150 likes | 386 Views
Chapter 02. 2.4 Vôn kế điện tử 2.5 Ampe kế điện tử 2.6 Đo điện áp mV DC. Sự khác nhau vôn kế điện tử & vôn kế thường. Vôn kế điện tử hoạt động trên cơ sở điện áp Vôn kế thường hoạt động trên cơ sở dòng điện Vôn kế điện tử có tổng trở vào cố định ( từ 1M Ω trở lên ) đối với mọi tầm đo
E N D
Chapter 02 2.4 Vôn kế điện tử 2.5 Ampe kế điện tử 2.6 Đo điện áp mV DC
Sự khác nhau vôn kế điện tử & vôn kế thường • Vôn kế điện tử hoạt động trên cơ sở điện áp • Vôn kế thường hoạt động trên cơ sở dòng điện • Vôn kế điện tử có tổng trở vào cố định ( từ 1MΩ trở lên ) đối với mọi tầm đo • Vôn kế thường có tổng trở vào thay đổi theo tầm đo • Vôn kế điện tử có độ nhạy thay đổi được • Vôn kế thường có độ nhạy không đổi, phụ thuộc vào bộ chỉ thị • Mạch phân tầm đo của vôn kế điện tử là mạch phân áp • Mạch phân tầm đo của vôn kế thường là mạch hạn dòng
Mạch khuếch đại dùng trong đo lường • Dạng 1 : có hệ số khuếch đại bằng 1 ( hình 2.41 ) Vo = Vi • Dạng 2 : có hệ số khuếch đại lớn hơn 1 ( hình 2.42 ) Vo = Vi ( 1 + R1 / R2 ) • Dạng 3 : điện áp vào Vi = R1 Im ( hình 2.43) , Im ,dòng qua bộ chỉ thị và R1 • Mạch khuếch đại thuật toán dùng ngỏ vào + ( non inverting amplifier ) có tổng trở vào lớn hơn mạch khuếch đại thuật toán dùng ngỏ vào - ( inverting amplifier )
Mạch phân tầm đo • Trị số tầm đo nhỏ nhất V1 ≤ Vi,bh ( điện áp vào bảo hòa của mạch khuếch đại thuật toán ) • Tính toán cho mạch phân tầm đo ( hình 2.41 ): • Trị số tầm đo V1 < V2 < V3 < V4 • V1 = ( R2 +R3 + R4 ) V2 / ( R1 + R2 + R3 + R4 ) • V1 = ( R3 + R4 ) V3 / ( R1 + R2 + R3 + R4 ) • V1 = (R4 ) V4 / ( R1 + R2 + R3 + R4 ) • Tổng trở vào của tất cả tầm đo : Zi = R1 + R2 + R3 + R4
Mạch khuếch đại đo lường vi sai: • Gồm có 3 mạch khuếch đại thuật toán ( hình 2.44 ) : 2 ngỏ vào vi sai , 2 ngỏ vào + của 2 MKĐTT. Ngỏ ra là ngỏ ra của MKĐTT thứ 3 • Hệ số khuếch đại điều chỉnh được bằng biến trở R1 : 1 + 2R2 /R1 ( instrumentation operational amplifier ) được sử dụng trong thiết bị đo .
Vôn kế điện tử đo điện áp AC • 3 phương pháp đo điện áp AC : • Phương pháp chỉnh lưu : tương tự như trong vôn kế thường dùng hệ số dạng Kf • Phương pháp trị hiệu dụng thực ( true RMS ) - ưu điểm không phụ thuộc dạng tín hiệu a) dùng IC lấy trị hiệu dụng tín hiệu , phụ thuộc tần số tín hiệu do mạch tích phân.
p/p trị hiệu dụng thực • b) dùng cảm biến nhiệt điện ( cặp nhiêt điện ) : - Ưu điểm :không phụ thuộc dạng và tần số tín hiệu. - Khuyết điểm: Phụ thuộc nhiệt độ môi trường và duy trì năng lượng tín hiệu đo. - Dùng 2 cảm biến nhiệt điện, cảm biến đo và cảm biến bù ( bổ chính – compensation ) ( hình 2.52) để loại bỏ khuyết điểm trên. - Cách thức nầy được dùng đo tín hiệu tần số cao và dạng bất kỳ.
Phương pháp trị đỉnh ( peak value ) • Dùng hệ số đỉnh Kp : chuyển đổi trị hiệu dụng sang trị đỉnh hoặc ngược lại . • Kp = trị đỉnh / trị hiệu dụng • Trị đỉnh hoặc trị đỉnh- đỉnh không phụ thuộc dạng tín hiệu • Phụ thuộc đáp ứng tần số của diod và tụ điện • Dùng mạch nhân đôi điện áp ( hình 2.53 ) : điện áp ngỏ ra ( tại đầu tụ C2 ) là điện áp DC có trị đỉnh –đỉnh,điều chỉnh biến trở Rc để có trị đỉnh hoặc trị hiệu dụng
Dùng mạch kẹp ( clamping circuit): - kẹp đỉnh dương tín hiệu cho điện áp DC âm ( hình 2.54a ) - kẹp đỉnh âm tín hiệu cho điện áp dương ( hình 2.54 b ) - Điện áp V2 ( ngỏ ra hình2.55 ) có trị số DC âm gần bằng Vp - Điện áp ngỏ ra MKĐTT ( hình 2.56a ) có trị số DC , E = Em
2.5 Ampe kế điện tử: • Nguyên lý : chuyển dòng điện đo thành điện áp đo, điện áp đo đưa vào vôn kế điện tử. • Mạch đo ampe kế điện tử ( hình 2.57 ): dòng điện đo Iđo đi qua Rs tạo ra điện áp Vđo = Rs x Iđo đưa vào mạch đo điện áp • Mạch phân tầm đo của ampe kế điện tử: ( khác mạch phân tầm đo của vôn kế điện tử ) hình 2.58. • Tầm I1 : Vđo = I1 ( Rs1 + Rs2 + Rs3 + Rs4 ) • Tầm I2 : Vđo = I2 ( Rs2 + Rs3 + Rs4 ) • Tầm I3 : Vđo = I3 ( Rs3 + Rs4 )
Ampe kế điện tử đo dòng AC: • Sau khi chuyển đổi dòng AC sang điện áp AC dùng phương pháp đo điện áp AC như đã đề cập ở phần trên • Làm bài toán câu 20 trang 353 • Làm bài toán câu 27 trang 344
2.6- đo điện áp mV DC • 1 ) phương pháp biến trở đo lường: • Dùng phương pháp so sánh : so với điện áp chuẩn • Ưu điểm không phụ thuộc nội trở nguồn điện áp đo • Mạch đo nguyên lý ( hình2.29): A B biến trở đo lường C , con chạy của biến trở. VAC điện áp chuẩn thay đổi, dòng điện chuẩn I không thay đổi ( trường hợp thay đổi được điều chỉnh bởi biến trở R1 ) • Điện áp đo Vx được mắc xung đối với điện áp chuẩn VAC . Điện kế G dùng để so sánh 2 điện áp
Cách thức đo: điều chỉnh con chạy C cho đến khi điện kế G chỉ “0 “. • Khi đó điện áp VX = VAC ( dòng qua điện kế G bằng không, không bị ảnh hưởng bởi nội trở của VX do không có điện áp rơi trên nội trở ) • Ứng dụng : Biến trở đo lường tự cân bằng (self balancing potetiometer ). Milivvôn kế tự ghi kết quả và máy vẽ trên hệ trục X – Y ( chương 10 )
2)P/p chopper: • Chuyển đổi tín hiệu đo điện áp DC mV thành xung vuông đơn cực • Lý do: - không bị lẩn vào điện áp DC phân cực của mạch khuếch đại. - dùng mạch khuếch đại nhiều tầng ghép qua tụ điện ( alternative coupling ) để tránh ảnh hưởng điện áp phân cực DC giữa các tầng. ● Mạch khuếch đại chopper ( hình 2.45 ): đặc điểm có mạch chopper ( mạch dao động và khóa điện tử ) và mạch giải điều chế - demodulation.
Outlines • Multi-electronicmeter ( DC & AC voltmeter , ammeter) : the circuits, operations and the different methods • Example of applications