơn nhiều so với bình thường. Do vây khi tạo bóng đổ cho một nhóm đối tượng thì nhớ Group chúng lại trước khi tạo hiệu ứng.

  6. CÁCH THỰC HIỆN TẠO HIỆU ỨNG • Để sử dụng hiệu ứng Drop Shadow, ta thực hiện: • Hoặc nhấp chuột lên tâm của đối tượng, rồi drag chuột ra ngoài biên của đối tượng. • Xác lập các tùy chọn trên thanh thuộc tính: • Opacity: Độ Mờ đục và độ trong suốt. • Feather: Độ nhòe (mờ) biên bóng đổ. • Direction Feather: Hướng bóng đổ. • Color: Màu bóng đổ.

  7. CÁCH THỰC HIỆN TẠO HIỆU ỨNG • Hoặc nhấp chuột lên chân của hình ảnh, rồi drag chuột ra ngoài hướng về phía cần đặt bóng đổ. • Xác lập các tùy chọn trên thanh thuộc tính: • Opacity: Độ Mờ đục và độ trong suốt. • Feather: Độ nhòe (mờ) biên bóng đổ. • Direction Feather: Hướng bóng đổ. • Color: Màu bóng đổ.

  8. QUAN SÁT MẪU CÓ SỬ DỤNG ADD PERSPECTIVE

  9. CHỨC NĂNG • Hiệu ứng Add Perspective, cho phép chúng ta tạo phối cảnh cho một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng lên trên các mặt phẳng giả lập trong không gian hai chiều. • Thông thường, nếu như chúng ta muốn đưa các đối tượng lên mặt phẳng ở góc nhìn nào, thì chúng ta phải dựng trước các bề mặt tương ứng với góc nhìn đó.

  10. CÁCH THỰC HIỆN TẠO HIỆU ỨNG Để tạo hiệu ứng Add Perspective, chúng ta thực hiện như sau: • Chuẩn bị các mặt ba chiều để diễn tả các mặt. • Nhóm hình ảnh lại, nếu như tạo hiệu ứng cho một nhóm nhiều đối tượng. • Chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng. • Chọn Menu Effects, chọn Add Perspective.

  11. CÁCH THỰC HIỆN TẠO HIỆU ỨNG • Lưới chữ nhật xuất hiện và áp lên nhóm hình ảnh, có 4 nút điều kiển ở góc. • Đưa con trỏ chuột vào lần lượt vào 4 nút điều khiển rồi di chuyển chúng về 4 góc của bề mặt. • Lưu ý: • Trongkhi thực hiện hiệu ứng Add Perspective, con trỏ lúc này là con trỏ của shape tool. Bề mặt phối cảnh là mặt phẳng.

  12. CÁCH THỰC HIỆN TẠO HIỆU ỨNG • Lưu ý: • Đối tượng đoạn văn bản không áp dụng được hiệu ứng Add Perspective. • Không thể áp dụng các hiêụ ứng khác trước khi thực hiện Add Perspective cho đối tượng đó. • Ảnh Bitmap không thực hiện được hiệu ứng Add Perspective.

  13. QUAN SÁT MẪU CÓ SỬ DỤNG BLEND

  14. CHỨC NĂNG • Hiệu ứng Blend, cho phép chúng ta nhân bản đối tượng trung gian từ hai đối tượng đầu và cuối. • Hình dáng và màu sắc của nhóm đối tượng trung gian tùy thuộc vào hình dáng và màu sắc của hai đối tượng đầu và cuối. • Trong trường hợp số đối tượng trung gian được sinh ra với số lượng nhiều thì lúc này hiệu ứng Blend sẽ trở thành hiệu ứng hòa trộn hay tỏa sáng.

  15. CÁCH THỰC HIỆN TẠO HIỆU ỨNG Để tạo hiệu ứng Blend, chúng ta thực hiện : • Tạo hai đối tương đầu và cuối, đặt cách nhau đúng vị trí • Chọn công cụ Interactive Blend tool • Nhấp chuột lên đối tượng đầu rồi giữ chuột trái drag chuột sang đối tượng cuối. • Thiết lập lại các tùy chọn trên thanh đặc tính.

  16. CÁCH THỰC HIỆN TẠO HIỆU ỨNG Các thuộc tính của hiệu ứng Blend: • Number of Steps: Số đối tượng trung gian • Blend Direction: Góc quay của nhóm Blend. • Path Propertive: Cho phép đưa nhóm Blend lên đường dẫn. • Blend Option: Các tùy chọn quay và phủ đều đều các đối tượng trung gian quanh đường dẫn.

  17. QUAN SÁT MẪU CÓ SỬ DỤNG HIỆU ỨNG LENS

  18. CHỨC NĂNG • Hiệu ứng Lens, cho phép chúng ta giả lập các loại thấu kính để quan sát các đối tượng. • Về nguyên tắt thực hiện chúng ta phải sao chép đối tượng ra thành hai đối tượng đặt chồng lên nhau. Một đối tượng nằm trên làm thấu kính, đối tượng còn lại nằm dưới sẽ làm đối tượng được quan sát. • Tùy theo nhu cầu sử dụng mà chúng ta có thể chọn các loại thấu kín khác nhau.

  19. CÁCH THỰC HIỆN HIỆU ỨNG LENS Để sử dụng hiệu ứng Lens, chúng ta thực hiện theo các bước như sau: • Tạo đối tượng cần áp dụng hiệu ứng. • Sao chép thêm đối tượng làm thấu kính. • Chọn đối tượng làm thấu kính. • Chọn Menu Effects, chọn Lens. • Hộp thoại xuất hiện:

  20. CÁCH THỰC HIỆN HIỆU ỨNG LENS • Chọn kiểu thấu kính. Hình bên chọn kiểu Brighten. • Sáng lập các thông số tương ứng. Tùy theo loại thấu kính mà có các tùy chọn tương ứng. • Chọn Apply để thực thi hiệu ứng đã chọn.

  21. QUAN SÁT MẪU SỬ DỤNG HIỆU ỨNG POWER CLIP

  22. CHỨC NĂNG • Hiệu ứng PowerClip, cho phép chúng ta thực hiện cắt xén phần thừa của ảnh Bitmap được nhập vào. Đồng thời hiệu ứng cũng có thể cắt xén phần thừa của đối tượng vector trong tác phẩm đang tạo. • Đây là một giải pháp cho lệnh Trim hay lệnh Intersection trong các phiên bản trước của CorelDRAW, nhưng với Version X3, thì Trim và Intersection thực hiện dễ dàng với ảnh Bitmap.

  23. CÁCH THỰC HIỆN HIỆU ỨNG POWERCLIP Để tạo hiệu ứng PowerClip, chúng ta thực hiện: • Tạo đối tượng cần áp dụng hiệu ứng. Hay Import ảnh Bitmap. Đối tượng này gọi là vật bị chứa. • Tạo đối tượng làm vật chứa đặt lên trên đối tượng cần áp dụng hiệu ứng. • Chọn đối tượng bị chứa. • Chọn Menu Effects, chọn PowerClip, chọn tiếp Place Inside Container. Kích chuột vào vật chứa.

  24. CÁCH THỰC HIỆN HIỆU ỨNG POWERCLIP Chú ý: • Để tạo hiệu ứng được thành công, chúng ta phải bỏ chức năng tự tạo vật chứa đặt tại chính giữa của đối tượng bị chứa, bằng cách: Chọn Menu Tools, chọn Options, Hộp thoại xuất hiện chọn thư mục Edit. Bỏ đánh dấu tại mục Auto – center new PowerClip contains.

  25. QUAN SÁT MẪU SỬ DỤNG HIỆU ỨNG ENVELOPE

  26. CHỨC NĂNG • Hiệu ứng Envelope, cho phép chúng ta biến đổi toàn bộ hình dáng của đối tượng theo một cách tùy ý hay theo các hình bao có sẵn. Thông thường chúng ta hay sử dụng hiệu ứng Envelope để biến đổi hình dáng của đối tượng theo một hình bao có sẵn.

  27. CÁCH THỰC HIỆN HIỆU ỨNG ENVELOPE Để tạo hiệu ứng Envelope, chúng ta thực hiện: • Tạo đối tượng cần áp dụng hiệu ứng. • Chọn đối tượng bằng công cụ Pick. • Chọn công cụ Interactive Envelope Tool. • Lúc này xuất hiện trên đối tượng một lưới, có 8 nút điều khiển xung quanh đối tượng. • Nếu biến đổi tự do ta sẽ dùng chuột drag dời các điểm này để biến đổi.

  28. CÁCH THỰC HIỆN HIỆU ỨNG ENVELOPE • Còn nếu tạo hiệu ứng theo hình bao có sẵn thì chúng ta chọn chức năng Create Envelope From trên thanh đặc tính. Kích chuột vào biên của hình bao, sau đó nhấp đúp chuột trái lên biên hình bao vừa xuất hiện xung quanh đối tượng. Đôi khi chúng ta phải tiến hành quay đối tượng lại, do trong quá trình tạo hiệu ứng, đối tượng bị quay theo một góc nào đó.

  29. QUAN SÁT MẪU SỬ DỤNG HIỆU ỨNG BEVEL CÁC BẠN CÓ THẤY KHÔNG!

  30. CHỨC NĂNG • Hiệu ứng Bevel, cho phép chúng ta vát cạnh các đối tượng được chọn. • CÁCH THỰC HIỆN Để tạo hiệu ứng Bevel, chúng ta thực hiện: • Chọn đối tượng cần áp dụng hiệu ứng. • Chọn Menu Effects, chọn Bevel. Hộp thoại xuất hiện. Thiết lập các tùy chọn • Chọn Apply để thực hiện.

  31. QUAN SÁT MẪU SỬ DỤNG HIỆU ỨNG EXTRUDE

  32. CHỨC NĂNG • Hiệu ứng Extrude, cho phép chúng ta tạo khối nổi ba chiều cho đối tượng được chọn. • CÁCH THỰC HIỆN Để tạo hiệu ứng Extrude, chúng ta thực hiện: • Chọn đối tượng cần áp dụng hiệu ứng. • Chọn Menu Công cụ Interactive Extrude Tool. • Kích chuột lên tâm đối tượng đồng thời drag chuột kéo ra ngoài để đặt điềm tụ bề mặt khối nổi

  33. CÁCH THỰC HIỆN Thiết lập các tùy chọn trên thanh đặt tính: • Extrution type: Kiểu khối nổi. • Depth: Chiều sâu của khói nổi. Chúng ta có thể kéo trực tiếp trên thanh trược lúc áp dụng hiệu ứng. • Color: Thiết lập màu cho phần hình nổi.Màu có thể là màu đồng nhất hoặc màu chuyển sắc. • Bevel: Chúng ta có thể vát cạnh cho đối tượng lúc này mà không cần áp dụng hiệu ừng Bevel.

  34. QUAN SÁT MẪU SỬ DỤNG HIỆU ỨNG CONTOUR

  35. CHỨC NĂNG • Hiệu ứng Contour, cho phép chúng ta nhân bản đối tượng thành những đối tượng đồng tâm với đối tượng ban đầu theo hướng nội hay hướng ngoại. • CÁCH THỰC HIỆN Để tạo hiệu ứng Contour, chúng ta thực hiện: • Chọn đối tượng cần áp dụng hiệu ứng. • Chọn Menu Công cụ Interactive Contour Tool.

  36. CÁCH THỰC HIỆN • Kích chuột lên biên đối tượng, đồng thời drag chuột kéo chuột vào trong để nhân bản đối tượng đồng tâm hướng nội. • Kích chuột lên biên đối tượng, đồng thời drag chuột kéo chuột ra ngoài để nhân bản đối tượng đồng tâm hướng ngoại. • Xác lập các tùy chọn trên thanh đặc tính.

  37. Các tùy chọn của hiệu ứng Contour: • Contour Steps: Số đối tượng trung gian. • Contour Offset: Khoảng cách giữa hai đối tượng trung gian. • OutLine Color: Màu đường viền của đối tượng trung gian. • Fill Color: Màu tô của đối tượng trung gian. • Direction Contour Color: Hướng chuyển màu của đối tượng trung gian.

  38. CHÚ Ý: • Khi chúng ta tạo hiệu ứng Contour hướng nội thì số đối tượng trung gian sẽ tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai đối tượng. Nghĩa là số đối tượng trung gian càng nhiều thì khoảng cách giữa hai đối tượng trung gian càng nhỏ. • Khi số lượng đối tượng trung gian càng nhiều thì hiệu ứng Contour có thể sẽ trợ thành hiệu ứng hòa trộn đối tượng, giống như ví dụ trên.

  39. CÁC CHÚ Ý KHI TẠO HIỆU ỨNG • Để xóa bất kỳ hiệu ứng được tạo, ta thực hiện như sau: • Chọn công cụ hoặc chức năng đã tạo hiệu ứng, rồi chọn lại hiệu ứng đó. • Chọn chức năng Clear Effect trên thanh thuộc tính hoặc chọn chức năng Clear Effect trong Menu Effects.

  40. CÁC CHÚ Ý KHI TẠO HIỆU ỨNG • Hầu hết các hiệu ứng được sử dụng mà có sinh thêm đối tượng trung gian, như: Extrude, Blend, Countour...Để tách rời các đối tượng trung gian, ta thực hiện như sau • Chọn công cụ hoặc chức năng đã tạo hiệu ứng, rồi chọn lại hiệu ứng đó. • Chọn chức năng Break Effect Apart trong Menu Arrange.

More Related