330 likes | 480 Views
UỶ BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN CÔNG CHÚNG GIAI ĐOẠN 1. TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội. 1. GIỚI THIỆU UỶ BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA QUỐC HỘI. 35 Ngô Quyền – Hà Nội Website : www.quochoi.vn/UBCVDXH Email : cvdxh@qh.gov.vn
E N D
UỶ BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN CÔNG CHÚNG GIAI ĐOẠN 1 TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội 1
GIỚI THIỆU UỶ BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA QUỐC HỘI 35 Ngô Quyền – Hà Nội Website : www.quochoi.vn/UBCVDXH Email : cvdxh@qh.gov.vn ĐT : 08046315. Fax : 08046328 2
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG • Là 1 trong 10 UB thường trực của QH • Thành viên UB: hiện có 40 ĐBQH, nữ 15 (37,5%);14 ĐB chuyên trách và 26 ĐB kiêm nhiệm • Thường trực UB: 6 ĐBQH, trong đó có 1 CN, 4 PCN và 1 ĐB chuyên trách • UB có 4 tiểu ban: Lao động; y tế - dân số; bảo trợ xã hội; tôn giáo – giới – gia đình • Chức năng, nhiệm vụ: Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức QH, UB có 2 chức năng chính là lập pháp và giám sát. 3
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ • Thẩm tra: • Dự án luật, pháp lệnh • Nghị quyết chuyên đề của QH • Dự án kế hoạch phân bổ NS cho các ngành thuộc lĩnh vực XH • Giám sát việc thực hiện luật, pháp lệnh, NQ của QH, UBTVQH về xã hội • Kiến nghị với QH các biện pháp để giải quyết các vấn đề xã hội 6
HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN TỪ ĐẦU NHIỆM KỲ ĐẾN NAY 7
CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT • Các luật Ủy ban thẩm tra: • Luật p/c bệnh truyền nhiễm • Luật p/c bạo lực gia đình • Luật hoạt động chữ thập đỏ • Luật p/c ma túy • Luật bảo hiểm y tế (triển khai hoạt động tham vấn công chúng gđ 1 có lấy ý kiến ndân về dự thảo luật này) • Pháp lệnh sđ, bs Điều 10 của PL dân số • Luật người cao tuổi • Luật khám bệnh, chữa bệnh 8
CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT • Thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới: • Luật cán bộ, công chức • Luật bảo hiểm y tế • Luật sđ, bs 1 số điều của BLHS • Luật khám bệnh, chữa bệnh • Luật người cao tuổi • Lồng ghép giới trong xây dựng ngân sách 9
CÔNG TÁC GIÁM SÁT • Phục vụ giám sát tối cao: việc thực hiện c/s, PL về XHH công tác CSSKND • Giám sát của UBTVQH : việc thực hiện NQ16/2003/QH11. • Giám sát thường xuyên: việc thi hành Luật p/c HIV/AIDS, Luật bình đẳng giới, Luật p/c BLGĐ, Pháp lệnh dân số, PL NTT (triển khaihoạt động tham vấn công chúng gđ 1 có lấy ý kiến ndân v/v thực hiện Plệnh này), PL về QHLĐ, NQ16/2008/NQ-QH12, NQ18/2008/NQ-QH12, đặc biệt tập trung giám sát việc thực hiện mục tiêu BĐG và quản lý và sử dụng quỹ BHXH 10
CÔNG TÁC GIÁM SÁT • Giám sát văn bản : việc ban hành văn bản QPPL hướng dẫn thi hành một số luật, pháp lệnh. • Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. 11
CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI • Đoàn nghiên cứu, khảo sát ở nước ngoài về pháp luật, chính sách thuộc lĩnh vực xã hội • Tổ chức đoàn đi tham dự hội thảo, hội nghị quốc tế về lĩnh vực liên quan; • Tiếp đón một số đoàn Ủy ban tương ứng của QH các nước sang thăm và làm việc tại VN, các tỏ chức quốc tế… • Tổ chức hội nghị quốc tế • Hoạt động hợp tác 12
CÔNG TÁC KHÁC • Làm việc với các bộ, ngành về tình hình thực hiện KH ptriển KT-XH, thực hiện NSNN • Triển khai xây dựng Đề án về quan hệ lao động • Thành lập Nhóm nữ nghị sĩ Việt Nam; triển khai các hoạt động của Nhóm; xây dựng và khai trương trang thông tin điện tử của Nhóm NNS; • Đẩy mạnh hoạt động của Hội NSVN là thầy thuốc (VIMPO), Hội NS về dân số và phát triển (VAPPD); 13
CÔNG TÁC KHÁC 5. Tổ chức các tọa đàm về pháp luật, chính sách về XH; 6. TTUB tham gia hội nghị, hội thảo của HĐDT, các UB khác, các bộ, ngành, đoàn thể; 7. Thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, trung tâm BTXH, tổ chức tôn giáo; 8. Xây dựng và khai trương trang thông tin điện tử của UB (www.quochoi.vn/UBCVDXH) 14
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN ĐẾN HẾT NHIỆM KỲ QUỐC HỘI KHOÁ XII 15
CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT • Luật người cao tuổi • Luật khám bệnh, chữa bệnh • Luật người tàn tật • Bộ luật lao động (sửa đổi) • Luật phòng, chống tác hại thuốc lá • Luật sửa đổi, bổ sung Luật chăm sóc sức khoẻ nhân dân • Thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới • Tham gia thẩm tra các dự án luật với HĐDT và các Uỷ ban khác 16
CÔNG TÁC GIÁM SÁT • Hàng năm : khảo sát việc thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới, quản lý và sử dụng quỹ BHXH • Khảo sát thường xuyên việc thực hiện chính sách, pháp luật về các lĩnh vực của Uỷ ban, KT-XH, NSNN thuộc lĩnh vực Uỷ ban… • Tham gia giám sát tối cao, giám sát của UBTVQH 17
CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT • Tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật người cao tuổi, Luật khám bệnh, chữa bệnh; • Thẩm tra dự án Luật người tàn tật (dự kiến triển khai hoạt động tham vấn công chúng gđ 2 sẽ lấy ý kiến ndân về dự án luật này); • Phối hợp với cq soạn thảo chuẩn bị các dự thảo Luật p/c tác hại của thuốc lá, Bộ luật lao động (sđ) • Thẩm tra về lồng ghép BĐG và tham gia thẩm tra (góc độ XH) trong 1 số dự án luật, PL do HĐDT và các UB khác chủ trì thẩm tra 19
CÔNG TÁC GIÁM SÁT, KHẢO SÁT • Nội dung giám sát chuyên đề: thực hiện chính sách XĐGN, thực hiện PL về LĐ (dự kiến triển khai hoạt động tham vấn CC gđ 2 sẽ đánh giá tình hình thực hiện PL về LĐ), Nghị quyết 18/2008/QH12, Luật BĐG; Luật BHXH và một số chuyên đề phục vụ cho công tác LP năm 2009 và năm 2010; • Giám sát thông qua xem xét các báo cáo thực hiện NQ KT-XH và NS của QH liên quan lĩnh vực UB phụ trách; 20
CÔNG TÁC GIÁM SÁT, KHẢO SÁT • Giám sát việc ban hành văn bản QPPL hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh đã được QH, UBTVQH thông qua thuộc lĩnh vực Ủy ban. • Nghe bộ, ngành báo cáo việc triển khai thực hiện các luật: Luật p/c bệnh truyền nhiệm, Luật BHXH, Luật BĐG, Luật p/c BLGĐ, Luật người LĐVN đi làm việc ở NN theo HĐ, Luật sđ, bs 1 số điều của Luật p/c ma túy, Luật HĐ CTĐ, Luật cán bộ, công chức, NQ18/2008/QH12… 21
CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI • Tổ chức các đoàn đi trao đổi, học tập kinh nghiệm quốc tế về chính sách, PL thuộc lĩnh vực XH; • Tiếp đón và làm việc với các đoàn nghị sĩ, UB tương ứng của QH các nước; • Tham gia các hoạt động tại các diễn đàn quốc tế và khu vực; • Tiếp tục hợp tác với các cơ quan của LHQ (UNDP, UNFPA, UNIFEM WHO, ILO, IOM…), CIDA (PIAP), DANIDA, FES và phối hợp hoạt động với các dự án VPQH… 22
CÔNG TÁC KHÁC • Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm chuyên gia… thuộc lĩnh vực của UB; • Tổ chức các hoạt động của Nhóm NNSVN Hội nghị về Dân số và phát triển, Hội nghị sĩ là thầy thuốc; • Tổ chức 1 số hoạt động nghiên cứu độc lập, khảo sát phục vụ ctác của UB; • Tổ chức thực hiện 1 số nhiệm vụ khác do Đảng đoàn, UBTVQH giao; • Duy trì trang thông tin điện tử của UB (www.quochoi.vn/UBCVDXH) và của Nhóm nữ nghị sĩ Việt Nam (www.na.gov.vn/htx/NNSVN/) 23
KẾT QUẢ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM THAM VẤN CÔNG CHÚNG GIAI ĐOẠN 1 24
Hoạt động thí điểm tham vấn công chúng giai đoạn 1 Hoạt động tham vấn công chúng giai đoạn 1 được tiến hành từ tháng 6 – 10/2009 tại 4 tỉnh: Quảng Bình, thành phố Cần Thơ và Điện Biên, Quảng Nam • Mục tiêu • Đối tượng • Phương pháp • Kết quả đạt được 25
1. Mục tiêu của dự án • Chia sẻ kinh nghiệm trong nước và quốc tế liên quan đến tham vấn công chúng đối với các văn bản quy phạm pháp luật; • Thiết lập một thử nghiệm một dự án về lấy ý kiến công chúng đối với dự án Luật, Pháp lệnh đã được lựa chọn: thông qua các công cụ tham vấn được sử dụng như: các phương tiện truyền thông, điều tra xã hội học, hội nghị cộng đồng, hội nghị chuyên gia, hội thảo… • Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thử nghiệm với dự án Luật, Pháp lệnh sẽ đưa ra những định hướng, đề xuất cho việc lấy ý kiến công chúng đối với các dự án Luật khác của Quốc hội trong tương lai. 26
2. Đối tượng lấy ý kiến công chúng • Người thụ hưởng: người dân tại đô thị và nông thôn • Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực ở trung ương và địa phương của ngành y tế và lao động – thương binh và xã hội (Bộ, Sở, …) • Quan điểm của các tổ chức xã hội: Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi tại trung ương và một số địa phương. • Các chuyên gia pháp lý, giới, y tế, người tàn tật • Các doanh nghiệp, UBND, HĐND các cấp. 27
3. Phương pháp lấy ý kiến công chúng • Phân tích tài liệu sẵn có (báo chí, Internet, sách tham khảo…). • Lấy ý kiến qua báo chí và Internet • Hội nghị tại cộng đồng • Hội thảo chuyên gia • Hội thảo khu vực và quốc gia • Điều tra xã hội học: bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm. 28
4. Kết quả đạt được • Lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật BHYT và tình hình thức hiện Pháp luật người tàn tật qua các phương tiện truyền thông đã đem lại kết quả tốt • Hội nghị, tọa đàm chuyên gia đã được tiến hành với các chuyên gia về BHYT, người tàn tật, pháp lý, xã hội học, giới nhằm lấy ý kiến về các quy định trong dự thảo Luật BHYT và đánh giá thực hiện Pháp lệnh người tàn tật 29
4. Kết quả đạt được (tiếp) • Hội nghị cộng đồng được thực hiện tại 6 phường/xã với khoảng gần 200 đối tượng thụ hưởng và các bên liên quan tại 3 tỉnh Điện Biên, Cần Thơ và Quảng Bình. Đã có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động tham vấn tại cộng đồng và đưa ra một số kiến nghị xây dựng chính sách về 2 lĩnh vực BHYT, người tàn tật. • Đã có 2 báo cáo về kết quả điều tra xã hội học được gửi tới các vị đại biểu Quốc hội khóa XII tham dự kỳ họp 4 trước khi xem xét, thông qua dự án Luật BHYT. • Phục vụ cho việc xây dựng báo cáo thẩm tra của Ủy ban về dự án Luật BHYT (trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp 4) và dự án Luật người tàn tật (trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6) 30
4. Kết quả đạt được (tiếp) • Tổ chức 3 hội nghị khu vực tại Quảng Bình, Cần Thơ và Điện Biên với sự tham gia của hơn 300 đại biểu • Tổ chức hội thảo quốc gia tại Hội An báo cáo về các kết quả tham vấn. Những kiến nghị chính sách rút ra từ quá trình tham vấn được gửi tới Ban soạn thảo dự án Luật BHYT (qua Bộ y tế); cơ quan QLNN : Bộ LĐ-TB và XH, Bộ y tế; được tiếp thu vào trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban về các vấn đề xã hội về dự án Luật BHYT. 31
5. Một số vấn đề đặt ra đối với tham vấn qua phương tiện truyền thông • Trong giai đoạn 1, việc tham vấn qua phương tiện truyền thông đại chúng còn có hạn hẹp: + Mới giới hạn trong một số cơ quan báo chí, trang Web + Chưa thu hút được sự tham gia của nhiều cơ quan báo chí, do vậy việc tạo được cầu nối, diễn đàn trao đổi thông tin, kết quả thực hiện tham vấn còn hạn hẹp. + Việc phổ biến, trao đổi thông tin giữa cơ quan xây dựng luật, cơ quan thẩm tra với các tầng lớp nhân dân tham gia về 2 nội dung tham vấn còn chưa rộng rãi và nhiều chiều; • Cần huy động sự tham gia của các cơ quan báo chí vào quá trình xây dựng pháp luật nói chung và tham vấn công chúng nhằm tạo ra được kênh tham vấn rộng rãi, đa dạng hơn. 32