210 likes | 673 Views
BÀI 3 MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VỚI CÁC CHUẨN MỰC XÃ HỘI. 1. Khái quát về chuẩn mực xã hội 1.1 Khái niệm chuẩn mực xã hội
E N D
1. Khái quát về chuẩn mực xã hội • 1.1 Khái niệm chuẩn mực xã hội • Là các quy tắc mà một nhóm sử dụng cho những giá trị, niềm tin, thái độ và hành vi phù hợp và không phù hợp. CMXH cũng được mô tả là các quy tắc mang tính thói quen của hành vi nhằm điều tiết tương tác của chúng ta với người khác. CMXH còn là các quy tắc quy định hành vi được chờ đợi hoặc có thể chấp nhận được trong các tình huống cụ thể. • Chuẩn mực xã hội không phải là một khái niệm tĩnh hay phổ quát mà chúng thay đổi theo thời gian và biến chuyển theo văn hóa, giai tầng xã hội và các nhóm xã hội.
1.2 Các hình thức biểu hiện của chuẩn mực xã hội • Có hai hình thức biểu hiện của CMXH: • - Biểu hiện chính thức: CMXH được viết ra và được chấp nhận một cách chính thức (chẳng hạn như các bộ luật, các quy định, nội quy của nhà trường...). • - Biểu hiện không chính thức: Là những thứ không chính thức và phát triển dần dần (chẳng hạn: không đi tất với dép xăng đan, không đội mũ trong nhà). Đây là hình thức phổ biến nhất.
Các chuẩn mực không chính thức có thể được chia làm hai nhóm: • Lề thói (Folkways): Là những quy tắc và chuẩn mực không chính thức mà nếu vi phạm sẽ không tạo ra lỗi nhưng được thường được chờ đợi là nên tuân thủ. Đó là một dạng điều chỉnh, tương thích với thói quen. Nó không gây ra những sự trừng phạt hay cấm đoán, mà chỉ là những cảnh báo hoặc khiến trách. • Tập tục (Mores): Cũng là những quy tắc bất thành văn nhưng tạo ra những sự trừng phạt nghiêm khắc và những chế tài trừng phạt xã hội lên các cá nhân như việc loại bỏ khỏi xã hội và tôn giáo. • Các cá nhân không thể tuân thủ các chuẩn mực xã hội chính thức hoặc không chính thức bị khiến trách theo nhiều cách. Chẳng hạn, những cá nhân không tuân thủ có thể bị người khác chỉ trích, bị từ chối thức ăn hoặc nhiều hình thức trừng phạt khác.
1.3 Các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực xã hội • - Tính tất yếu xã hội • - Tính định hướng của chuẩn mưc xã hội theo không gian, thời gian và đối tượng • - Tính vận động, biến đổi của chuẩn mực xã hội theo không gian, thời gian, giai cấp và dân tộc
1.4 Vai trò của chuẩn mực xã hội đối với đời sống xã hội • - Là tiêu chuẩn đánh giá hành vi của con người trong XH; • - Là cơ sở để hình thành các chuẩn mực khác. Ví dụ: chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực chính trị, … • - Là thước đo mức độ phát triển của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. • - Là thước đo mức độ phát triển của một quốc gia, một dân tộc trong một khía cạnh cụ thể.
2. Các loại chuẩn mực xã hội và mối quan hệ giữa chúng với pháp luật • 2.1 Chuẩn mực chính trị • - Khái niệm chuẩn mực chính trị • - Các đặc điểm cơ bản của chuẩn mực chính trị • - Mối quan hệ giữa chuẩn mực chính trị và pháp luật
2.2 Chuẩn mực tôn giáo • - Khái niệm chuẩn mực tôn giáo • - Các đặc điểm của chuẩn mực tôn giáo • - Mối quan hệ giữa chuẩn mực tôn giáo và pháp luật
2.3 Chuẩn mực đạo đức • - Khái niệm chuẩn mực đạo đức • - Các đặc điểm của chuẩn mực đạo đức • - Mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và pháp luật
2.4 Chuẩn mực phong tục, tập quán • - Khái niệm chuẩn mực phong tục, tập quán • - Các đặc điểm của chuẩn mực phong tục, tập quán • - Mối quan hệ giữa chuẩn mực phong tục, tập quán và pháp luật
2.5 Chuẩn mực thẩm mĩ • - Khái niệm chuẩn mực thẩm mĩ • - Các đặc điểm của chuẩn mực thẩm mĩ • - Mối quan hệ giữa chuẩn mực thẩm mĩ và pháp luật