1.18k likes | 1.45k Views
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Tháng 7-2012. THỰC TRẠNG NCKH-CGCN TẠI ĐHNL. Học hàm, học vị của cán bộ giảng viên ĐHNL Tp. HCM 2006-2011. 2. SỐ LƯỢNG , KINH PHÍ ĐỀ TÀI DỰ ÁN CẤP NHÀ NƯỚC.
E N D
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Tháng 7-2012
Học hàm, học vị của cán bộ giảng viên ĐHNL Tp. HCM 2006-2011.
3. KINH PHÍ VÀ PHÂN BỔ KINH PHÍ TỪ NĂM 2006-2012
3. KINH PHÍ VÀ PHÂN BỔ KINH PHÍ TỪ NĂM 2006-2012(tt) 3.980
4. SỐ LƯỢNG, KINH PHÍ ĐỀ TÀI NC KHCN CẤP BỘ, CẤP CƠ SỞ (GIÁO VIÊN) VÀ SINH VIÊN
ĐỀ TÀI, DỰ ÁN THỰC HIỆN THEO KHOA CHUYÊN NGÀNH 2006-2010-2011
ĐỀ TÀI, DỰ ÁN THỰC HIỆN THEO KHOA CHUYÊN NGÀNH 2006-2010-2011 (tt) 204-631
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG ĐỀ TÀI CƠ SỞ TỪ NĂM 2006-2011 THEO ĐƠN VỊ
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG ĐỀ TÀI CƠ SỞ TỪ NĂM 2006-2011 THEO ĐƠN VỊ (tt)
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG SINH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI TỪ NĂM 2006-2011
SỐ LƯỢNG ĐỀ TÀI, KINH PHÍ VỚI CÁC TỈNH THÀNH QUA CÁC NĂM 2006-2010 VÀ 2011
SỐ LƯỢNG BẰNG SÁNG CHẾ, VĂN BẰNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ (tt)
NCKH CG 2006-2011 • ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC : 5 - 9.752,3 TRIỆU • ĐỀ TÀI CẤP BỘ: 109 - 11.227,0 TRIỆU • ĐỀ TÀI TỈNH THÀNH: 67 - 25.037,0 TRIỆU • ĐỀ TÀI CƠ SƠ: 79 - 790,0 TRIỆU • TỔNG : 260 - 46.806,3 TRIỆU • Trung bình cả trường 43,3 đề tài/năm • Cứ 15 CB GV có 01 đề tài • Có 6,67% CBGV có đề tài • Bình quân 1 năm có 171,7 CB tham gia nghiên cứu chiếm 26,41 %
ĐIỀU LỆ ĐẠI HỌC Chương 4. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Điều 16. Mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động khoa học và công nghệ 1. Hoạt động khoa học và công nghệ nhằm tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp, sản phẩm mới, góp phần hình thành và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên, nghiên cứu viên, người học và nâng cao chất lượng đào tạo. 2. Ứng dụng tri thức, công nghệ mới và tạo ra phương thức, giải pháp mới phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, góp phần tạo cơ sở cho hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ. 3. Đóng góp và phát triển kho tàng tri thức, công nghệ của nhân loại
Điều 17. Nội dung hoạt động khoa học và công nghệ 1. Nghiên cứu khoa học cơ bản. 2. Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. 3. Nghiên cứu khoa học giáo dục. 4. Nghiên cứu khoa học công nghệ. 5. Nghiên cứu và cung cấp các giải pháp về công nghệ, thiết bị, sản phẩm mới phục vụ sự nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 6. Xây dựng các vườn ươm công nghệ, gắn phát triển công nghệ với tạo sản phẩm mới có khả năng thương mại cao. 7. Hỗ trợ đăng ký và bảo vệ sở hữu trí tuệ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. 8. Xây dựng các phòng thí nghiệm, các cơ sở nghiên cứu theo chuyên ngành, liên ngành, vừa phục vụ đào tạo vừa phục vụ nghiên cứu khoa học.
Điều 17. Nội dung hoạt động khoa học và công nghệ 9. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên. 10. Tham gia tuyển chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, các nhiệm vụ theo đơn đặt hàng. 11. Xây dựng và ký kết các hợp đồng khoa học và công nghệ, tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, đảm bảo lợi ích của người nghiên cứu. 12. Tổ chức các bộ phận hỗ trợ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước. 13. Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin về hoạt động khoa học và công nghệ của nhà trường; trao đổi thông tin khoa học và công nghệ với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khác ở trong và ngoài nước.
Điều 18. Nội dung quản lý hoạt động khoa học và công nghệ 1. Tổ chức bộ phận chuyên trách quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của nhà trường. 2. Ban hành quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan về hoạt động khoa học và công nghệ. 3. Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của trường, khoa, trung tâm; gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ. 4. Tổ chức huy động các nguồn vốn khác nhau cho hoạt động khoa học và công nghệ và sử dụng nguồn vốn theo nguyên tắc hiệu quả và phát triển tài năng trẻ. 5. Khen thưởng và vinh danh các cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên có kết quả nghiên cứu khoa học xuất sắc. 6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ.
CÁC LUẬT, QUY ĐỊNH LIÊN QUAN • LUẬT KHCN • LUẬT CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CỦA QUỐC HỘI KHOÁ XI, KỲ HỌP THỨ 10 SỐ 80/2006/QH11 NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2006 • LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ • LUẬT CÔNG NGHỆ CAO
LUẬT KHOA HỌC CÔNG NGHỆ • Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền vững đất nước; • Để phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ; Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Luật này quy định về tổ chức và hoạt động khoa học và công nghệ
Khoa học và Nghiên cứu KH • Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; • Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng;
Hoạt động khoa học và công nghệ • Hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp ]ý hóa sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ;
Công nghệ và chuyển giao CN • Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. • Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Nhiệm vụ của khoa học công nghệ(Theo luật- 3nv) 1*/ Vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; góp phần xây dựng nền giáo dục tiên tiến, xây dựng con người mới Việt Nam; kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và đóng góp vào kho tàng văn hóa, khoa học của thế giới;
Nhiệm vụ của khoa học công nghệ 2*/ Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ để làm chủ các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, các phương pháp quản lý tiên tiến; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của nhân dân; dự báo kịp thời, phòng, chống, hạn chế và khắc phục hậu quả thiên tai;
Nhiệm vụ của khoa học công nghệ 3*/ Tiếp thu các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới để tạo ra, ứng dụng có hiệu quả các công nghệ mới; tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao; phát triển nền khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận với trình độ thế giới, làm cơ sở vững chắc cho việc phát triển các ngành công nghiệp hiện đại; đẩy mạnh việc phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.
Nguyên tắc của khoa học công nghệ (5) 1./ Kết hợp chặt chẽ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ với khoa học xã hội và nhân văn; gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với giáo dục và đào tạo, với hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường công nghệ; 2./Phát huy khả năng lao động sáng tạo của mọi tổ chức, cá nhân; 3./Trung thực, khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự do sáng tạo, dân chủ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Nguyên tắc của khoa học công nghệ 4./ Hoạt động khoa học và công nghệ phải phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; 5./ Xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam;
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khoa học và công nghệ 1./ Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia phát triển sự nghiệp khoa học và công nghệ; phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất; ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. 2/ Các hội khoa học và công nghệ có trách nhiệm tổ chức, động viên các thành viên tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội và tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ.
Các tổ chức khoa học và công nghệ bao gồm: • Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (sau đây gọi chung là tổ chức nghiên cứu và phát triển); • Trường đại học, học viện, trường cao đẳng (sau đây gọi chung là trường đại học); • Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ.
Tổ chức khoa học công nghệ tại Đại học Nông Lâm TP HCM • Trường Đại học nông lâm Tp HCM • Các Khoa, bộ môn trực thuộc • Các viện và trung tâm • Các phòng ban, ky túc xá thư viện….
Hiện trong trường có 01 viện và 16 trung tâm • Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường • Các trung tâm (16) 1-Trung Tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ 2- Trung Tâm Ngoại ngư 3- Trung tâm Tin học 4- Trung tâm Phân tích Thí nghiệm hóa sinh 5- Trung tâm Công nghệ và thiết bị nhiệt lạnh 6- Trung tâm Năng lượng và Máy Nông nghiệp 7- Trung tâm Công nghệ Quản lý Môi trường và Tài nguyên 8- Trung tâm Nghiên cứu Bảo quản và Chế biến Rau quả
Trung tâm… 9- Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Kỹ thuật Địa chính 10- Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Chế biến gỗ, giấy và bột giấy 11- Trung tâm hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp 12- Trung tâm Bồi dưỡng Kiến thức 13- Trung tâm Đào tạo Quốc tế 14- Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu 15- Trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục 16- Trung tâm Ươm tạo DNCN
Có đăng ký họat động tại Bộ KH&CN hoặc sở KHCN): có 6 1- Trung Tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghê 2- Trung tâm Công nghệ Quản lý Môi trường và Tài nguyên 3- Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Chế biến gỗ, giấy và bột giấy Các trung tâm, viện có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KHCN của Sở KHCN 1- Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường 2- Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Kỹ thuật Địa chính 3- Trung tâm Ươm tạo DNCN
Tổ chức KH&CN; Doanh nghiệp Trong 6 trung tâm có 03 trung tâm sẽ chuyển đổi sang tổ chức khoa học công nghệ theo NĐ 115 là: • Trung Tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghê • Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Kỹ thuật Địa chính • Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Chế biến gỗ, giấy và bột giấy Có 2 trung tâm chuẩn bị lập hồ sơ theo NĐ115 là • ”TRUNG TÂM THỰC NGHIỆM LÂM SINH VÀ TƯ VẤN KỸ THUẬT LÂM NGHIỆPĐHNL” • Trung tâm CÂY CÔNG NGHIỆP-ĐHNL
DOANH NGHIỆP-DNKHCN • Các doanh nghiệp vườn ươm • Các doanh nghiệp –DN KHCN Xây dựng doanh nghiệp từ kết quả nghiên cứu đề tài các cấp. Bước đầu đăng ký ươm tạo và sau đó chuyển thành doanh nghiệp KHCN trong trường Đại học. Điều này vừa minh chứng cho nghiên cứu thành công, có tính ứng dụng thực tiễn mà còn tạo cho vườn ươm (trung tâm UTDNKHCN) có DN thành công
Các tổ chức nghiên cứu và phát triển • Các tổ chức nghiên cứu và phát triển được tổ chức dưới các hình thức: viện nghiên cứu và phát triển, trung tâm nghiên cứu và phát triển, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và cơ sở nghiên cứu và phát triển khác. • Căn cứ vào mục tiêu, quy mô tổ chức và phạm vi hoạt động, các tổ chức nghiên cứu và phát triển được phân thành: + Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp quốc gia; + Tổ chức nghiên cứu và phát triển của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp bộ); tổ chức nghiên cứu và phát triển của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp tỉnh); tổ chức nghiên cứu và phát triển của cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; + Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp cơ sở.
Nhiệm vụ của các tổ chức nghiên cứu và phát triển (4) 1-Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp quốc gia chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách, pháp luật; tạo ra các kết quả khoa học và công nghệ mới, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ.
Nhiệm vụ của các tổ chức nghiên cứu và phát triển 2- Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp bộ, cấp tỉnh chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ.
Nhiệm vụ của các tổ chức nghiên cứu và phát triển 3- Tổ chức nghiên cứu và phát triển của cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 của Luật này chủ yếu thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan mình; tổ chức nghiên cứu và phát triển của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương chủ yếu thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ theo mục tiêu, điều lệ của tổ chức mình.
Nhiệm vụ của các tổ chức nghiên cứu và phát triển 4- Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp cơ sở chủ yếu thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ theo mục tiêu, nhiệm vụ do tổ chức, cá nhân thành lập xác định.