210 likes | 453 Views
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG. THANH TRA BỘ. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC THANH TRA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG. BÁO CÁO VIÊN: NGUYỄN XUÂN TƯ – THANH TRA VIÊN CHÍNH THANH TRA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG. Hµ néi, 2013. NỘI DUNG CHÍNH.
E N D
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THANH TRA BỘ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC THANH TRA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BÁO CÁO VIÊN: NGUYỄN XUÂN TƯ – THANH TRA VIÊN CHÍNH THANH TRA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Hµ néi, 2013
NỘI DUNG CHÍNH MỤC I: KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỤC II: THANH TRA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỤC III: MỘT SỐ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG MỤC IV: MỘT SỐ CÁC SAI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG THANH TRA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
MỤC I: KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1 Khái niệm dự án đầu tư. 1.2 Công dụng của dự án đầu tư. a. Đối với Nhà nước và các định chế tài chính: Dự án đầu tư là cơ sở để thẩm định và ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ vốn cho dự án. b. Đối với chủ đầu tư: - Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để quyết định bỏ vốn đầu tư. - Dự án đầu tư là cơ sở để xin phép được đầu tư (hoặc ghi vào kế hoạch đầu tư) và cấp giấy phép hoạt động. - Dự án đầu tư là cơ sở để xin phép được nhập khẩu máy móc thiết bị, xin hưởng các khoản ưu đãi trong đầu tư. - Dự án đầu tư là phương tiện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư.
Ý đồ về dự án đầu tư Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư Kết thúc đầu tư xây dựng Vận hành kết quả đầu tư MỤC I: KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.3 Chu kỳ của một dự án đầu tư. Có thể minh hoạ theo mô hình như sau: Trong đó:
MỤC I: KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: - Nghiên cứu tiền khả thi sơ bộ lựa chọn dự án. - Nghiên cứu khả thi (Lập Dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật). - Đánh giá và quyết định đầu tư (Thẩm định, phê duyệt dự án) Giai đoạn thực hiện đầu tư: - Thiết kế và lập tổng dự toán thi công xây lắp công trình. - Thực hiện đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị theo Kế hoạch đấu thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Thi công xây lắp công trình. - Chạy thử và nghiệm thu công trình. Giai đoạn kết thúc đầu tư: - Tiến hành bàn giao công trình (hạng mục công trình). - Thanh, quyết toán dự án đầu tư.
MỤC I: KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.4 Phân loại dự án đầu tư. Dự án đầu tư được phân loại như sau: a. Phân loại dự án theo nguồn vốn huy động. - Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. - Dự án sử vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. - Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước. - Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn của tư nhân và vốn hỗn hợp. b. Phân loại theo quy mô và tính chất. - Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư. - Các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B và C theo quy định của pháp luật theo từng thời kỳ (hiện nay được quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP)
MỤC I:KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.6 Thẩm quyền quyết định đầu tư. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: - Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết của Quốc hội và các dự án quan trọng khác; - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C. Được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp; - Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp, có thể được uỷ quyền hoặc phân cấp cho cơ quan cấp dưới trực tiếp; Các dự án sử dụng vốn khác chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm.(Điều 12 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý đầu tư xây dựng công trình).
MỤC II: THANH TRA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2.1 Thanh tra quá trình chuẩn bị đầu tư 2.1.1 Xem xét về chủ trương đầu tư Khi thanh tra nội dung này cần tiến hành kiểm tra một số vấn đề như sau: - Kiểm tra sự phù hợp với quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Kiểm tra cơ sở pháp lý của dự án đầu tư: Các văn bản về chủ trương đầu tư, Quyết định đầu tư dự án. 2.1.2 Thanh tra về quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư - Xem xét hình thức quản lý dự án đầu tư: Nếu Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án. Tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm theo các quy định của pháp luật. Các thành viên tham gia Ban Quản lý dự án phải có chứng chỉ quản lý dự án của cơ quan có thẩm quyền cấp.
MỤC II: THANH TRA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ • - Về tư vấn lập dự án đầu: • + Xem xét tư cách pháp nhân, năng lực, trình độ chuyên môn của nhà thầu tư vấn (kiểm tra giấy ĐKKD, Quyết định thành lập, chứng chỉ hành nghề). • + Xem xét hình thức, trình tư lựa chọn nhà thầu tư vấn. • + Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các tài liệu liên quan: Hợp đồng tư vấn lập dự án đầu tư, biên bản khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát, biên bản bàn giao tài liệu…vv. Trong quá trình kiểm tra các văn bản này cần chú ý đến trình tự và thời gian ký kết các văn bản. • Về nội dung của dự án đầu tư: • + Kiểm tra phần thuyết minh dự án và phần thiết kế cơ sở có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật hay không. • + Kiểm tra những cơ sở để hình thành tổng mức đầu tư của dự án. Phương pháp tính dự toán giá thiết bị, xây lắp; việc tính toán các khoản chi phí khác có liên quan như: Phí khảo sát lập dự án đầu tư, phí lập dự án đầu tư, phí tư vấn giám sát, phí ban quản lý dự án, phí uỷ thác XNK, …vv. • - Kiểm tra các văn bản thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư.
MỤC II: THANH TRA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ - Kiểm tra Kế hoạch đấu thầu: Kế hoạch đấu thầu do cấp có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt trên cơ sở tờ trình của Chủ đầu tư. + Kiểm tra xem nội dung của Kế hoạch đấu thầu có đầy đủ theo quy định của pháp luật hay không. + Cơ sở để phân chia thành các gói thầu: Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý. Tránh trường hợp chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu hoặc tích hợp các gói thầu thành gói thầu lớn để hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu. (Cần lưu ý đối với một số gói thầu mang tính đặc thù của ngành thông tin và truyền thông) + Kiểm tra hình thức lựa chọn nhà thầu đối với mỗi gói thầu trong bản Kế hoạch đấu thầu có phù hợp với quy định của pháp luật hay không.
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG MỤC II: THANH TRA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2.2 Thanh tra quá trình thực hiện đầu tư 2.2.1 Thanh tra QT lập, thẩm định và phê duyệt TKKTTC-TDT. Về cơ bản được thực hiện tương tự như thanh tra quá trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư. Chú ý một số vấn đề sau đây: + Việc áp dụng các định mức XDCB trong xây dựng DT công trình. + Việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật để tính toán các khoản chi phí khác có liên quan như: Phí khảo sát thiết kế, phí lập Thiết kế KTTC và TDT, …vv. + Các cơ sở áp dụng để tính giá máy móc thiết bị và các chi phí khác có liên quan đến máy móc thiết bị (như phí vận chuyển, lưu kho bãi, …). + Đối chiếu nội dung công việc trong Quyết định đầu tư với dự toán chi tiết trong dự toán, từ đó phát hiện các trường hợp có trong dự toán nhưng không có trong nội dung quyết định đầu tư hoặc ngược lại.
MỤC II: THANH TRA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ • 2.2.2 Thanh tra quá trình đấu thầu • Đối với quá trình thanh tra về đấu thầu thực hiện dự án cần phải tiến hành các bước như sau: • Kiểm tra việc thành lập tổ chuyên gia đấu thầu; chứng chỉ đấu thầu của các chuyên gia đấu thầu. • - Kiểm tra việc đăng báo mời thầu công khai đối với các gói thầu thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi. • - Kiểm tra nội dung của Hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Đấu thầu và mẫu hồ sơ mời thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. Trong quá trình kiểm tra Hồ sơ dự thầu cần chú ý đến các yêu cầu của Hồ sơ mời thầu vì thực tế có trường hợp Hồ sơ mời thầu có thể đưa ra những yêu cầu không phù hợp nhằm loại bỏ các nhà thầu không ăn cánh với bên mời thầu.
MỤC II: THANH TRA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ - Kiểm tra việc thực hiện phát hành Hồ sơ mời thầu. - Kiểm tra việc mở thầu: thời điểm mở thầu; Biên bản mở thầu có đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật hay không. - Kiểm tra quá trình chấm thầu: Căn cứ vào các biên bản, tài liệu, báo cáo của tổ chuyên gia xét thầu; Căn cứ vào Bảng dữ liệu đấu thầu trong Hồ sơ mời thầu để làm rõ việc chấm thầu có được thực hiện theo quy định của pháp luật và công bằng hay không. - Kiểm tra tất cả các Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia dự thầu đối với từng gói thầu thuộc dự án. Thực tế có thể có những trường hợp nội dung Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu trong một gói thầu giống nhau đến từng lỗi chính tả. Đây là dấu hiệu của việc dàn xếp giữa các nhà thầu trong quá trình đấu thầu (thông thầu). - Kiểm tra việc trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu; phê duyệt kết quả đấu thầu và thông báo kết quả đấu thầu có được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hay không.
MỤC II: THANH TRA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ • 2.2.3 Thanh tra việc ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế • - Kiểm tra việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. • - Kiểm tra việc ký kết hợp đồng: Nội dung Hợp đồng phải phù hợp với các quy định của Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng (Nghị định số 48/2010/NĐ-CP) và các quy định của pháp luật có liên quan. • Kiểm tra việc triển khai thực hiện hợp đồng (về tiến độ, máy móc thiết bị thi công, nhân sự, ...) • 2.3 Thanh tra quá trình kết thúc đầu tư • 2.3.1 Thanh tra việc nghiệm thu, bàn giao dự án • - Kiểm tra các biên bản nghiệm thu, bàn giao: Xem xét nhà thầu có đảm bảo tiến độ đã ký kết hay không. Nếu không đảm bảo tiến độ thì có tiến hành phạt nhà thầu theo quy định hay không. • - Rà soát, đối chiếu giữa biên bản nghiệm thu, bàn giao với danh mục thiết bị được thể hiện trong hợp đồng.
MỤC II: THANH TRA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ - Kiểm tra Hồ sơ hoàn công, nhật ký giám sát lắp đặt,… - Kiểm tra thực tế tại các địa điểm đầu tư, kiểm tra đối chiếu khối lượng xây lắp so với hồ sơ hoàn công của công trình. 2.3.2 Thanh tra việc thanh, quyết toán dự án đầu tư - Kiểm tra hoá đơn, chứng từ có phù hợp với quy định của PL hay không. - Kiểm tra thời hạn quyết toán dự án đầu tư có đúng theo quy định của PL hay không. - Kiểm tra các phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng (nếu có) như xử phạt nhà thầu do chậm thực hiện hợp đồng hoặc Chủ đầu tư phải bồi thường do thanh toán chậm theo hợp đồng đã ký kết. - Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các hồ sơ tài liệu như tờ trình, quyết định phê duyệt quyết toán dự án đầu tư.
MỤC III: MỘT SỐ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 2.1 Tính đặc thù của các dự án đầu tư chuyên ngành thông tin và truyền thông - Dự án đầu tư chuyên ngành thông tin và truyền thông thường là các dự án có vòng đời rất ngắn. - Đối với một số dự án để phục hồi, duy tu, mở rộng, nâng cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị chuyên ngành thông tin và truyền thông tuy giá trị gói thầu rất lớn vẫn tiến hành chỉ định thầu mà không thể tiến hành lựa chọn nhà thầu theo hình thức khác được. - Sản phẩm của dự án có khi là hữu hình (máy móc, thiết bị) có khi là vô hình (phần mềm công nghệ thông tin). - Đa số các sản phẩm, thiết bị trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin thường là các thiết bị nhỏ gọn, dễ di chuyển, được sản xuất hàng loạt và giống hệt nhau do đó rất khó phân biệt các sản phẩm của các dự án khác nhau.
MỤC III: MỘT SỐ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG - Do sự phát triển rất nhanh của khoa học, kỹ thuật và công nghệ chuyên ngành khi lập Thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán, tổ chức đấu thầu thạm chí cả khi đã ký kết hợp đồng kinh tế là thiết bị model này nhưng đến khi nhà thầu cung cấp thiết bị thì thiết bị model này không còn được bán trên thị trường mà thay vào đó là các thiết bị khác cùng tính năng nhưng là model khác. - Một số sản phẩm của dự án đầu tư chuyên ngành thông tin và truyền thông là sản phẩm được sản xuất đơn chiếc, mang tính chuyên dụng và kỹ thuật công nghệ cao như các thiết bị đo kiểm trong lĩnh vực viễn thông và Internet, các thiết bị kiểm soát tần số, … chỉ do một vài hãng nổi tiếng trên thế giới sản xuất và phân phối. Các sản phẩm này không được sản xuất và bán đại trà trên thị trường. Các phần mềm của dự án cũng thường không phải là phần mềm phổ biến (không phải là các phần mềm thương mại đã bán rộng rãi trên thị trường).
MỤC III: MỘT SỐ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG • 2.2 Một số khó khăn trong công tác thanh tra do tính đặc thù của các dự án đầu tư chuyên ngành thông tin và truyền thông. • Thứ nhất: Khó khăn trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm của dự án. • Đối với các dự án đầu tư chuyên ngành thông tin và truyền thông, để có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm của dự án có đúng theo hợp đồng kinh tế, hồ sơ chào thầu, các tiêu chuẩn kỹ thuật... thì bắt buộc phải sử dụng những trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng (các loại máy đo, thử ...). • Nhiều sản phẩm của dự án bị che khuất: Nhiều sản phẩm không thể kiểm tra được vì hệ thống đang hoạt động hoặc bị che khuất nên không thể thao tác để kiểm tra sản phẩm được. • - Sản phẩm của dự án đã bị hư hỏng, thất lạc hoặc đã được thanh lý: Các dự án đầu tư chuyên ngành thông tin và truyền thông thường có vòng đời rất ngắn. Thực tế, một số các sản phẩm công nghệ thông tin theo quy định hiện hành (Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định) thời gian khấu hao thiết bị chỉ là 18 tháng.
MỤC III: MỘT SỐ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG • Nhiều dự án đầu tư có sản phẩm tương tự nhau: Khi thanh tra thì việc xác định được sản phẩm nào là của dự án nào là việc hết sức khó khăn. Thực tế thanh tra cho thấy đã có những dự án đầu tư không thể xác định được sản phẩm được thanh tra có đúng là sản phẩm thuộc dự án được thanh tra hay không. • - Thực tế quá trình thanh tra dự án đầu tư chuyên ngành thông tin truyền thông cho thấy nhiều trường hợp các sản phẩm của dự án đầu tư này lại liên quan đến sản phẩm của dự án đầu tư khác, ví dụ: hạ tầng kỹ thuật (phần cứng) là của một dự án nhưng phần mềm ứng dụng để hoạt động hệ thống lại là của một dự án khác nên khi kiểm tra sản phẩm của dự án (phần mềm) lại phụ thuộc vào sản phẩm của dự án trước đó (phần cứng) và nhiều khi do sản phẩm của dự án trước đó đã bị hư hỏng, thất lạc dẫn đến không thể xác định được sản phẩm của dự án đang thanh tra.
MỤC III: MỘT SỐ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Thứ hai: Khó khăn trong việc xác định đơn giá sản phẩm của dự án. - Một số thiết bị đặc chủng, không phổ biến trên thị trường và trên thế giới chỉ có một vài hãng sản xuất và cung cấp. Khi thiết kế và lập dự toán, đơn vị tư vấn thường tham khảo báo giá của vài nhà cung cấp và chính những nhà cung cấp này lại là những nhà thầu sẽ tham gia đấu thầu và thi công dự án. Vì vậy, nếu xảy ra hiện tượng gian lận, nâng giá trị của sản phẩm dự án thì cũng rất khó có cơ sở để kết luận vì không thể xác định được chính xác đơn giá sản phẩm của dự án. - Thời điểm thanh tra dự án đầu tư thường sau khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động được một vài năm nên việc xác định đơn giá của các sản phẩm dự án tại thời điểm thực hiện dự án là rất khó khăn, đặc biệt đối với các sản phẩm công nghệ cao mang tính đặc chủng, không phổ biến và chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng. - Giá thành các sản phẩm CNTT sx tại các nước khác nhau có sự chênh lệch rất lớn. Trong một số trường hợp HSMT, HSDT, HĐKT không đề cập đến nguồn gốc xuất xứ nên đây là một khe hở để các nhà thầu lách luật và khi thanh tra thì không có cơ sở để kết luận.
MỤC IV: MỘT SỐ SAI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG THANH TRA CÁC DỰ ÁN ĐẦU CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG • Lựa chọn nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư (thường là chỉ định thầu) không đúng với quy định của pháp luật (không đáp ứng về năng lực kinh nghiệm hoặc tư cách nhà thầu không hợp lệ theo quy định của pháp luật). • HSMT đưa ra những yêu cầu về mặt kinh tế, kỹ thuật mà chỉ có một nhà thầu nào đó đáp ứng được. • Thông đồng giữa các nhà thầu trong quá trình tham gia đấu thầu. • Thông đồng giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu. • Tổ chuyên gia đấu thầu không thực hiện hết trách nhiệm (chỉ quan tâm đến giá chào thầu mà không quan tâm đến việc sửa lỗi số học và hiệu chỉnh các sai lệch của HSDT) • Nhà thầu không thực hiện các cam kết trong HSDT hoặc HĐKT XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!