220 likes | 400 Views
CÁC BƯỚC TẮM BÉ. Phòng Điều Dưỡng. Chuẩn bị dụng cụ. Dụng cụ vô khuẩn gồm: Gòn, gạc, que gòn. Dung dịch Povidin vàng 10%. Cồn 70 0 Nước muối sinh lý 0.9% Thuốc rơ miệng Dung dịch nước muối sinh lý 0.9% nhỏ mắt Dung dịch sát khuẩn tay nhanh. Chuẩn bị dụng cụ. Dụng cụ sạch gồm:
E N D
CÁC BƯỚC TẮM BÉ Phòng Điều Dưỡng
Chuẩn bị dụng cụ Dụng cụ vô khuẩn gồm: • Gòn, gạc, que gòn. • Dung dịch Povidin vàng 10%. • Cồn 700 • Nước muối sinh lý 0.9% • Thuốc rơ miệng • Dung dịch nước muối sinh lý 0.9% nhỏ mắt • Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
Chuẩn bị dụng cụ Dụng cụ sạch gồm: • Hai thau tắm bé (1 lớn, 1 nhỏ). • Hai khăn lông. • Hai khăn tắm nhỏ. • Áo, tả, băng thun sạch. • Xà bông tắm bé, phấn. • Tấm lót có nylon.
Chuẩn bị địa điểm tắm • Đóng cửa, tránh gió lùa. • Trải tấm lót. • Rửa tay, pha nước ấm mực nước khoảng 10cm, kiểm tra nhiệt độ nước bằng cùi chỏ (nhiệt độ nước khoảng 37oC)
Chuẩn bị bé để tắm • Đặt khăn lông lên tấm lót, cởi quần áo bé ngoại trừ tã lót và gạc rốn, quấn bé trong khăn tắm.
Tiến hành tắm bé • Dùng bông gòn nhúng nước chín lau riêng cho mỗi mắt, từ góc trong ra ngoài. • Dùng khăn nhỏ nhúng nước sạch lau mặt. • Bồng bé trên tay sao cho bàn tay bạn nâng đầu bé, cánh tay bạn nâng mình bé còn khuỷu tay bạn kẹp lấy chân bé vào nách. • Ở trẻ sơ sinh bạn dùng ngón tay cái và ngón trỏ bịt 2 lỗ tai bé để tránh nước văng vào.
Gội đầu cho bé • Làm ướt tóc và thoa dầu gội • Gội sạch dầu gội bằng nước ấm (dùng thau nhỏ) và lau khô bằng khăn nhỏ. • Tránh làm văng nước vào mặt bé.
Tắm toàn thân còn lại của bé • Hòa 2-3ml sữa tắm vào chậu nước tắm (hoặc có thể cho vào lòng bàn tay/ khăn mềm thoa lên người bé) • Cởi tả lót, lau sạch vùng sinh dục. • Đặt bé vào thau tắm: Một cườm tay nâng đầu bé, cườm tay kia nâng bên đùi gân thân bạn nhất.
Tắm sạch, nhẹ nhàng tránh làm ướt rốn. Cuối cùng làm vệ sinh bộ phận sinh dục bé. • Nâng bé lên khỏi thau nước bằng cách luồn nhẹ bàn tay còn lại dưới mông bé, nâng đầu bé lên để bé không bị ngã đầu ra sau.
Quấn bé trong khăn lông và lau khô bé. Chú ý các vùng có nếp gấp da.
Chăm sóc rốn • Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
Chăm sóc rốn • Mở bao gạc rốn, quan sát tình trạng rốn. • Dùng que gòn chấm cồn 70o bôi từ đầu rốn xuống chân cuống rốn và rộng ra da bụng quanh chân rốn 3cm.
Chăm sóc rốn • Không băng rốn (có thể phủ một lớp gạc mỏng lên rốn. • Chăm sóc rốn mỗi ngày cho đến khi da nơi lỗ rốn lành khô lại rồi ngưng.
Cần lưu ý khi rốn bé có các dấu hiệu sau: • Da vùng quanh cuống rốn ửng đỏ. • Cuống rốn chảy nước vàng hoặc có mùi hôi. • Rốn rụng rồi nhưng còn lại một u hạt. • Rốn tiếp tục rỉ dịch vàng sau khi đã rụng cuống rốn. • Rốn lồi dạng vòi voi.
Thoa phấn • Thoa phấn lên các nếp gấp như cổ, nách, cánh tay, vùng bẹn và mông, lưng, ngực, sau khi đã lau thật khô cho bé, ngừa hăm tã và rôm sảy. • Nên đổ phấn ra tay rồi thoa lên người bé. tránh để phấn bay vào mắt, mũi của bé.
Mặc áo, quấn khăn • Mặc áo quấn tã. • Dùng bấc loa kèn lau mũi và tai bé • Quấn khăn và trả bé cho mẹ.
An toàn khi tắm bé • Luôn luôn kiểm tra nhiệt độ của nước trước bằng khuỷu tay. Không để nhiệt độ nước quá cao. • Nếu sử dụng bồn tắm thì phải khóa chặt vòi nước nóng. Không bao giờ châm trực tiếp nước nóng vào bồn khi bé đang ở trong bồn. • Không tắm bé trong phòng lạnh. • Không tắm bé sau khi bú no.