1 / 38

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO. NỘI DUNG. KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TT HCM VỀ TG NỘI DUNG CƠ BẢN TT HCM VỀ TG SỰ VẬN DỤNG TT HCM VỀ TG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. I. KHÁI NIỆM TT HCM VỀ TG. 1. Khái niệm

danyl
Download Presentation

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO

  2. NỘI DUNG • KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TT HCM VỀ TG • NỘI DUNG CƠ BẢN TT HCM VỀ TG • SỰ VẬN DỤNG TT HCM VỀ TG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

  3. I. KHÁI NIỆM TT HCM VỀ TG 1. Khái niệm - Tư tưởng về TGTN là một bộ phận của tư tưởng HCM, đó là sự vận dựng những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lê nin về TGTN trong hoàn cảnh cụ thể Việt Nam. Company Logo

  4. NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG HCM VỀ TÔN GIÁO

  5. I. TƯ TƯỞNG VỀ ĐOÀN KẾT LƯƠNG GIÁO, HÒA HỢP DÂN TỘC 1.Mục tiêu của đoàn kết Mục tiêu đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc của Hồ Chí Minh đó là giải phóng dân tộc, giải phóng con người thoát khỏi nô dịch, áp bức, bất công. Năm 1955, trong bài phát biểu tại Hội nghị Mặt trận Liên Việt, Người khẳng định “Đoàn kết của ta không những rộng rãi, mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta phải đoàn kết với họ” (HCM toàn tập, NXB CTQG, HN, 2006, t7, tr.438).

  6. 2. Cơ sở đoàn kết Lương - Giáo Thứ nhất, các tôn giáo xét đến cùng đều có hy vọng giải thoát con người, mong muốn con người được sung sướng, tự do, hạnh phúc HCM nói: “Phật sinh ra cũng để lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha. Đức Giê su sinh ra là niềm hạnh phúc cho mọi người, phúc lợi cho xã hội. Khổng Tử sinh ra cũng là để giúp con người sống nhân nghĩa vì một thế giới đại đồng”

  7. -Thứ hai, tín đồ các tôn giáo căn bản đều là những người lao động bị chế độ cũ áp bức bóc lột. Họ đều là những người yêu nước thực sự, do vậy họ là lực lượng của cách mạng, là bộ phận quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân với tư cách là chủ thể của cách mạng. Người cho rằng: “đồng bào Lương và đồng bào Giáo đều là người Việt Nam, đều là người lao động và sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp lớn, lâu dài. Vì thế Lương – Giáo phải đoàn kết thì sự nghiệp lớn của dân tộc mới giành được thành công

  8. 3. Đối tượng của đoàn kết lương giáo. Thứ nhất, đoàn kết giữa những người có tôn giáo với những người không theo tôn giáo, trong đó có những người công sản. HCM khẳng định “Có anh em hỏi một người CG có thể vào Đảng Lao động không? Có, Người tôn giáo nào vào cũng được, miễn là trung thành, hăng hái làm nhiệm vụ, giữ đúng kỷ luật của Đảng. Nước ta kinh tế lạc hậu, kỹ thuật kém, tôn giáo là duy tậm, cộng sản là duy vật, nhưng trong điều kiện hiện tại, người theo đạo vẫn vào Đảng được” (HCM toàn tập, NXB CTQG, HN, 2006, t7, tr.115

  9. Năm 1955, trả lời phỏng vấn của phóng viên hãng thông tấn Press (Ấn Độ). HCM tuyên bố thẳng thắn “Củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Trong sự thi hành nhiệm vụ đó, chúng tôi sẵn sang hợp tác thành thật với những nhân vật hoặc nhóm Việt Nam nào tán thành, ủng hộ mục đích đó bất kể xu hướng chính trị và tôn giáo khác nhau”

  10. Thứ hai, đoàn kết giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Ngay sau khi CMT8 thành công, ngày 13/9/1945, HCM đã có cuộc họp mặt với đại biểu các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Cao Đài tại thủ đô Hà Nội. Người nói “Dân tộc giải phóng thì tôn giáo mới được giải phóng. Lúc này chỉ có quốc gia mà không phân biệt tôn giáo nữa, mỗi người đều là công dân của nước VN và có nhiệm vụ chiến đấu cho nền độc lập hoàn toàn của Tổ quốc” (HCM Biên niên tiểu sử, NXB CTQG, HN, 1993, t3, tr.15).

  11. Đầu năm 1946, phát biểu trong lễ mừng liên hiệp quốc gia do các phật tử trong Hội phật giáo cứu quốc tổ chức tại Hà Nội, HCM đã nói “Nước Phật ngày xưa có 4 đảng phái làm ly tán lòng dân và hại Tổ quốc. Nhưng nước VN ngày nay chỉ có 1 đảng phái là toàn dân quyết tâm giành độc lập. Tín đồ Phật giáo tin ở Phật; tín đồ Gia tô tin ở Chúa trời; cũng như chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin tưởng. Nhưng đối với dân, ta đừng làm gì trái ý dân. Dân muốn gì ta phải làm nấy” (HCM toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t4, tr.148).

  12. - Dù bất luận thế nào cũng không được tị hiềm, phân biệt đối xử vì lý do TNTG. HCM chỉ rõ “Công giáo hay không Công giáo, Phật giáo hay không Phật giáo đều phải nỗ lực đấu tranh cho nền độc lập của nước nhà. Trong công giáo có câu “Tam vị nhất thể”, Phật giáo có câu “Vạn chúng nhất linh” nên chúng ta phải hy sinh cho nhân loại và chúng sinh (Báo cứu quốc ngày 14, 15/1/1946)

  13. 4. Phương pháp thực hiện tư tưởng đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc. • Tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo – cơ sở của đoàn kết lương giáo. Năm 1948, HCM đã viết bài 6 điều nên làm và 6 điều không nên làm, yêu cầu mọi người phải nghiêm túc chấp hành 12 điều trên. Người nhấn mạnh ‘không nên xúc phạm tín ngưỡng, phong tục của dân (như nằm trước bàn thờ, giơ chân lên bếp, đánh đàn trong nhà,….Muốn vậy thì phải “nghiên cứu cho hiểu rõ phong tục mọi nơi, trước là để gây cảm tình và sau dể dân dần giải thích cho dân bớt mê tín hơn”.

  14. Chống âm mưu lợi dụng tôn giáo, chia rẽ khối đoàn kết lương giáo của các thế lực phản động. • Những bài viết của HCM đã phê phán gay gắt giáo hội và các tổ chức tôn giáo theo vết chân xâm lược vào đất nước ta không chỉ truyền đạo mà còn biến tôn giáo thành công cụ của thực dân để tham gia bóc lột ngay cả tín đồ của mình. • Để vạch trần tội ác kẻ địch đội lốt tôn giáo, Người lên án” Bởi vậy mọi đoàn đi khai hóa đều móc nối theo một đoàn truyền giáo. Các vị này họ làm những gì, họ lợi dụng lòng hiếu khách của người dân An Nam để đánh cắp những bí mật quân sự, vẽ bản đồ nộp cho đội quân viễn chinh (HCM toàn tập, t1, tr 407). • Người kết luận “Nếu có dân tộc nào phải nhớ ơn Chúa và các giáo sỹ thì đó chính là dân tộc An Nam! Vì Chúa và các giáo sỹ mà dân tộc này đã sa vào tình cảnh nô lệ như ngày hôm nay” (HCM toàn tập, t2, tr103).

  15. - Sau CMT8 – 1945, các thế lực phản động thường xuyên tuyên truyền, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo. Để mọi người hiểu rõ và bà con giáo dân an tâm, ngày 2//3/1947, Trong bức thư gửi GM Lê Hữu Từ, HCM thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình, Người nói “Trong một nước văn minh, có tự do TNTG, tự do ngôn luận, nhưng không được vu khống kẻ khác. Tự do tuyên truyền không phải tự do vô lễ” “Hoạt động tôn giáo,…không được trái với chính sách và pháp luật của Nhà nước. (HCM toàn tập, tập 10, tr 606). - Đồng thời, HCM cũng khẳng định: “VN độc lập đồng minh cốt để đoàn kết tất cả đồng bào để làm cho Tổ quốc độc lập chứ không phải để chia rẽ, phẩn đối tôn giáo.” Như vậy, HCM đã nêu rõ quan điểm của mình là dù Việt minh là cộng sản hay không thì mục tiêu của những người cộng sản là lãnh đạo toàn dân đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.

  16. Lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm mẫu số chung để thực hiện chính sách đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc. Theo HCM, muốn đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc phải tìm ra được điểm chung, những nét tương đồng của những người có tôn giáo khâc nhau và giữa những người cộng sản với quần chúng các tôn giáo

  17. Luôn quan tâm đến đời sống vật chất của đồng bào có đạo. • Người cho rằng “Phần xác có no ấm thì phần hồn mới thong dong. Từ đó, Người chỉ đạo Chính phủ cần có chính sách cụ thể để cải thiện đời sống cho đồng bào; đồng thời tích cực động viên đồng bào tích cực tham gia sản xuất, nâng cao đời sống. • Bên cạnh chăm lo “phần xác”, HCM chú trọng chăm lo “phần hồn” của đồng bào tôn giáo. Người đã nhiều lần đến chùa, chiền, nhà thờ với tấm lòng thành kính dự các lễ nghi tôn giáo như Phật đản, Chúa giáng sinh,…

  18. Vận động hàng ngũ chức sắc các tôn giáo tham gia vào sự nghiệp cứu nước, kiến quốc. Ngay sau CMT8 thành công, HCM đã chủ động gặp gỡ đại biểu các tôn giáo, kêu gọi họ lãnh đạo tín đồ cùng hợp tác với chính phủ để lo cho nên độc lập nước nhà. Tháng 10/1945, Chủ tịch HCM đã cử phái đoàn Chính phủ lâm thời nước nhà về Phát Diệm dự lễ tấn phong giám mục Lê Hữu Từ, đồng thời người mời giám mục Lê Hữu Từ làm cố vấn tối cao của chính phủ. Điều đó thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Hồ chủ tịch đối với chức sắc tôn giáo.

  19. Khai thác các giá trị nhân bản trong các tôn giáo. • Người ca ngợi tấm lòng bác ái cao cả của chúa Giesu, tinh thần đại từ đại bi cứu độ chúng sinh của Đức Phật Thích ca và tấm lòng nhân nghĩa của đức Khổng Tử “Chúa Giê su dạy: Đạo đức là bác ái; Phật thích ca dạy: đạo đức là từ bi: Khổng Tử dạy: đạo đức là nhân nghĩa” (HCM toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t6, tr.225). • Đồng thời Người cũng khẳng định “Mục đích cao cả của Phật Thích ca và Chúa Giê su đều giống nhau. Thích ca và Chúa Giê su đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng” (HCM toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000, t6, tr.225)

  20. II. TƯ TƯỞNG VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ KHÔNG TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO.

  21. Cở sở tôn trọng quyền tự do TNTG • TNTG và không TNTG là một trong những quyền con người được nhiều nước thừa nhận như là giá trị chung của nhân loại.

  22. Biểu hiện quyền tự do TNTG và không TNTG • Tôn trọng đức tin của mỗi người HCM cho rằng: ““Tất cả mọi người đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa. Riêng tôi, tôi nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Cách đây 2000 năm, Đức Giê su đã nói là ta phải yêu mến các kẻ thù của ta. Điều đó đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được” (HCM toàn tập, NXB CTQG, HN, 1995, t4, tr.272). Và Người nhấn mạnh rằng “Tín đồ Phật giáo tin ở Phật, tín đồ Gia tô tin ở đức Chúa Trời cũng như chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tín tưởng” (HCM toàn tập, NXB CTQG, HN, 1995, t4, tr.148).

  23. HCM chỉ ra rằng, mặc dù thế giới quan của người cộng sản khác với tôn giáo, song không vì vậy mà đối đầu, nghi kỵ nhau; ngược lại phải tôn trọng đức tin của mỗi người Năm 1945, chỉ sau 1 ngày đọc Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình, HCM đã phát biểu:“Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO VÀ Lương Giáo đoàn kết” (HCM toàn tập, NXB CTQG, HN, 1995, t4, tr.9). Đầu năm 1946, Hiến pháp đầu tiên do Người chỉ đạo và biên soạn đã ghi nhận: Nhân dân có quyền tự do tín ngưỡng”. Chính cương Mặt trận Liên Việt ở điểm 1 Điều 7 khẳng định: “Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng của mọi người”

  24. Năm 1951, trong buổi kết thúc lễ ra mắt Đảng Lao động Việt Nam. Người phát biểu “Chúng tôi xin nói rõ để tránh sự hiểu lầm,… Vấn đề tôn giáo thì Đảng Lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tôn giáo của mỗi người” (Báo Nhân dân số ra ngày 25/3/1951) • Đến ngày 14-6-1955, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh 234/SL về vấn đề tôn giáo gồm 5 chương và 16 điều. Sắc lệnh lần đầu tiên ghi chi tiết, cụ thể về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

  25. Nội dung cơ bản về quyền tự do TNTG • Chính phủ bảo đảm quyền tự do TNTG và không TNTG của nhân dân, không ai được xâm phạm đến quyền tự do ấy • Mọi người VN đều: “Có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào” • Các nhà tu hành được tự do giảng đạo tại các cơ sở thờ tự. Khi truyền bá tôn giáo, các nhà tu hành có nhiệm vụ giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, nghĩa vụ công dân, ý thức tôn trọng chính quyền và pháp luật của Nhà nước.

  26. Mọi công dân có hay không có TNTG đều được hưởng mọi quyền lợi của người công dân và phải làm mọi nghĩa vụ của người công dân. • Các tôn giáo được xuất bản và phát hành kinh sách có tính chất tôn giáo, nhưng phải tuân theo Luật xuất bản, được mở trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo của mình. • Những nơi thờ tự và các đồ thờ, trường giáo lý của các tôn giáo được pháp luật bảo hội. • Các di sản văn hóa có trong tôn giáo cần được bảo vệ, giữ gìn.

  27. III. TƯ TƯỞNG HCM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VỚI DÂN TỘC, GIỮA ĐỨC TIN VỚI LÒNG YÊU NƯỚC

  28. - Tôn giáo và dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau -> lợi ích của từng tôn giáo gắn chặt với lợi ích của cả cộng đồng dân tộc. HCM đã nhấn mạnh: Nước có độc lập thì dân mới thực sự tự do tín ngưỡng. Nước không độc lập thì tôn giáo không được tự do, nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã. Và Người khẳng định: “Từ ngày nước ta trở nên dân chủ Cộng hòa, Hiến pháp ta tông trọng tự do tín ngưỡng, thì Phật giáo cũng phát triển một cách thuận tiện. Thế là: Nước có độc lập thì đạo Phật mới được mở mang” (HCM toàn tập, NXB CTQG, HN, 1995, t.5, tr.197)

  29. Giữa năm 1946, trong thời gian thăm Pháp khi nói chuyện với 1 linh mục người Việt, Người tâm sự: “Tôi phải nói thật với ông rằng, trong Giáo hội Công giáo tại VN chưa có độc lập. Trên toàn quốc có 15 địa phận, mà chỉ có 2 địa phận do giám mục người Việt coi sóc, còn tất cả các địa phận khác đều ở trong tay người nước ngoài. Tôi nghĩ rằng, những linh mục trẻ tuổi như ông phải hành động một trật với chúng tôi, là đòi cho được sự độc lập của các địa phận ở VN” (Trần Tam Tĩnh, Thập giá và lưỡi gươm, tr.78)

  30. - Trong mối quan hệ dân tộc và tôn giáo thì vấn đề dân tộc luôn được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên HCM không bao giờ xem nhẹ vấn đề tôn giáo. Trong buổi gặp các đại biểu tôn giáo gồm Thiên Chúa, Phật giáo, Cao Đài, sau 10 ngày đọc Tuyên ngôn độc lập, HCM khẳng định: “Dân tộc giải phóng thì tôn giáo mới được giải phóng. Lúc này chỉ có quốc gia mà không phân biệt tôn giáo nữa, mỗi người dân đều là công dân của nước VN và có nhiệm vụ chiến đấu cho nền độc lập hoàn toàn của Tổ quốc (HCM Biên niên sử, NXB CTQG, HN, 1993, t3, tr.15)

  31. HCM luôn giải quyết tốt mối quan hệ này nhằm tạo cơ sở về sau Giáo hội các tôn giáo đề ra tôn chỉ mục đích hành đạo theo đường hướng gắn bó với dân tộc như: “Đạo pháp – Dân tộc và CNXH”(Phật giáo); Sống phúc âm giữa lòng dân tộc (Công giáo); Sống phúc âm phụng sự Thiên chúa, phụng sự Tổ quốc và Dân tộc (Tin lành); Nước vinh – đạo sáng (Cao Đài),….

  32. - Tôn giáo và dân tộc bao giờ cũng được HCM xem xét và giải quyết trên tinh thần của khối đại đoàn kết toàn dân. • Người nêu: Kính Chúa gắn liền với yêu nước, phụng sự Thiên chúa với phụng sự Tổ quốc, nước có vinh thì đạo mới sáng, nước có độc lập thì tín ngưỡng mới được tự do. • Nhân ngày lễ Giáng sinh Người gửi thư cho bà con theo đạo Công giáo. Cuối bức thư Người viết: Thượng đế và Tổ quốc muôn năm”

  33. - Theo HCM, đối với người VN, dù theo tôn giáo nào thì đức tin tôn giáo và lòng yêu nước là 2 vấn đề không có gì mâu thuẫn mà có sự thống nhất. HCM cho rằng: Một người VN vừa có thể là một người dân yêu nước, đồng thời cũng vẫn là một tín đồ chân chính, cũng như những kẻ chống lại dân tộc, đồng thời cũng chính là những kẻ phản Chúa, hại dân. Chúng không chỉ là Việt gian mà còn là giáo gian, là những “kẻ phản Chúa, phản dân, phản nước”. Ngô Đình Diệm là người Công giáo, cũng giống như Giu đa là người Công giáo. Ngô Đình Diệm đã lợi dụng danh Chúa để làm ô danh Chúa, lợi dụng đồng bào để giết hại đồng bào. Trong khi đó có bao nhiêu người Công giáo làm những việc ích nước lợi dân, lo toan cho sự nghiệp cứu nước, kiến quốc. HCM mong muốn, người Công giáo tốt phải là người công dân tốt, kính Chúa và yêu nước vừa là trách nhiệm công dân vừa là bổn phận dân Chúa.

  34. Bên cạnh việc chỉ ra sự tương đồng giữa đức tin tôn giáo và lòng yêu nước, Người còn chỉ ra đức tin tôn giáo không đối lập mà còn trùng hợp với mục tiêu, lí tưởng cộng sản Trong bài nói chuyện với đồng bào Công giáo, Người cho rằng: “Nếu đức Giê su sinh ra vào thời đại chúng ta và phải đặt mình vào nỗi khổ đau của người đương thời, chắc Ngài sẽ là một người XHCN đi tìm đường cứu khổ loài người” (Trần Tam Tỉnh, Thập giá và lưỡi gươm, NXB Trẻ, 1998, tr79). Cũng như vậy đối với đức Khổng Tử, HCM nói: “Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta…, cũng có khả năng là siêu nhân này chịu thích ứng nhanh chóng với hoàn cảnh trở thành người kế tục trung thành của Lê nin” (HCM toàn tập, t.2, tr.453 – 454)

  35. VẬN DỤNG TT HCM VỀ TÔN GIÁO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

  36. 1. Đối với quan điểm của Đảng - Tiếp tục khẳng định quan điểm cho rằng TNTG là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH. • Có biện pháp nhằm hướng các tổ chức tôn giáo đồng hành cùng dân tộc. • Có chính sách phát huy những giá trị đạo đức và văn hóa của tôn giáo phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. • Làm cho cán bộ, đảng viên xác định rõ nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng • Có quan điểm thống nhất về vấn đề theo đạo và truyền đạo.

  37. 2. Đối với hệ thống pháp luật về tôn giáo • Một là, phải tiếp tục thể chế hóa hơn nữa nội dung các quyền về tự do TGTN, trong điều kiện VN ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào quốc tế. • Hai là, cần phải chủ động xây dựng hệ thống pháp luật có thể giải quyết được vấn đề đa dạng hóa tôn giáo trước xu thế toàn cầu hóa. • Ba là, cần có chính sách để cho các tôn giáo tích cực tham gia hơn nữa vào công tác xã hội hóa giáo dục, y tế, kinh tế, văn hóa, xã hội.

  38. Thank You ! www.themegallery.com

More Related