450 likes | 712 Views
THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CAN THIỆP GIÁO DỤC BÀ MẸ VỀ KHUYẾT TẬT VÀ PHCN CHO TKT DƯỚI 6 TUỔI TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ TÂY 2006-2007. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Minh Thủy. Nội dung báo cáo. Đặt vấn đề Tổng quan Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu
E N D
THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CAN THIỆP GIÁO DỤC BÀ MẸ VỀ KHUYẾT TẬT VÀ PHCN CHO TKT DƯỚI 6 TUỔI TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ TÂY 2006-2007 Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Minh Thủy
Nội dung báo cáo • Đặt vấn đề • Tổng quan • Mục tiêu nghiên cứu • Phương pháp nghiên cứu • Kết quả nghiên cứu và bàn luận • Kết luận • Kiến nghị
Tầm quan trọng của việc chăm sóc và can thiệp sớm • Giai đoạn phát triển ban đầu của trẻ là giai đoạn phát triển quan trọng nhất và cũng dễ bị tổn thương nhất • Trong số 39 cháu ≤24 tháng có chỉ số phát triển lĩnh vực cá nhân xã hội đạt ở mức sớm, có 75% được mẹ hoặc ông bà chăm sóc hoàn toàn trong những năm đầu - HànNguyệt Kim Chi (1999) => Đối với TKT tuổi tiền học đường (còn gọi là tàn tật phát triển), can thiệp sớm là điều vô cùng quan trọng
Tình hình tàn tật và quản lý tàn tật ở trẻ em trên thế giới • Theo UNICEF: 120 – 150 triệu TKT, có xu hướng tăng (2004) • Tại 27 nước Trung và Đông Âu (CEE) và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS): 1,5 triệu TKT – tăng gấp 3 lần thập kỷ trước (Unicef,2002) nguyên nhân có thể do sự cải thiện về thu thập thông tin. • Các nước phát triển: đã có các trung tâm đăng ký khuyết tật
Tình hình trẻ em tàn tật tại Việt Nam • Điều tra về TKT của Bộ LĐTB-XH (1998): • TKT 3,1% số trẻ từ 0 – 17 tuổi • Loại tật phổ biến nhất là vận động (22,4%) và nói (21,4%) • 55% - 64,6% tàn tật là bẩm sinh • 90% TKT tại bệnh viện là nặng • tàn tật trung bình gặp trên 1 trẻ là: 1,48 – 1,64 loại tật/TKT. • Phát hiện sớm, can thiệp sớm chưa được chú ý đến và chưa có các trung tâm đăng ký/quản lý trẻ khuyết tật
Một số thông tin về Hoài Đức • Là một trong 14 huyện thị của tỉnh Hà Tây • Diện tích 92,4 km2,dân số 190.612 người trong đó số trẻ dưới 5 tuổi:16.465 người • Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật • Thành lập vào năm 1992 • Trung tâm được ghép với khoa đông y gồm 8 cán bộ chủ yếu là chuyên ngành đông y. • Đã khám và nhận điều trị PHCN 2.204 lượt TKT (khỏi 18,4 %, đỡ 34,4%). • Chưa có bất kỳ hoạt động tư vấn nào • Chưa có chương trình quản lý dữ liệu
Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Thử nghiệm mô hình quản lý trẻ khuyết tật và đánh giá tác độngcủa hoạt động giáo dục PHCN cho bà mẹ TKT dưới 6 tuổi huyện Hoài Đức – Hà Tây đối với việc tiếp cận dịch vụ PHCN cho trẻ và dịch vụ cung cấp thông tin cho bà mẹ. Thử nghiệm mô hình quản lý thông tin TKT Đánh giá sự thay đổi KAP về tàn tật và PHCN của bà mẹ đối với trẻ trước và sau can thiệp Đánh giá sự thay đổi về tiếp cận dịch vụ PHCN cho TKT và dịch vụ cung cấp thông tin cho bà mẹ trước và sau can thiệp Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ PHCN cho TKT và dịch vụ cung cấp thông tin cho bà mẹ.
Tình hình tàn tật ở trẻ em trên thế giới • Tại Mỹ, những năm đầu 1990, tỷ lệ TKT có giảm khả năng 6%-12% (1,3% trẻ trong độ tuổi đi học có khó khăn vận động; 0,9% trẻ không thể tự chăm sóc mình; 5,5 % khó khăn về giao tiếp; 10,6 % khó khăn về học) • Đức: 6%-8% (1991) • Newzealand: 11% (1996)
Tình hình trẻ em tàn tật tại Việt Nam • Khảo sát hộ gia đình UNICEF (2004) • Tỷ lệ tàn tật ở mọi độ tuổi là 6,34% dân số • Trẻ <6 tuổi có tỷ lệ tàn tật là 1,39% trẻ cùng độ tuổi • Phân bố tỷ lệ các dạng tật ở trẻ em tại 3 tỉnh: Ninh Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi: KKVN 30%; nói 39,8%; học 42,6%; vận động 27,3%; nghe 15,5%
Đói nghèo ít cơ hội SK yếu Không VL Vòng xoắn tàn tật SDD Bệnh tật Thiếu GD Tàn tật Ảnh hưởng của tàn tậtđối với trẻ, anh chị em ruột và gia đình
Vai trò của cha mẹ trong sự phát triển của TKT • Sự chăm sóc trẻ trong những năm đầu của cuộc đời có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là TKT • Quan hệ mẹ-con là cơ sở của mọi quan hệ mà đứa trẻ sẽ tạo lập nên trong suốt cuộc đời của nó • Bên cạnh người mẹ, vai trò của người cha cũng rất quan trọng
Thực trạng cha mẹ hỗ trợ TKT tiếp cận dịch vụ và các yếu tố ảnh hưởng • Phần lớn TKT đều có khả năng tham gia những hoạt động của trẻ cùng lứa tuổi • Gia đình TKT thiếu những thông tin về dịch vụ, thiếu kiến thức về những nhu cầu, năng lực của trẻ • Những yếu tố ảnh hưởng thái độ của cha mẹ gồm: Nền tảng gia đình, trải nghiệm cá nhân, văn hóa và tôn giáo, giáo dục, đời sống vợ chồng và những vấn đề khác
Các dịch vụ cần thiết cho TKT và cha mẹ Nhu cầu dịch vụ PHCN cho TKT Theo Luật giáo dục TKT của Mỹ (1989) Các dịch vụ cần thiết cho sự phát triển ở trẻ: Thể chất, nhận thức, giao tiếp, tình cảm và thích ứng xã hội. Các dịch vụ đặc thù bao gồm các hoạt động sau: Huấn luyện gia đình, ngôn ngữ, Hoạt động trị liệu, Vật lý trị liệu, tâm lý, dụng cụ trợ giúp, …. Tại VN (1998) hơn 90% TKT hi vọng có một công việc ý nghĩa trong tương lai
Các dịch vụ cần thiết cho TKT và cha mẹ Thực trạng cung cấp dịch vụ PHCN cho TKT • Theo Liên Hiệp Quốc, NKT tại các nước đang phát triển là những người cực nghèo, có rất ít dịch cho họ. Thiếu hụt các nguồn lực cung cấp dịch vụ • NC Việt Nam 1998, hiểu biết về các dịch vụ PHCN tại địa phương, trình độ học vấn của những TKT rất thấp, gần ½ bị mù chữ. Thiếu sự quan tâm và nguồn lực để đầu tư thích đáng cho các chương trình dạy nghề hướng nghiệp và tạo việc làm. Chỉ có 5% TKT ở thành thị và 10% TKT ở nông thôn nhận được hỗ trợ tài chính
TKT Lí do đến khám Đánh giá lại điều trị Phân tích dữ liệu Tại sao bệnh nhân lại thực hiện chức năng như vậy Kế hoạch và chiến lượcđiều trị Điều trị VLTL Điều trị HĐTL Ngôn ngữ trị liệu Cha mẹ Chuyên khoa khác Dữ liệu cơ bản Tiền sử Mối quan tâm của cha mẹ từ các nguồn Thông tin từ các nguồn khác nhau Dữ liệu đánh giá về thực hiện chức năng của bệnh nhân Khả năng chức năng Khiếm khuyết Hạn chế hoạt động Chiến lược điều trị Kế hoạch điều trị Mục tiêu điều trị Mô hình quản lý tàn tật trên thế giới
Trẻ < 6 tuổi Điều tra ban đầu Bổ sung hàng tháng Báo cáo số liêụ lên huyện Nhân viên y tế thôn Trạm y tế xã Các dịch vụ PHCN TKT =<6 Khám sàng lọc phân loại nhu cầu PHCN Lập danh sách theo nhóm Mời chuyên gia chuyên ngành Tổ chức tập huấn/tư vấn trực tiếp Trung tâm PHCN tuyến huyện Các chuyên gia tuyến tỉnh/trung ương Tập huấn/tư vấn cha mẹ Mô hình quản lý tàn tật tại Hoài Đức
Đối tượng nghiên cứu • Toàn bộ TKT dưới 6 tuổi hiện đang cư trú tại huyện Hoài Đức • Mẹ của những trẻ trên • Đại diện BGĐ và nhân viên phòng PHCN BV Hoài Đức • Các nhân viên y tế xã và thôn có liên quan được lựa chọn theo danh sách • Thành viên gia đình trẻ.
Địa điểm nghiên cứu • Huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây • Thời gian nghiên cứu • 10/2006 10/2007
Phương pháp nghiên cứu • Thiết kế nghiên cứu: • Nghiên cứu can thiệp, đánh giá trước sau, kết hợp định tính & định lượng • Cơ mẫu: • Định lượng: • Toàn bộ TKT dưới 6 tuổi huyện hiện đang cư trú tại huyện Hoài Đức và mẹ của trẻ • Định tính: • 01 đại diện Ban giám đốc • Trưởng khoa Đông y (kiêm giám đốc trung tâm PHCN TKT) • 02 nhân viên điều trị của khoa • 05 trưởng trạm y tế - thảo luận nhóm • 15 nhân viên Y tế thôn bản - thảo luận nhóm • 15 thành viên gia đình - thảo luận nhóm
Giai đoạn can thiệp Mô hình can thiệp 1. Khám hiện trạng tàn tật, phân loại tàn tật nhu cầu can thiệp PHCN trước can thiệp Đánh giá trước can thiệp 2. Phỏng vấn KAP bà mẹ trước can thiệp 3. Đánh giá mô hình quản lý thông tin trước can thiệp Tập huấn/ tư vấn bà mẹ theo dạng tật của con So sánh Cung cấp phần mềm quản lý và hệ thống cập nhật thông tin 1. Phỏng vấn KAP bà mẹ sau can thiệp Đánh giá sau can thiệp 2. Đánh giá mô hình quản lý thông tin sau can thiệp
Xử lý số liệu • Xử lý số liệu: • Số liệu được xử lý bằng phần mềm EPI DATA và SPSS
Cán bộ TYT, người nhà, người quen phát hiện Điều tra Khám sàng lọc tại huyện (BS chuyên khoa) Khám tại các cơ sở y tế/PHCN Sự thay đổi về quản lý thông tin TKTSơ đồ quản lý thông tin trước – sau can thiệp
Thông tin chung về TKT và gia đình của TKT • Tỷ lệ hộ gia đình TKT nghèo khá thấp (9%), hộ có từ 2 TKT trở lên chiếm 10%. • Bà mẹ: 80% ở độ tuổi thanh niên và trung niên, 76% có trình độ văn hoá cấp I, II; 74,2% làm nghề nông; 97,7% đang sống cùng chồng/vợ. • TKT: nam (56,6%); nữ (43,4%). Tỷ lệ TKT theo tuổi khá đồng đều, không đi học là 77,4%. Hầu hết các TKT đều được sống cùng cha mẹ. • Khuyết tật của trẻ: dạng KT chính là khó khăn về nói và CPTTT (64,7% và 48%); KKVĐ 33,9%, Mức độ KT trung bình 46,2%, nhẹ 29,9%; nặng và rất nặng 24%; 50,2% mắc≥ hai tật. 80,5% do bẩm sinh; 98,2% mắc khuyết tật khi ≤12 tháng
Thông tin chung về TKT và gia đình của TKT • Có 78,7% TKT có nhu cầu cần can thiệp, trong đó nhu cầu tập luyện 78,7%, dụng cụ trợ giúp 30,8%, phẫu thuật chỉnh hình 21,3% và điều trị thuốc 6,8% • Có 52,8% trẻ khó khăn về nhìn có nhu cầu cần phẫu thuật, 20,8% có nhu cầu kính thuốc, nhu cầu điều trị thuốc và tập luyện thấp nhất. Với trẻ khó khăn về nghe, 75% có nhu cầu tập luyện, 45% có nhu cầu máy trợ thính • Với trẻ khó khăn về nói: 90% trẻ có nhu cầu tập luyện, chỉ 2,8% có nhu cầu phẫu thuật. 96,2% trẻ CPTTT cần tập luyện và chỉ 3,8% cần phẫu thuật.
Kiến thức – thái độ - thực hành của bà mẹ trước sau can thiệp • Đánh giá chung về KAP của bà mẹ: chưa thấy có sự khác biệt lớn về KAP trước và sau can thiệp (giá trị p>0,05) • Kiến thức về tàn tật và PHCN của bà mẹ: không khác biệt so với trước can thiệp. (tỷ lệ các bà mẹ đánh giá đúng mức độ khuyết tật của trẻ và nhu cầu cần hỗ trợ trẻ trong các sinh hoạt hàng ngày không cao.) Quận Cầu Giấy, HN: thời gian tập huấn 1 đến 2 ngày, thiếu tài liệu => không đáp ứng được yêu cầu kiến thức phục vụ cho công việc hàng ngày của nhân viên PHCNDVCĐ Zimbabwe - trẻ khiếm thính: những người tham gia tập huấn có khả năng phát hiện khuyết tật sớm hơn, gửi trẻ tham gia các hoạt động hoà nhập cũng như tới các trường giáo dục đặc biệt nhiều hơn Madras, Ấn Độ: trẻ mắc hội chứng Down: có sự cải thiện đáng kể về kiến thức và thái độ của các bà mẹ trong việc chăm sóc trẻ và kỹ năng hỗ trợ sự phát triển của trẻ
Thái độ của bà mẹ trước sau can thiệp • Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ không dấu diếm khuyết tật của trẻ với người khác sau can thiệp cao hơn trước can thiệp (p<0,05) Trên thế giới: ít có các NC đánh giá thái độ của bà mẹ trước, sau can thiệp mà cũng chỉ đánh giá ở một thời điểm: Các NC ở Mỹ, Jamaica, Nepal, UNICEF ở vùng Baltic Philipin: Sau tập huấn các bà mẹ có sự thay đổi thái độ và thực hành tích cực
Thực hành của bà mẹ trước sau can thiệp • Sau can thiệp có một số khác biệt: tập cho trẻ tại nhà (p=0,01), đưa trẻ đi khám đúng hẹn p<0,001, còn lại những hoạt động khác không thấy rõ sự khác biệt rõ rệt Bộ LĐTBXH năm 1998: tỷ lệ tham gia hoạt động của TKT khác nhau tuỳ theo dạng khuyết tật. Trẻ có KKVN (62.8 %), trẻ có khó KKVH(43.6%); trẻ có HVXL (18.8%). NC tại Mỹ khuyến cáo: cha mẹ nên yêu cầu TKT làm càng nhiều càng tốt cho bản thân chúng NC tại Uzbekistan: TKT thường bị giữ ở nhà cả ngày mà không được đi học hay được chăm sóc y tế. Ít có nghiên cứu đánh giá tác động của can thiệp
Tiếp cận dịch vụ PHCN của trẻ trước và sau can thiệp • Tiếp cận dịch vụ đầu tiên: 31,7% trên 1 tuổi, 17,2% 6-12 tháng tuổi và 23,1% dưới 6 tháng tuổi. 28% chưa được đi khám. • Nơi được khám lần đầu: BV TƯ (76,1%), BV huyện (17,3%), BV tỉnh (0,6%), cơ sở khác 1-2%. • Sau can thiệp: 100% được khám. Thay đổi đáng kể so với trước can thiệp (p<0,001): Số lượt được khám từ 1 – 2 lần tăng (13,1% - 43%), điều trị 1 – 7 ngày (17,6% - 62%), tiếp cận đúng dịch vụ (28,2 % -56%) • Sau can thiệp: trẻ được khám tại BV huyện tăng (9,5% -32,2%), BV trung ương giảm (66,7% - 48,3%), cơ sở tư nhân giảm (14,3% - 4,2%). Có khác biệt này rõ rệt trước và sau can thiệp. • Sau can thiệp: 56,1% trẻ tăng số lần tiếp cận dịch vụ
Tiếp cận dịch vụ PHCN của trẻ trước và sau can thiệp • NC của Bộ Y tế (2004): có 56,5%-73,6% NKT và TKT được gửi đi khám chuyên khoa, 36% người khuyết tật và TKT được cung cấp dụng cụ trợ giúp sau can thiệp • Tại Băng-La-Đét, hầu hết những dụng cụ trợ giúp những người có khó khăn vận động đều được sản xuất ở địa phương nhưng chúng thường có chất lượng thấp • Tajikistan trong vòng 1 năm điều tra, chỉ có 47% TKT được đưa đi khám • NC ở Mỹ:nhiềuTKT có hạn chế hoạt động/chức năng không nhận được các dịch vụ y tế • Hàn Quốc: tần suất nhập viện của NKT và TKT cao hơn người không khuyết tật do họ ít được tiếp cận với các dịch vụ CSSKBĐ • Phần Lan (1996): 45% cha mẹ của TKT không tìm kiếm sự hỗ trợ y tế, 33% tới các cơ sở y tế và 22% tới các trung tâm trợ giúp xã hội • Ít có nghiên cứu đánh giá trước-sau can thiệp
Tiếp cận dịch vụ cung cấp thông tin cho bà mẹ trước và sau can thiệp • Sau can thiệp: Các bà mẹ tiếp cận nhiều hơn với các cơ sở y tế tại địa phương (BV huyện 0% -56,5%, TYT 6,75 -29,4%, p<0,001 ) • Cung cấp thông tin của TTYT huyện: 31,2% bà mẹ cho rằng tốt hơn, 24% cho rằng tồi hơn. • Tỷ lệ bà mẹ không được tư vấn sau can thiệp cao hơn trước can thiệp (45,2% và 20,4% ) với (p< 0,001) • 1/3 các bà mẹ không nhận được tư vấn trước nhưng nhận được tư vấn sau can thiệp • Không có sự thay đổi trong đánh giá sự hữu ích của thông tin và sự hài lòng của các bà mẹ đối với thông tin được cung cấp.
Tiếp cận dịch vụ cung cấp thông tin cho bà mẹ trước và sau can thiệp • Sau can thiệp các gia đình trẻ đã được tiếp cận với nguồn thông tin gần nơi họ sống và dễ tiếp cận hơn so với nguồn thông tin có được từ các BVTƯ Điều tra tại cộng đồng VN: hiểu biết của cộng đồng về các dịch vụ PHCN hiện có tại địa phương rất thấp NC trên thế giới: vai trò quan trọng của cung cấp thông tin cho các bà mẹ, sự đa dạng của hình thức cung cấp thông tin và tác dụng to lớn của hoạt động này: Ruth Nussbaum (1999), M. Solomon và N. Pistrang (2001), S. M. Kerr và J. B. McIntosh (2000), Hornby (1989); Pain (1999) Tại Anh, các trung tâm cung cấp thông tin ở Brighton và Hove đã xây dựng website cung cấp các thông tin về KT và tư vấn trực tuyến NC tại Hy Lạp: cơ quan chức năng cung cấp thông tin rất ít, Cha mẹ TKT không hài lòng về những thông tin nhận được
Một số yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận dịch vụ PHCN của trẻ • Gia đình: có mối liên quan rõ ràng giữa hiện trạng kinh tế hộ gia đình với tiếp cận dịch vụ của trẻ. TKT thuộc gia đình nghèo có khả năng được tiếp cận dịch vụ sau can thiệp cao hơn 1,5 lần so với TKT trong gia đình không nghèo. • Tỷ lệ trẻ được tiếp cận dịch vụ PHCN trong nhóm bà mẹ có học vấn từ cấp II trở xuống cao hơn nhóm các bà mẹ có trình độ học vấn từ cấp III trở lên. • Các yếu tố: tuổi, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, của bà mẹ; giới tính của trẻ không liên quan với việc tiếp cận dịch vụ sau can thiệp
Một số yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận dịch vụ PHCN của trẻ NC của Bộ Y tế(2004): cho thấy tỷ lệ nam tàn tật được hưởng dịch vụ PHCN cao hơn nữ, dân tộc kinh cao hơn các dân tộc thiểu số khác Tại Mỹ (2000): Sharon K. Long và Teresa A. Coughlin: sự hạn chế trình độ học vấn của cha mẹ, các rào cản ngôn ngữ và những khó khăn về tài chính Beresford (1995): thiếu kiến thức và thông tin về các dịch vụ hỗ trợ là một trong những rào cản chủ yếu Những gia đình có hoàn cảnh khó khăn là những gia đình ít nhận được các dịch vụ nhất (Gordon và cộng sự, 2000) NC tại Hồng Kông: Nhóm đối tượng có trình độ văn hoá cao, cấu trúc gia đìnhvà kinh tế ổn địnhcó thái độ cởi mở, tích cực tìm kiếm sự trợ giúp và hỗ trợ trẻ về mặt xã hội
Một số yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận dịch vụ cung cấp thông tin cho bà mẹ • Kinh tế hộ gia đình, tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp của mẹ, giới tính của trẻ không ảnh hưởng đến việc các bà mẹ được tư vấn về khuyết tật và PHCN (p>0,05). • Trong từng nhóm khuyết tật, không có sự khác biệt về việc bà mẹ được tư vấn về khuyết tật và PHCN (p>0,05). • Chưa cho thấy sự khác biệt về giữa việc các bà mẹ có tham gia tập huấn và được tư vấn về khuyết tật và PHCN cho TKT.
Kết luận • Mô hình đề xuất có ưu điểm là phát hiện một cách có hệ thống TKT, thông tin về trẻ được thu thập đầy đủ, dễ sử dụng. Khó có khả năng duy trì do nguyên nhân khách quan • Sau can thiệp, các bà mẹ ít dấu diếm khuyết tật của trẻ hơn, thực hành tập cho trẻ tại nhà nhiều hơn, đưa trẻ đi khám đúng hẹn cao hơn; tiếp cận nhiều hơn với nguồn thông tin từ các cơ sở y tế địa phương • Tiếp cận dịch vụ PHCN của TKT sau can thiệp tăng, 100% TKT được khám; TKT được khám tại BV huyện tăng lên; BVTƯ và y tế tư nhân giảm xuống • Yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận dịch vụ PHCN cho trẻ là kinh tế hộ gia đình, Các yếu tố khác thuộc về gia đình, bà mẹ và bản thân TKT không ảnh hưởng tới tiếp cận dịch vụ PHCN của trẻ • Các yếu tố gia đình, bà mẹ, giới tính của trẻ không ảnh hưởng đến việc các bà mẹ được tư vấn về khuyết tật và PHCN.
Kiến nghị • Tăng cường cung cấp thông tin về KT và PHCN cho các bà mẹ tại tuyến huyện để làm tăng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ PHCN cho TKT, đảm bảo sự bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ y tế. • Có kế hoạch và kinh phí cho việc quản lý thông tin về TKT tại tuyến huyện, có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan y tế có liên quan trên địa bàn huyện trong việc thực hiện công tác quản lý thông tin về TKT. • Cần có những nghiên cứu tương tự trên phạm vi rộng hơn và thời gian dài hơn nhằm có các thông tin chính xác hơn và đáng tin cậy hơn.