291 likes | 728 Views
Mô hình cấp nước và vệ sinh nông thôn. Người báo cáo: Huỳnh Thị Kim Tuyến. Tổng quan về vệ sinh môi trường nông thôn:. Vệ sinh môi trường nông thôn chưa được đảm bảo Các vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn như:
E N D
Mô hình cấp nước và vệ sinh nông thôn Người báo cáo: Huỳnh Thị Kim Tuyến
Tổng quan về vệ sinh môi trường nông thôn: • Vệ sinh môi trường nông thôn chưa được đảm bảo • Các vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn như: - Việc thu gom rác thải, xử lý nước thải sinh hoạt chưa được quan tâm đúng mức; - Tỷ lệ người dân nông thôn có nước hợp vệ sinh tuy cao nhưng chưa thực sự bền vững; - Tỷ lệ nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế ở Bến Tre mới đạt 30%. • Vì vậy, để hoàn thành mục tiêu giai đoạn 3 (2011 - 2015) đòi hỏi sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, địa phương và đặc biệt là ý thức cộng đồng.
Mục tiêu phát triển chương trình nước sạch nông thôn • Nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện các dịch vụ cấp nước sạch và vệ sinh • Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về bảo vệ môi trường, vệ sinh cộng đồng và vệ sinh cá nhân; • Giảm tác động xấu do điều kiện cấp nước và vệ sinh kém gây ra đối với sức khoẻ của dân cư nông thôn • Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn
Phương thức tiếp cận cho giải pháp công nghệ - kỹ thuật cấp nước sạch • Đa dạng hóa các công nghệ phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của mỗi vùng nông thôn • Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn nước bằng các loại hình công nghệ phù hợp, nâng cao chất lượng nước bằng áp dụng và chuyển giao nhiều công nghệ mới.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, sẽ ưu tiên tập trung đầu tư vào: • Các huyện nghèo • Những vùng dân cư tập trung, tận dụng các công trình cấp nước hiện có để nâng cấp và mở rộng, • Tìm kiếm các nguồn nước ổn định cho các vùng đặc biệt khó khăn như vùng thường xuyên hạn hán, lũ lụt, vùng cao, hải đảo, đặc biệt chú trọng cải thiên môi trường chăn nuôi và xử lý nước thải, chất thải làng nghề...
Giải pháp a) Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. • Tuyên truyền - giáo dục • Tổ chức sự tham gia của cộng đồng • Ban hành các chính sách khuyến khích xã hội hoá: b) Tạo thêm nguồn vốn, thành lập hệ thống tín dụng và hệ thống trợ cấp phục vụ việc phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn c) Đào tạo nguồn nhân lực, đưa khoa học, công nghệ vào phục vụ sự nghiệp cấp nước và vệ sinh nông thôn. d) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế. e)Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước
. Mô hình cấp nước sạch nông thôn Bến Tre
THAM KHẢOMỘT SỐ MÔ HÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TIÊU BIỂU • Mô hình hộ nông dân thực hiện vệ sinh môi trường bằng hầm biogas và tự sản xuất phân bón hữu cơ trên nền than bùn và dịch thải từ hầm biogas. • Mô hình được áp dụng tại: huyện Ứng Hoà tỉnh Hà Tây, huyện Bình Lục và Kim Bảng tỉnh Hà Nam, huyện Vân Hà tỉnh Bắc Giang, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Bến Tre.
MỘT SỐ MÔ HÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TIÊU BIỂU • Mô hình xã hội hoá công tác cấp nước sạch và bảo vệ môi trường • Hình thức hợp tác xã nước sạch và vệ sinh môi trường ở Tây Tựu (Hà Nội), Bình Lục (Hà Nam), Hải Bình (Tĩnh Gia, Thanh Hoá)... • Mô hình do chính người dân góp vốn và đứng ra làm chủ có tác dụng rất tích cực vì chỉ khi họ tự tạo nguồn nước sạch, giữ vệ sinh cho chính gia đình mình thì mới nhanh chóng mở rộng phạm vi cung ứng nước sạch vệ sinh môi trường.
MỘT SỐ MÔ HÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TIÊU BIỂU • Mô hình cấp nước cho miền núi • Mô hình này được áp dụng tại các tỉnh miền núi như Lào Cai, Kim Bôi (Hoà Bình).. Người dân ở đây đã dùng giếng đào, giếng khoan, bể, lu chứa nước…để tận dụng nước mưa tại các vùng khan hiếm nước ngầm hoặc nơi có nguồn nước bị ô nhiễm nặng. • Hiện tại, mô hình này đang được áp dụng có hiệu quả ở 14 tỉnh trong cả nước.
MỘT SỐ MÔ HÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TIÊU BIỂU • Mô hình cung cấp nước hệ tập trung vừa và nhỏ • Mô hình này phù hợp với đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng dân cư có nguồn nước ngầm sạch. • Người ta sử dụng các giếng khoan có sẵn, đường kính nhỏ, thay bơm tay bằng bơm điện phù hợp với loại giếng có lượng nước từ 2 đến 3 m3/giờ và nối mạng phục vụ cho từng cụm dân từ 20 đến 100 hộ. • Các trạm cấp nước tập trung tại thôn xã phần lớn do Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đầu tư từ vốn của chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ngân sách và vốn của các tổ chức quốc tế và vốn đóng góp của nhân dân. Trạm cấp nước tập trung xã Hòa An– Phụng Hiệp- HG
MỘT SỐ MÔ HÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TIÊU BIỂU • Mô hình cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường gắn với quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông. • Đây là mô hình hiện đại và có hiệu quả nhất để khai thác nguồn lợi của lưu vực, đi đôi với bảo vệ dòng sông, hạn chế tác hại lũ lụt, hạn hán, xói mòn màu mỡ đất vùng trung lưu và hạ lưu. • Mô hình này đang được thực hiện ở lưu vực sông Cầu, lưu vực sông Nhuệ - Đáy và sông Sài Gòn - Đồng Nai.
Quản lí tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai
MỘT SỐ MÔ HÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TIÊU BIỂU • Mô hình huy động sức dân cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường ở các vùng nông thôn đông dân và nhiều lễ hội.
MỘT SỐ MÔ HÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TIÊU BIỂU • Mô hình cấp nước tự chảy ở xã Tân Phong, huyện Kỳ Sơn, Hoà Bình. • Mô hình với dây chuyền công nghệ: Nước suối - Công trình thu - Bể lọc - Bể chứa - Điểm cấp nước… Hồ chứa nước của thôn Cẩm Lãnh Tiên Phước- Quảng Nam
Mô hình cấp nước sạch, bảo vệ môi trường • Thực hiện ở xã Quảng Đông, Quảng Xương, Thanh Hoá; thị trấn Vạn Hà, xã Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hoá; xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên; thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang... Một dự án cung cấp nước sạch tại miền Trung
NỘI DUNG THẢO LUẬN • Trình bày hiện trạng và một số giải pháp cấp bách về giữ vệ sinh nông thôn tại địa phương. • Phổ biến một số thông tin có liên quan đến việc xây dựng các mô hình cung cấp nước sạch trên địa bàn • Vệ sinh môi trường nông thôn và trách nhiệm của chúng ta. • Giải pháp quản lý môi trường nông thôn với sự tham gia của cộng đồng
Thông điệp của Dasani: “Xoắn chai rỗng và giúp đưa nước sạch về cộng đồng”.