1 / 34

Thuyết trình Mĩ Thuật

Thuyết trình Mĩ Thuật. Nguy ễn Minh Khuê - Lớp 7C6 Trường THCS Quang Trung. Chào mừng quý thầy cô và các bạn. Bài 24: Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.

gemma-cantu
Download Presentation

Thuyết trình Mĩ Thuật

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Thuyết trình Mĩ Thuật Nguyễn Minh Khuê - Lớp 7C6 Trường THCS Quang Trung

  2. Chào mừng quý thầy cô và các bạn Bài 24: Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954

  3. Tổ 4 hôm nay sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về 2 nhà họa sĩ lớn trong ngành mĩ thuật nước ta thời bấy giờ. Đó là: • Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung • Nhà điêu khắc- họa sĩ Diệp Minh Châu Kết hợp SGK/ 129, 130

  4. Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung (1912-1977) Sinh năm 1912- mất ngày 22/9/1977 (do bệnh tật nặng) và là một họa sĩ lớn của Việt Nam, ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng trong nghệ thuật Việt Nam TK XX. Hiện nay, ông được mệnh danh là “ Người con của Hà Nội” Những bức tranh của ông hiện còn đang được trưng bày tại Trung Bắc chủ nhật

  5. Tiểu sử • Ông sinh năm 1912 tại làng Xuân Tảo, huyện Từ Liêm,Hà Nội. Năm 1934, ông tốt nghiệp Cao đẳng Mĩ thuật Đông dương khóa 1929-1934 và trở thành những thế hệ đầu tiên cho nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam sau này.Ông đã tìm kiếm trào lưu phương Tây đầu TK 20, thể hiện sắc thái mới cho mĩ thuật truyền thống (trong các bức tranh ông luôn xuất hiện chất liệu sơn dầu phương Tây hoặc sơn mài cổ truyền) Ham mê sáng tác nên khoảng 1935- 1937 ông có nhiều bức minh họa độc đáo cho nền Phong hóa

  6. Từng mốc giai đoạn trong thời kì làm việc của họa sĩ Năm 1940, ông đi tìm nghệ thuật sơn mài nghệ thuật tại Nhật Bản. Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, ông đã có mặt trong những ngày Hà Nội chào mừng ngày lễ độc lập- tự do. Ông tham gia đoàn quân Nam tiến khi toàn quốc tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2 (trong thời điểm này, bức tranh Bài ca Nam tiến ra đời) Ngoài ra, Họa sĩ Nguyễn Đõ Cung đã mở rất nhiều khóa đào tạo nhằm mục đích đào tạo, nuôi dưỡng các họa sĩ trẻ tại miền Trung. Sau hòa bình năm 1954, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung nhận trách nhiệm lãnh đạo Viện Mỹ Thuật Việt Nam. (Thông tin thêm: Những cán bộ chủ chốt hiện nay ở Bảo tàng vẫn tự hào khi mình đã trưởng thành từ “lò Nguyễn Đỗ Cung”)

  7. Viện nghiên cứu Mĩ thuật ra đời (1962-1966) dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Đỗ Cung đã là nơi xác định sự phát triển nghệ thuật Việt Nam từ thời tiền sử qua các triều đại Lý,Trần,Lê (đây cũng là một bảo tàng quan trọng vì Việt Nam bấy giờ chưa đi sâu vào nghệ thuật, cũng đủ cho chúng ta thấy vai trò của Nguyễn Đỗ Cung). • Ông từng là Đại biểu Quốc hội hóa 1. Năm 1947, ông là chủ tịch Văn hóa kháng chiến liên khu V. Ngoài ra, ông từng có khoảng thời gian làm Ủy ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học- nghệ thuật Việt Nam • Ông đóng vai trò lớn trong nền hội họa nước nhà, trở thành nhân vật quen thuộc trong bức tranh gửi đến các em thiếu nhi, nhân dân Việt Nam

  8. Có thể nói, Nguyễn Đỗ Cung đã cống hiến cuộc đời mình cho hội họa nước nhà, ông đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong mấy năm liền. Việc ông ra đi vì bệnh tật nặng đã khiến cho nhiều người trong giới ,những người đam mê nghệ thuật, học sinh của ông,… tiếc nuối Điều khiến ông không khỏi day dứt là việc chứng minh cho vị trí nền nghệ thuật cổ Việt Nam vì nó bị đánh giá sai lệch dưới con mắt người Pháp trong chế độ thực dân lúc bấy giờ, kết thúc bằng cách ông cho ra cuốn sách “Nghệ thuật An Nam” với ý muốn đề cao nghệ thuật nước nhà. Bằng những từ ngữ chuẩn mực đã khiến cho Tô Ngọc Vân, Lê Phổ, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Giang không khỏi xúc động Giờ đây, nghệ thuật Việt Nam đã có nhiều chuyển biến, được đánh giá tốt dưới mắt nước bạn nhờ một phần thế hệ của các họa sĩ như ông

  9. Sau đây chúng ta sẽ xem một số bức tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung

  10. Du kích La Hay tập bắn (1947) Bức tranh bằng chất liệu sơn mài được họa sĩ khắc họa cẩn thận

  11. Tan ca mời chị em ra hợp thi ca thợ giỏi là bức sơn dầu nổi tiếng trong thời kì năm 1976 của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung

  12. Ngoài ra còn có một số bức tranh của họa sĩ như Công nhân cơ khí, Cổng thành Huế, Cổng làng (bột màu) Nguyễn Đỗ Cung đã nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996, Huân chương lao động hạng nhất và Huân chương kháng chiến hạng ba

  13. Sau khi đã tìm hiểu rõ về Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung. Bây giờ chúng ta sẽ phân tích về nhà điêu khắc- họa sĩ Diệp Minh Châu Diệp Minh Châu (1919-2002) Họa sĩ- điêu khắc gia Việt Nam

  14. Thời kỳ đầu • Ông sinh vào ngày 10/2/1919 tại làng Chiếu,xã Nhơn Thạnh,tỉnh Bến Tre, từ thưở nhỏ ông đã đam mê vẽ, theo học dự bị tại trường Mĩ thuật Đông Dương, học được 1 năm thì ông trở về quê nhà. • Năm 1940, ông đỗ thủ khoa kỳ thi tuyển của trường Cao đẳng mĩ thuật Đông Dương. • Năm 1942 ông cho ra đời nhiều tác phẩm gây chấn động giới mĩ thuật như bức Trăng thu, Nhớ mong, Hương sắc

  15. Về một tinh thần hiếu học đến tấm lòng nhân đạo Diệp Minh Châu sinh ra trong gia đình nông dân nghèo khó .Tuy mang tiếng là sinh viên cao đẳng mĩ thuật Đông Dương nhưng ông không có tiền đóng học phí. Buổi sáng ông học hành miệt mài trên trường, cùng với sự trợ giúp của bạn bè, thầy cô nhưng ban đêm là cuộc sống mưu sinh. Để có tiền đóng học phí, ông đã từng làm thuê, đến vẽ phông màn cho các gánh hát tại Hà Nội. Lúc đó, ông chưa nổi tiếng như các bạn học,mà ông phải vừa tập vẽ,vừa kiếm tiền Tiếc thay ông đã không tốt nghiệp trường Cao đẳng Mĩ thuật Nhật Đảo Chính Pháp nhưng trở thành học trò của họa sĩ Tô Ngọc Vân, luôn khiến thầy ngạc nhiên về tài năng của ông

  16. Tuy nhiên trong thời kì này, ông đã đánh dấu nhiều bước ngoặt trong cuộc đời nghệ thuật của mình như bức Văn miếu đã giành huy chương đồng tại triển lãm nghệ thuật toàn quốc (1942) ; huy chương bạc cho bức Cầu nguyện (1943) Ngoài ra, ông còn tham gia phong trào Sinh viên yêu nước, vẽ bìa nhạc Cách mạng cho nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, thiết kế mĩ thuật cho các đêm diễn tổng hội sinh viên Hà Nội.

  17. Sau những thành công trên, ông trở về quê nhà, tiếp tục vẽ tranh, tổ chức triển lãm tại Bến Tre và Cần Thơ, lấy tiền giúp nạn đói ở miền Bắc; Tham gia phong trào thanh niên Tiền phong, cướp chính quyền ở thị xã Bến Tre bấy giờ • Những hành động trên đã cho ta thấy về tinh thần yêu đồng bào và hiếu học của họa sĩ

  18. Diệp Minh Châu trong thời kì kháng chiến • Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông trở thành trưởng ban trừ gian tại thị xã Bến Tre. Ông từng ghi trong hồi kí của mình “Hận dân tộc dâng cao đời tôi,tôi vào nhà xếp bút màu gửi má tôi cất giùm,tôi xé giấy thông hành,giấy thuế nhân rồi lãnh mọi công tác mà cách mạng giao phó” • Cuối năm 1946,ông chuyển về chiến khu 8, trở thành phóng viên, đi theo Vệ quốc đoàn tới nhiều nơi như Gò Công,Mỹ Tho,Sa Đéc. Ông tranh thủ ghi lại nhiều bức tranh về phong cảnh lao động, chiến sĩ như Phong cảnh đồng tháp mười, lớp học bình dân trong lán ven rừng……

  19. Đặc biệt hơn, ông được biết đến với bức Chiến sĩ Lê Hồng Sơn hy sinh lúc xung phong (1947) được vẽ bằng chính máu của người chiến sĩ đã hy sinh tại Tràm nước, Mỏ Cày. Ngoài ra, ông vẽ bức Bác Hồ với ba cháu thiếu nhi Trung,Nam,Bắc bằng chính máu của mình, vẽ trên nền lụa và gửi kèm với bức thư đến Bác Hồ. • Trong khoảng thời gian sống gần Bác (1949-1951) ông đã cho ra đời nhiều bức tranh về Bác như Bác làm việc trên nhà sàn Việt Bắc ; Bác câu cá bên bờsuối ;… được vẽ bằng sơn dầu năm 1951

  20. Khoảng cuối đời • Năm 1952, ông được cử sang học điêu khắc tại Viện hàn lâm Mĩ thuật Tiệp khắc, sau đó nghiên cứu nghệ thuật tượng đài Liên Xô và Ấn Độ • Năm 1956,ông trở thành giảng viên trường mĩ thuật Việt Nam đến 1975 và tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm như Căm thù Phú Lợi, Người mẹ Việt Nam,… • Lúc cuối đời ông đã giúp đỡ nhiều họa sĩ trẻ và hoàn thành tác phẩm Bác hồ câu cá bên bờ suối Lênin bằng thạch cao và cùng đội ngũ tạc tượng giỏi làm nên tác phâm Bác Hồ với thiếu nhi (đặt trước UBND thành phố HCM ngày nay) • Ông qua đời ngày 12/7/2002, hưởng thọ 83 tuổi tại thành phố mang tên Bác

  21. Tác phẩm Bác Hồ và ba cháu thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc • Là bức tranh vẽ trên nền lụa bằng chính máu cứa từ cánh tay tác giả, thể hiện lên tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Bức tranh được gửi kèm với thư đến Chủ tịch HCM nơi Việt bắc. Trong thư, ông đã viết rất xúc đông, tự xưng “con” và gọi Bác là “cha già” • Bức thư có đoạn “Kính gửi cha già HCM. Hôm nay trong cảnh vĩ đại của ngày lễ độc lập chưa từng có ở Nam Bộ, sau khi nghe lời Tuyên ngôn độc lập của Cha, lời kêu gọi thống thiết hùng mạnh của Cha và lời ca HCM muôn năm của đoàn thiếu nhi Nam Bộ, con đã xúc động vô cùng và vừa khóc, con vừa cắt lấy dòng máu trong cánh tay niên thiếu của con để vẽ hình Cha và hình ba em bé Bắc Trung Nam đang chụm đầu lại dưới chòm râu của Cha trên nền lụa

  22. mà quân đội ta đã đánh tan quân địch,đã chiếm lấy được ở trận GIỒNG DỨA hồi tháng 4 năm nay…Máu của con là máu của Cha truyền cho,máu của con là máu của dân tộc, con có dám làm gì phung phí máu của con đâu. Tất cả thân con, đời con là của cha rồi…Kính chào cha. Mười giờ đêm 2/9/1947” • Bức huyết họa ấy giờ đây vẫn còn lưu trữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhưng đó là phiên bản do họa sĩ Trần Thức thể hiện vì bản gốc không còn giữ được nguyên trạng (vì làm bằng lụa, vẽ bằng máu dễ mục nát, phai theo thời gian) Tuy nhiên, bức tranh mô phỏng được họa sĩ Diệp Minh Châu vô cùng hài lòng, cho thấy về một thế hệ tiềm năng trẻ như họa sĩ Trần Thức

  23. Thảo luận Qua cuộc đời của Diệp Minh Châu và tác phẩm "Bác Hồ với ba cháu thiếu nhi Trung,Nam,Bắc" em thấy được ở ông những gì và cần phải làm gì?

  24. Qua đó chúng ta thấy được người công dân Diệp Minh Châu yêu nước, góp sức trong các cuộc kháng chiến của Tổ Quốc ,hiếu học và cống hiến đời mình vào nền mĩ thuật nước nhà • Bức huyết họa nói trên đại diện tinh thần yêu nước của công dân Việt Nam nói chung và của họa sĩ nói riêng, vẽ bằng chính dòng máu Lạc Hồng. Nhiệm vụ chúng ta là khôi phục lại tinh thần yêu nước đó cũng như góp sức xây dựng nền mĩ thuật tương lai

  25. Mô phỏng Bức huyết họa “Bác Hồ với ba cháu thiếu nhi Trung, Nam, Bắc”

  26. Những bức kí họa của Diệp Minh Châu

  27. Kí họa Nguyễn Thị Định

  28. Đến những tác phẩm về anh hùng Tượng đài Trương Định

  29. Tượng đài “Hồ Chí Minh và thiếu nhi” đặt trước UBND Thành phố ta ngày nay

  30. Tượng đá “chị Võ Thị Sáu” Tượng đài Bác Hồ

  31. Trò chơi "Tích tắc" Các bạn chỉ có 7 giây để chọn đáp án

  32. Điền từ cho sẵn vào chỗ thích hợp Bến Tre 1912 máu Diệp Minh Châu Hà Nội Viện nghiên cứu Mĩ thuật 1996 1919 Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung sinh năm………… quê tại làng Xuân Tảo, huyện Từ Liêm,…………….Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương và là viện trưởng đầu tiên của…………………………… Họa sĩ ………………….nổi tiếng với tranh lụa Bác Hồ và thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc bằng chính……….của mình. Ông sinh năm…………………tại Nhơn Thạch,………………. Cả 2 ông đều được truy tặng giải thưởng văn học nghệ thuật vào năm……………….

  33. Bài thuyết trình chúng em đến đây đã hết Cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã lắng nghe

More Related