150 likes | 318 Views
MỘT SỐ VIỆC CẦN QUAN TÂM KHI TỔ CHỨC CÁC HÌNH THỨC THAM VẤN Ý KIẾN NHÂN DÂN. Nguyễn Ngọc Thành, UVTT HĐND tỉnh Bình Thuận. MỘT SỐ VIỆC CẦN QUAN TÂM KHI TỔ CHỨC HỘI NGHỊ THAM VẤN Ý KIẾN NHÂN DÂN. 1. Phải tạo được môi trường thuận lợi cho việc tổ chức hội nghị tham vấn:
E N D
MỘT SỐ VIỆC CẦN QUAN TÂM KHI TỔ CHỨC CÁC HÌNH THỨC THAM VẤN Ý KIẾN NHÂN DÂN Nguyễn Ngọc Thành, UVTT HĐND tỉnh Bình Thuận
MỘT SỐ VIỆC CẦN QUAN TÂM KHI TỔ CHỨC HỘI NGHỊ THAM VẤN Ý KIẾN NHÂN DÂN
1. Phải tạo được môi trường thuận lợi cho việc tổ chức hội nghị tham vấn: a) Thông tin đầy đủ về mục đích yêu cầu, nội dung kế hoạch tổ chức tham vấn ý kiến nhân dân đến cấp ủy, HĐND, UBND và các đoàn thể ở địa phương. b) Huy động các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền cho nhân dân biết và hiểu về nội dung tổ chức lấy ý kiến nhân dân sắp đến (thông tin về chủ trương, chính sách hiện có và thực trạng tình hình, các phương án giải quyết vấn đề để người dân tham gia…). 2. Làm tốt các mặt công tác chuẩn bị để đảm bảo tổ chức hội nghị thành công: a) Chuẩn bị tốt kịch bản điều hành hội nghị, bộ câu hỏi (đây là công việc có tính quyết định) để lấy ý kiến đối tượng.
2. Làm tốt các mặt công tác chuẩn bị để đảm bảo tổ chức hội nghị thành công: (tiếp theo) Người tham gia chủ trì hội nghị phải nghiên cứu, nắm chắc chắn mục đích yêu cầu bộ câu hỏi để có thể điều hành linh hoạt; nhạy bén điều chỉnh kịch bản phù hợp tình hình diễn ra của hội nghị mà vẫn thu thập được đầy đủ thông tin theo yêu cầu. b) Địa điểm và thời gian phù hợp để thuận lợi cho các đối tượng lấy ý kiến tham dự đầy đủ theo yêu cầu (không áp đặt chủ quan mà phải thống nhất với cấp huyện, xã). c) Phát hành giấy mời và kiểm tra để bảo đảm chắc chắn đối tượng lấy ý kiến sẽ đến tham dự. Số lượng đối tượng phù hợp yêu cầu, nội dung lấy ý kiến, địa điểm hội nghị.
2. Làm tốt các mặt công tác chuẩn bị để đảm bảo tổ chức hội nghị thành công: (tiếp theo) d) Xác định số lượng cán bộ, chuyên viên cần thiết; phân công cụ thể, chi tiết công việc. Phổ biến để cán bộ, chuyên viên tham gia hiểu rõ công việc được phân công khi tham gia điều hành hội nghị. e) Chuẩn bị các công cụ powerpoint để lần lượt giới thiệu câu hỏi (hoặc bảng câu hỏi bằng giấy lớn ở nơi không có điện hoặc trường hợp mất điện). g) Chuẩn bị tốt phòng họp theo quy định. h) Bảo đảm điều kiện để Ban tổ chức hội nghị đến nơi đúng giờ, không được để nhân dân chờ đợi. i) Vai trò kiểm tra của cấp huyện đối với việc chuẩn bị hội nghị của cấp xã.
3. Có mối quan hệ chặt chẽ trong việc chọn lựa địa bàn xã, thôn để tổ chức các hội nghị tham vấn ý kiến nhân dân với địa bàn để tiến hành Đoàn khảo sát. Có ít nơi vừa tổ chức hội nghị tham vấn vừa tiến hành Đoàn khảo sát. Quy mô chọn địa bàn tiêu biểu với số lượng vừa phải phù hợp với kinh phí và khả năng nhân lực. Cơ cấu địa bàn để tổ chức hội nghị phải phù hợp với yêu cầu nội dung lấy ý kiến (nên tham khảo ý kiến của Sở, ngành chuyên môn và UBND cấp huyện). 4. Cần xác định cơ cấu, số lượng đối tượng lấy ý kiến phù hợp với yêu cầu thu thập thông tin, phù hợp kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất nơi tổ chức hội nghị . (Ví dụ: lấy ý kiến về kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo: cần bảo đảm cơ cấu hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ có vai trò tác động sản xuất ở địa phương, hộ vùng đồng bào DTTS, hộ nghèo vùng đô thị, hộ nghèo vùng bãi ngang ven biển, cán bộ xã, thôn…)
MỘT SỐ VIỆC CẦN QUAN TÂM KHI THỰC HIỆN ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG THAM VẤN Ý KIẾN NHÂN DÂN (PHIẾU LẤY Ý KIẾN)
1. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân qua phiếu có thể kết hợp với: tổ chức hội nghị tham vấn tại địa bàn dân cư; tiếp xúc cử tri theo chuyên đề; thảo luận nhóm có chọn lọc có trọng điểm; khảo sát thực tế địa phương… 2. Số lượng nội dung yêu cầu thu thập thông tin của bộ câu hỏi của phiếu lấy ý kiến (tùy theo mục đích cần thu thập thông tin từ đối tượng) có thể bằng hoặc nhiều hơn, ít hơn số lượng nội dung yêu cầu thu thập thông tin của bộ câu hỏi tổ chức hội nghị tham vấn, khảo sát thực tế địa phương, tiếp xúc cử tri theo chuyên đề… 3. Biên tập nội dung phiếu lấy ý kiến qua các bước: a) Xác định rõ yêu cầu về nội dung, đối tượng cần thu thập thông tin: (đây là bước quan trọng để có cơ sở biên tập câu hỏi và là “điểm tựa” để làm báo cáo xử lý, phân tích, sử dụng thông tin sau này).
- Dự thảo (lần 1) yêu cầu nội dung, đối tượng; - Tham khảo ý kiến lãnh đạo, chuyên viên của Sở ngành chức năng, của các địa phương (huyện, xã) có liên quan; - Hoàn chỉnh dự thảo (lần 2); - Trình thông qua cán bộ lãnh đạo chủ trì hoạt động tham vấn. b) Căn cứ yêu cầu nội dung đã xác định, biên tập bộ câu hỏi của phiếu lấy ý kiến: (đây là bước quyết định để có thông tin chính xác, dễ xử lý thông tin nên cần có ý kiến tham gia đóng góp của cán bộ, chuyên gia). - Câu hỏi phải rõ, dễ hiểu, người đọc dễ lựa chọn cách trả lời.
- Có thể biên tập một hoặc nhiều loại phiếu lấy ý kiến (với số lượng nội dung câu hỏi khác nhau) cho phù hợp đối tượng cần lấy ý kiến (trình độ, đặc điểm dân tộc, vùng, nghề nghiệp…) và phù hợp với điều kiện (cơ sở vật chất, thời gian) nơi tổ chức hoạt động lấy ý kiến. c) Tổ chức làm thử (nếu được) để biên tập hoàn thiện bộ phiếu lấy ý kiến. 4. Cần tập huấn cho cán bộ, chuyên viên (ngay cả cán bộ xã, thôn) hiểu rõ yêu cầu về nội dung và đối tượng của phiếu lấy ý kiến để tham gia có hiệu quả khi tổ chức lấy ý kiến. 5. Chuẩn bị công cụ powerpoint hoặc bảng ghi câu hỏi bằng giấy lớn (trường hợp không có điện) để lần lượt hướng dẫn chung cho các đối tượng hiểu từng câu hỏi để chọn lựa cách trả lời và điền vào phiếu. Trường hợp đối tượng có trình độ văn hóa thấp, phải chuẩn bị phân công người hướng dẫn để đọc cho đối tượng nghe và chọn cách trả lời, ghi giúp vào phiếu.
Ví dụ 1: Tham vấn ý kiến nhân dân về điều chỉnh học phí cấp III BTVH. - Xác định yêu cầu nội dung: có 5 nhóm vấn đề (học phí hiện hành gây khó khăn gì cho việc dạy và học; có đồng ý tăng học phí và tăng để giải quyết việc gì; tăng học phí bao nhiêu là phù hợp; vì sao đề nghị giữ nguyên mức học phí hiện tại; nếu giữ nguyên học phí thì có giải pháp gì giải quyết khó khăn hiện nay); có 01 loại phiếu lấy ý kiến. - Xác định đối tượng lấy ý kiến: + Hội nghị tiếp xúc cử tri với đối tượng là 400 người đại diện cho học sinh và cha mẹ học sinh ở 4 huyện và thị xã; + Đoàn khảo sát với đối tượng là cán bộ và giáo viên của 6 đơn vị trường trực tiếp dạy cấp III BTVH.
Ví dụ 2: Tham vấn ý kiến nhân dân về kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 - Xác định yêu cầu nội dung: có 5 nhóm vấn đề (nguyên nhân bị nghèo; công tác tuyên truyền vận động thực hiện chương trình giảm nghèo; kết quả thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ hộ nghèo; tác dụng những công trình hạ tầng thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân ở địa phương; kết quả của chương trình giảm nghèo ở địa phương và kiến nghị) có 04 loại phiếu lấy ý kiến (phiếu cán bộ xã, thôn vùng đồng bào DTTS; phiếu cán bộ xã, thôn vùng khác; phiếu hộ dân vùng đồng bào DTTS; phiếu hộ dân vùng khác). - Xác định đối tượng lấy ý kiến: + Hội nghị tham vấn ở 18 thôn thuộc 9 xã (xã thuần DTTS, xã vùng cao, xã miền núi, xã trung du bãi ngang, xã thuần đồng bào dân tộc Chăm) với đối tượng là 900 hộ dân. + Đoàn khảo sát với đối tượng là cán bộ chủ chốt của 8 xã, phường thuộc thị xã, thành phố, xã chương trình 135, xã vùng cao thuần đồng bào DTTS. + Đoàn khảo sát với đối tượng là cán bộ chủ chốt của 2 huyện và thị xã.
MỘT SỐ VIỆC CẦN QUAN TÂM KHI TỔ CHỨC ĐOÀN GIÁM SÁT, KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
1. Việc chuẩn bị các văn bản và điều kiện thực hiện khi tổ chức Đoàn giám sát, khảo sát thực địa trong hoạt động tham vấn ý kiến nhân dân cơ bản giống như quy trình chuẩn bị Đoàn giám sát trong hoạt động của HĐND (yêu cầu báo cáo của địa phương, thời gian và địa điểm khảo sát, thành lập Đoàn…), song cần quan tâm: a) Lựa chọn địa bàn khảo sát phải có quan hệ chặt chẽ với địa bàn tổ chức hội nghị tham vấn họp dân nơi cư trú trong tổng thể địa bàn tổ chức các hoạt động tham vấn. b) Hướng dẫn nội dung báo cáo của cấp xã phải khác hướng dẫn nội dung báo cáo cấp huyện (đặt vấn đề chi tiết và cụ thể hơn). c) Thời gian khảo sát nên phối hợp chặt với chính quyền cơ sở để bảo đảm đối tượng cần lấy ý kiến tham dự đầy đủ. d) Có thể chuẩn bị thêm nội dung hỏi chính quyền cơ sở để xác định rõ thêm thông tin từ ý kiến người dân khi tổ chức hội nghị tham vấn họp dân nơi cư trú…
2. Do trình độ cán bộ xã của một số địa phương hạn chế nên khi khảo sát ở địa phương này có thể phải thực hiện bộ câu hỏi như khi lấy ý kiến nhân dân để thu thập thông tin cần thiết theo yêu cầu. 3. Huy động phóng viên của báo, đài tham gia các hoạt động khảo sát để đưa tin, từ đó “gây mầm” huy động được tham gia nhiều ý kiến hơn của nhân dân trên phương tiện thông tin đại chúng. 4. Chú ý kiểm tra việc chuẩn bị của địa phương (như kiểm tra chuẩn bị khi tổ chức hội nghị tham vấn…)