140 likes | 345 Views
HỘI THẢO NÂNG CAO KỸ NĂNG GIÁM SÁT VÀ LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Tx. Hội An, tỉnh Quảng Nam, ngày 10-11/9/2009. KINH NGHIỆM GIÁM SÁT CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI . Người trình bày: TS. BÙI SỸ LỢI Phó chủ nhiệm Uỷ ban về CVĐXH. Quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội.
E N D
HỘI THẢO NÂNG CAO KỸ NĂNG GIÁM SÁT VÀ LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚITx. Hội An, tỉnh Quảng Nam, ngày 10-11/9/2009 KINH NGHIỆM GIÁM SÁT CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI Người trình bày: TS. BÙI SỸ LỢI Phó chủ nhiệm Uỷ ban về CVĐXH
Quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội • Quốc hội có thẩm quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước, phạm vi bao trùm toàn bộ hoạt động của các cơ quan Nhà nước. • Quá trình GS của Quốc hội bao gồm: + Thu thập tổng hợp thông tin; + Phân tích thông tin; + Đánh giá nhận xét; + Đưa ra các kiến nghị
Uỷ ban thường vụ QH giám sát thông qua các hoạt động sau đây: 1. Xem xét báo cáo của CP, TAND, VKSND tối cao trong thời gian giữa 2 kỳ họp; 2. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của CP, TTg.CP, TAND,VKSND tối cao; 3. Xem xét việc trả lời chất vấn của người bị chất vấn; 4. Xem xét báo cáo hoạt động và NQ của HĐND tỉnh, TP; 5. Xem xét giải quyết KNTC của công dân.
Một số kinh nghiệm qua giám sát
Thứ nhất: Giám sát cần phải có thông tin • Nắm chắc thông tin và quy định của pháp luật; • Phải lắng nghe từ phía cử tri và phân tích, đánh giá tính chính xác của thông tin; • Mỗi đại biểu cần trao dồi kiến thức, nâng cao hiểu biết về pháp luật.
Thứ hai: xác định nội dung ưu tiên trong giám sát • Chọn đúng việc, sử dụng các công cụ thích hợp; • Phải phát huy tiếng nói đại diện và vị thế độc lập; • Cần đưa ra những yêu cầu cụ thể: Đã làm được gì? Chưa làm gì? Tại sao? Ai chịu trách nhiệm?
Thứ ba: Giám sát là hành vi của cơ quan dân cử-độc lập về vị thế, tổ chức với cơ quan chấp hành • Giám sát cần giữ vị thế khách quan và có tiêu chí hướng tới mục đích đã đề ra khi hoạch định chính sách; • Cần xây dựng các tiêu chuẩn khách quan để đánh gia; • Không can thiệp sâu vào quá trình triển khai thực hiện công việc.
Thứ tư: Giám sát cần dựa trên tinh thần sẳn sàng hợp tác • Cơ quan dân cử và cơ quan hành chính thực hiện có sự phụ thuộc lẫn nhau; • Cơ quan dân cử dễ bị chê trách vi hay lớn tiếng kêu ca mà không chỉ ra được biện pháp hữu ích; • Vai trò giám sát đánh giá được mức độ tiệm cận giữa chính sách ban hành với kết quả thực hiện tương xứng với nguồn lực và nhân lực được bố trí.
Thứ năm: Cần phối hợp để thực hiện giám sát có hiệu quả • Lồng ghép nội dung GS, phát huy được sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, các đoàn đại biểu Quốc hội, TT-HĐND các chuyên gia để nâng cao chất lượng, hiệu quả mà vẫn tiết kiệm nguồn lực; • Hoạt động GS muốn hiệu quả không thể không kể đến việc tác động đến quan điểm và sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương: • GS hiệu quả cần có một công cụ quản lý, theo dõi để GS công việc; • Cần xác định các dữ liệu và thông tin, tiêu chí đánh giá cần thiết.
Thứ sáu: Nâng cao năng lực chất vấn • Phải có năng lực chuyển hoá tâm tư nguyện vọng của cử tri thành các tiêu chí đánh giá trách nhiệm của người có quyền. • Chất vấn phải có trọng tâm, nêu những vấn đề bức xúc mà cử tri đang quan tâm. • Chất vấn là để quan chức đứng đầu các ngành thể hiện mình là công bộc của dân. • Nên có nghị quyết sau chất vấn.
Thứ bảy: Xử lý sau giám sát • Nghiên cứu xây dưng báo cáo kết quả giám sát có chất lượng, đưa ra được những đánh giá chuẩn xác, chỉ rõ nguyên nhân và kiến nghị xác đáng, hợp lý. • Đánh giá đúng mức việc thực hiện các kiến nghị GS của các bộ, nghành, địa phương và sự chuyển biến trong thực tế sau giám sát.
Khắc phục sự chồng chéo trong hoạt động giám sát; • Quy địng chi tiết ngay trong Luật tiêu chí để lựa chọn nội dung GS cần đưa ngay vào dự kiến chương trình GS; • Tăng cường các khoá tập huấn kỹ năng GS cho ĐBQH • Cần thống nhất một số hình thức, phương thức GS.
Xin trân trọng cảm ơn sự chú ý lắng nghe của các vị đại biểu !