1 / 65

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHUYÊN MÔN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. TẬP HUẤN TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TRUNG HỌC. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHUYÊN MÔN. Chuyên đề 2. THÁNG 7 NĂM 2011. Tác giả biên soạn:. Phạm Quang Huân Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Sư phạm Trường ĐHSP Hà Nội Trần Thị Hải Yến Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú

Download Presentation

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHUYÊN MÔN

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẬP HUẤN TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TRUNG HỌC XÂY DỰNGKẾ HOẠCH TỔ CHUYÊN MÔN Chuyên đề 2 THÁNG 7 NĂM 2011

  2. Tác giả biên soạn: Phạm Quang Huân Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Sư phạm Trường ĐHSP Hà Nội Trần Thị Hải Yến Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú Quận Hoàn Kiếm – TP Hà Nội Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  3. 1 • Mục tiêu chung: MỤC TIÊU Tổ trưởng chuyên môn (TTCM) có những hiểu biết cơ bản về kế hoạch, các loại kế hoạch của tổ chuyên môn (TCM) và qui trình, kỹ thuật xây dựng kế hoạch để vận dụng vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và tổ chức, hướng dẫn giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch chuyên môn của cá nhân, đảm bảo các qui định hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế. Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  4. 2 • Mục tiêu cụ thể: MỤC TIÊU: Nắm vững các kiến thức cơ bản về xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn: các khái niệm (kế hoạch năm học của TCM, kế hoạch hoạt động trong năm học của giáo viên…); ý nghĩa, yêu cầu chung nội dung và qui trình xây dựng 2 loại kế hoạch có tính pháp quy và tính phổ biến của TCM trong năm học (kế hoạch chuyên môn năm học, kế hoạch hoạt động cuả GV). Vận dụng được các kiến thức trên vào xây dựng kế hoạch của TCM và tổ chức, chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động năm học của giáo viên và các loại kế hoạch khác. Nâng cao ý thức về vai trò của TTCM (và của giáo viên) trong việc xác định mục tiêu và phương hướng cho các hoạt động phát triển chuyên môn trong năm học; trên cơ sở đó, dần khắc phục thói quen làm việc theo kinh nghiệm hoặc tùy tiện. Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  5. 1 Phần 1: Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn NỘI DUNG 2 Phần 2: Xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn Phần 3: Tổ chức, hướng dẫn giáo viên trong tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học của cá nhân 3 Phần 4: Thực hành xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn 4 Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  6. PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHUYÊN MÔN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  7. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Tìm hiểu các loại kế hoạch và các khái niệm 1) Trong thực tế trường phổ thông, TCM có những loại kế hoạch nào? 2) Trình bày cách hiểu về khái niệm “kế hoạch” và từng loại kế hoạch đó? Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  8. 1.1. Các loại kế hoạch ở TCM 1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn: • Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn; • Kế hoạch hoạt động trong năm học của GV; • Kế hoạch học kỳ; • Kế hoạch hàng tháng; • Kế hoạch cho từng loại hoạt động: (KH thực hiện các chuyên đề cải tiến phương pháp dạy học; KH hội giảng; kế hoạch dự giờ; KH bồi giỏi - phụ kém; KH tổ chức hoạt động ngoại khóa; KH nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong tổ … Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  9. 2 loại kế hoạch có tính pháp quy 1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn: 1 2 Kế hoạch hoạt động trong năm học của giáo viên (Kế hoạch cá nhân) Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn (Kế hoạch TCM) Theo “Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học” – Bộ GD-ĐT, 2007 Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  10. 1.2. Các khái niệm cơ bản: Kế hoạch(bản kế hoạch) là “toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời hạn nhất định, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành” (Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội - 1988). • Xây dựng kế hoạch (còn gọi là lập kế hoạch) là xác định các mục tiêu, các hoạt động và nguồn lực cần thiết để đạt tới mục tiêu một cách phù hợp với tình hình thực tiễn trong khoảng thời gian xác định. • Xây dựng kế hoạch là làm rõ 4 câu hỏi quan trọng: • Chúng ta là ai và đang ở đâu? • Chúng ta muốn đi đến đâu? • Chúng ta làm gì? Làm thế nào? Bằng phương tiện/công cụ gì? để đến được vị trí mong muốn? • Làm thế nào để biết chúng ta tới đích? Xây dựng kế hoạch TCM trong trường trung học là sự xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chuyên môn và định ra những phương tiện cơ bản để thực hiện có kết quả những nhiệm vụ, chỉ tiêu đó. Bản chất của việc xây dựng kế hoạch TCM là xác định xem trong năm học tới, TCM hướng đến những mục tiêu phát triển nào; muốn thực hiện các mục tiêu phát triển đó cần phải làm gì, làm thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm. • Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn (thường gọi tắt là “kế hoạch tổ chuyên môn”) là bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của TCM trong một năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của TCM và của nhà trường. • Đặc điểm: • Là công cụ có tính pháp quy để TTCM quản lý, chỉ đạo các hoạt động của TCM; • Là cơ sở để xây dựng các kế hoạch khác của TCM; • Là định hướng nhất quán cho các hoạt động của các thành viên trong TCM; • Là phương tiện để thực thi kế hoạch năm học của nhà trường; • Do TTCM trực tiếp chỉ đạo xây dựng. 1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn: Kế hoạch chuyên môn của giáo viên là bản dự kiến của giáo viên về những công việc sẽ làm trong năm học, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành cụ thể, nhằm thực hiện những ý đồ phát triển của cá nhân phù hợp với mục tiêu phát triển của TCM và của nhà trường. • Kế hoạch • Xây dựng kế hoạch • Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn Kế hoạch là sự thể hiện ý đồ của chủ thể quản lý về sự phát triển trong tương lai của đối tượng quản lý thể hiện qua hệ thống mục tiêu và các biện pháp, nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó. • Xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn • Kế hoạch hoạt động của giáo viên Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  11. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Tìm hiểu ý nghĩa và yêu cầu của kế hoạch TCM 1) Việc xây dựng kế hoạch TCM có ý nghĩa như thế nào? (đối với tổ trưởng chuyên môn, với giáo viên trong tổ, với hiệu trưởng nhà trường); 2) Kế hoạch TCM cần đảm bảo những yêu cầu gì? Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  12. 1.3 Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn: • Kế hoạch TCM thể hiện thống nhất ý chí, nguyện vọng và khả năng phấn đấu vươn lên để phát triển (tâm và lực) của tập thể giáo viên trong TCM; • Kế hoạch TCM chỉ rõ phương hướng hành động và phối hợp cho mọi thành viên trong tổ; • Là cơ sở có tính pháp lý cho mỗi thành viên trong TCM xác định kế hoạch hoạt động trong năm học. • Kế hoạch TCM là một trong những loại kế hoạch cơ bản và có tầm quan trọng nhất trong quản lý nhà trường; nó là sự triển khai cụ thể việc thực hiện tầm nhìn, chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động trong năm học của nhà trường; • Kế hoạch TCM có ý nghĩa như là một phương tiện quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo phát triển nhà trường của Hiệu trưởng, nhất là về phương diện chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời là một trong những cơ sở cho hoạt động kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng. • Kế hoạch TCM thể hiện tầm nhìn của TTCM về phương hướng phát triển các mặt hoạt động của TCM trong năm học tới, thể hiện qua các mục tiêu, yêu cầu, các biện pháp và nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó; • Kế hoạch TCM có ý nghĩa như là phương tiện, công cụ quản lý quan trọng giúp TTCM tổ chức, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra đánh giá một cách thống nhất các hoạt động của tập thể TCM, cũng như của từng thành viên trong tổ. • Kế hoạch TCM giúp TTCM chủ động, tự tin trong công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động của TCM. 1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn: • Đối với tổ trưởng chuyên môn • Đối với các thành viên trong tổ • Đối với hiệu trưởng Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  13. 1.4 Những yêu cầu đối với việc xây dựng kế hoạch TCM 1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn: • Đảm bảo tính mục đích • Đảm bảo tính khoa học • Đảm bảo tính cụ thể, đo được • Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi • Đảm bảo tính linh hoạt • Đảm bảo tính dân chủ • Đảm bảo tính hệ thống, nhất quán Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  14. PHẦN 2 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  15. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Tìm hiểu nội dung, hình thức trình bày kế hoạch năm học của TCM 1) Dựa vào kinh nghiệm làm kế hoạch hàng năm, thày/cô hãy mô tả lại cấu trúc nội dung của kế hoạch năm học của TCM? 2) Thông thường, trong thực tế, kế hoạch TCM được trình bày như thế nào? Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  16. 2.1 Nội dung của bản kế hoạch TCM 2. Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn Các loại nghị quyết của Đảng các cấp (có liên quan đến phát triển giáo dục) Phần mở đầu: Các chỉ thị của Nhà nước, của chính quyền các cấp • Các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của ngành (được ban hành từ các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục • Nghị quyết Chi bộ nhà trường, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường (nếu đã có). • Lưu ý: khi đưa vào phần mở đầu của kế hoạch, chỉ nên chọn những cơ sở pháp lý gần nhất với nhà trường để làm điểm tựa pháp lý trực tiếp cho việc đề xuất các nội dung của kế hoạch của TCM. Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  17. 2.1 Nội dung của bản kế hoạch TCM 2. Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn • Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ đã xác định, đối chiếu với hoàn cảnh thực tế cụ thể của tổ, TCM đưa ra một số đề xuất đối với lãnh đạo nhà trường hoặc các đơn vị, cá nhân có liên quan đê tăng cường sự hỗ trợ hoặc kết hợp hành động… • Nêu bối cảnh năm học: (bối cảnh năm học (của quốc gia, của nhà trường, của TCM), thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức của TCM); • Nêu tình hình thực tế của TCM (thống kê kết quả về tình hình thực hiện kế hoạch năm học trước; những điểm mạnh, điểm yếu và thuận lợi, khó khăn cơ bản của TCM trong năm học mới • Mục này cần trả lờirõ 2 câu hỏi: TCM của chúng ta đang ở đâu? TCM của chúng ta là tổ chức như thế nào? Đặc điểm tình hình • Những mục tiêu nào TCM cần đạt được trong năm học này? (Đâu là mục tiêu ưu tiên?) • Những nhiệm vụ trọng tâm TCM cần phải thực hiện năm học này là gì? (đâu là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên?) • Cần đưa ra những chỉ tiêu nào, xác định mức độ nào để đáp ứng yêu cầu của mục tiêu và phù hợp với từng nhiệm vụ? Chỉ tiêu phải được định lượng và biểu thị cụ thể bằng những con số, tỷ lệ % ... • Lưu ý: việc đề ra hệ thống mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu cần phải dựa trên căn cứ từ các cơ sở pháp lý nói trên để đảm bảo sự phù hợp với kế hoạch phát triển chung của nhà trường, của địa phương. • Gồm các loại biện pháp pháp lý – hành chính, biện pháp nhận thức tư tưởng, biện pháp tâm lý, biện pháp huy động và hỗ trợ nguồn lực/điều kiện, biện pháp kiểm tra, đánh giá… • Phần này trả lời2câu hỏi: cần có hành động cụ thể nào (làm gì?) và làm như thế nào, theo những cách nào để thực hiện các nhiệm vụ đã đề xuất? • Trả lời câu hỏi: • Lộ trình/kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ/hoạt động chính trong năm học như thế nào? • Kiểm tra/ kiểm soát thực hiện kế hoạch thế nào? Các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản (của các nhiệm vụ) Phần nội dung: • Các biện pháp thực hiện từng nhiệm vụ • Xác định lịch trình thực hiện và cách thức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động chính của TCM • Những đề xuất của TCM Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  18. 2.2 Hình thức trình bày bản kế hoạch TCM 2.2.1 Theo hình thức mang tính truyền thống và phổ biến 2. Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn • Đặc điểm tình hình • Các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản (của các nhiệm vụ) • Các biện pháp thực hiện từng nhiệm vụ • Xác định lịch trình thực hiện và cách thức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động chính của TCM • Những đề xuất của TCM • BAO GỒM: • Tên chủ thể của kế hoạch (Trường và TCM); • Quốc hiệu; • Thời gian; • tên văn bản; • các căn cứ pháp lý. …, ngày … tháng … năm PHÊ DUYỆT TỔ TRƯỞNG (Hiệu trưởng (ký tên) ký tên, đóng dấu) Thể thức hành chính Phần 1 Nội dung chính Phần 2 Chủ thể lập KH ký tên và Hiệu trưởng phê duyệt Phần 3 Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  19. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO... TRƯỜNG THPT ….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 2011 - 2012 TỔ TOÁN Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2011 -2012 của Bộ GD-ĐT, của Sở GD-ĐT tỉnh (hoặc của Phòng GD-ĐT…); Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học của Trường THPT/THCS…….. Tổ …….. xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2011-2012 như sau: I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Bối cảnh năm học 2. Thuận lợi (mạnh/thời cơ) 3. Khó khăn (yếu/thách thức) II. CÁC MỤC TIÊU NĂM HỌC: Mục tiêu 1:.. III. CÁC NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU VÀ BIỆN  PHÁP  THỰC HIỆN :  1.  Nhiệm vụ 1:  - Các chỉ tiêu: - Các biện pháp: ….. IV.  LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH V. NHỮNG ĐỀ XUẤT: 1. ……… 2. ………. Thời gian Nội dung công việc Người phụ trách Ghi chú Từ…đến… Từ…đến… PHÊ DUYỆT                  (Hiệu trưởng ký tên, đóng dấu) ……, ngày 9 tháng 9 năm 2011 Tổ trưởng (ký tên) Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  20. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Tự nghiên cứu Khảo sát trường hợp một bản kế hoạch TCM được nêu trong PHỤ LỤC 1 và phân tích những điểm phù hợp và điểm chưa phù hợp. Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  21. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Tìm hiểu và phân biệt khái niệm mục tiêu và chỉ tiêu; thực hành xác định mục tiêu, chỉ tiêu cho tổ chuyên môn. 1) Thế nào là mục tiêu? Thế nào là chỉ tiêu? Nêu sự khác biệt giữa mục tiêu và chỉ tiêu? 2) Thực hành xác định mục tiêu, chỉ tiêu cho hoạt động dạy và học trong năm học 2010 – 2011 của TCM. (TCM cụ thể do cá nhân lựa chọn) Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  22. Mục tiêu là “đích cần đạt tới để thực hiện nhiệm vụ” (Từ điển Tiếng Việt . Viện Ngôn ngữ học. NXB KHXH – 1988). Trong xây dựng kế hoạch, mục tiêu là tuyên bố về những thay đổi mà một cá nhân hoặc một tổ chức mong muốn có được khi kết thúc thời hạn một nhiệm vụ, một hoạt động trong kế hoạch. Mục tiêu Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  23. Cụ thể, dễ hiểu Mục tiêu Có thời hạn Đo lường đ­ược Một mục tiêu chuẩn…. Có thể đạt được (vừa sức) Thực tế, có định hướng kết quả Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  24. Chỉ tiêu là “mức định ra để đạt tới, thường được biểu hiện bằng con số” - Chỉ tiêu có tính cụ thể, chính xác, định lượng được, đo lường được, đối chiếu được. Ví dụ: công việc này sẽ có mấy người đạt? tỷ lệ % là bao nhiêu? thực hiện công việc đó trong thời gian bao lâu? Đến đâu thì kết thúc? Chỉ tiêu về chất lượng học sinh năm học này cao hơn năm học trước bao nhiêu %? - Chỉ tiêu nằm trong mục tiêu, biểu đạt cụ thể cho mục tiêu. - Có chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng. Chỉ tiêu Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  25. Trong thực tiễn xây dựng kế hoạch của TCM, của nhà trường và của các cấp quản lý hệ thống (Phòng, Sở GD-ĐT…) thường có sự bất cập về sự biểu đạt mục tiêu và chỉ tiêu. Do vậy, lưu ý TTCM một số vấn đề sau: • Mục tiêu là một phát biểu chung về những gì mong muốn đạt được, mang tính khái quát. • Chỉ tiêu là một thành phần cụ thể phải đạt được để thực hiện mục tiêu, là biểu hiện, cụ thể hóa của mục tiêu. • Các mục tiêu đề ra có thể có nội dung phức tạp, vì thế chúng thường được phân thành các chỉ tiêu khác nhau. Như vậy, các chỉ tiêu (của một mục tiêu) là sự phân nhỏ mục tiêu đó thành các thành phần. Hoàn thành tất cả các chỉ tiêu đó nghĩa là đã đạt được mục tiêu đề ra. • Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, mỗi mục tiêu nên gồm không nên đặt ra quá nhiều chỉ tiêu (tối đa nên có 5 chỉ tiêu). Sự khác biệt và cách thức biểu đạt mục tiêu và chỉ tiêu Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  26. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Thực hành tìm hiểu những nhiệm vụ, những hoạt động cụ thể cần quan tâm khi thiết kế nội dung kế hoạch năm học của TCM 1) Đề xuất một số nhiệm vụ cụ thể để đưa vào trong kế hoạch TCM năm học 2010 – 2011 (của một TCM cụ thể được nhóm lựa chọn) 2) Vận dụng kinh nghiệm thực tiễn và nội dung của 3 chuyên đề đã học, mỗi nhóm thiết kế một chương trình hoạt động cụ thể cho một nhiệm vụ sẽ đề xuất trong KHTCM năm học 2010 – 2011. (TCM đã lựa chọn ở bài tập trên) Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  27. Gợi ý các nhiệm vụ chủ yếu của TCM cần được TTCM quan tâm khi xây dựng kế hoạch năm học của TCM: • Nhiệm vụ bồi dưỡng tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức nhà giáo (gắn với việc thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành); • Nhiệm vụ thực hiện chương trình giáo dục: tổ chức dạy và học theo chương trình, kế hoạch, theo chuẩn KT-KN; tổ chức hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh… ; • Nhiệm vụ bồi dưỡng phát triển năng lực sư phạm của GV: (qua hoạt động nghề nghiệp thực tiễn, qua hoạt động học tập…) ; • Các nhiệm vụ khác: chủ nhiệm lớp, hoạt động của Đoàn, Đội… Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  28. Gợi ý một số chương trình hoạt động trong năm học của TCM để thực hiện một nhiệm vụ dạy học và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong tổ: • Chương trình hoạt động áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh; • Chương trình hoạt động dạy giá trị sống, kỹ năng sống… • Chương trình hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; • Chương trình hoạt động kiến thực tập sư phạm của TCM theo các chuyên đề phù hợp với tình hình và nhu cầu phát triển chuyên môn của tổ; • Các chương trình hoạt động khác … Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  29. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Tìm hiểu quy trình xây dựng kế hoạch TCM THẢO LUẬN NHÓM: Trong thực tế ở trường thày/cô, việc xây dựng KH TCM thường được tiến hành theo các bước nào? Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  30. 2.3 Quy trình xây dựng kế hoạch TCM Bước 1: Tổ trưởng chuyên môn lập dự thảo kế hoạch năm học Bước 2: Thông qua, lấy ý kiến đóng góp của tập thể Việc 1: Thu thập, xử lý thông tin Việc 2: Xác định các mục tiêu và nhiệm vụ cho năm học mới Bước 3: Điều chỉnh, hoàn thiện chỉnh lý dự thảo kế hoạch Việc 3: Xây dựng yêu cầu và các chỉ tiêu Việc 4: Xác định các biện pháp thực hiện Bước 4: Gửi dự thảo kế hoạch cho Hiệu trưởng phê duyệt Việc 5: Dự kiến bố trí công việc và thời gian thực hiện Bước 5: Công bố và thực hiện kế hoạch Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  31. 2.3. Quy trình xây dựng kế hoạch TCM Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch của TCM TTCM xây dựng dự thảo kế hoạch TCM TTCM điều chỉnh kế hoạch TCM TTCM hoàn thiện kế hoạch TCM TTCM công bố và triển khai thực hiện KH TCM Thông qua, lấy ý kiến của tập thể TCM Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch TCM Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  32. 2.4. Chu trình quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học của TTCM 2. Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn Xây dựng kế hoạch Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch Tổ chức triển khai kế hoạch Chỉ đạo thực hiện kế hoạch Sơ đồ chu trình quản lý kế hoạch của TTCM Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  33. PHẦN 3 TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN TRONG NĂM HỌC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  34. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Tìm hiểu về việc tổ chức, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động cá nhân (KHCN) 1) Bản KHCN có nội dung như thế nào? Trong thực tế, tổ trưởng chuyên môn tổ chức, chỉ đạo xây dựng KHCN của giáo viên như thế nào? 2) Quy trình xây dựng KHCN của giáo viên thường được tiến hành ra sao? Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  35. 3.1 Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong việc tổ chức, hướng dẫn giáo viên xây dựng KHCN: 3. Hướng dẫn giáo viên xây dựng KHCN • TTCM tự nhận thức đầy đủ ý nghĩa của nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn GV trong TCM xây dựng KHCN: đây là một trong những chức trách, nhiệm vụ và nội dung quản lý, chỉ đạo TCM, có ý nghĩa đối với đối với công tác quản lý TCM và quản lý nhà trường • Làm cho GV hiểu được ý nghĩa của KHCN đối với sự phát triển nghề nghiệp của mỗi nhà giáo • Có trách nhiệm hướng dẫn GV về mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp xây dựng KHCN • Có vai trò tổ chức xây dựng và quản lý quá trình thực hiện KHCN của các giáo viên trong tổ Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  36. 3.2 Nội dung KHCN • Phân tích tình hình (của cá nhân trong năm học: nhiệm vụ, thuận lợi, khó khăn…) • Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ cá nhân thực hiện trong năm học: nhiệm vụ nâng cao phẩm chất, đạo đức, lối sống; nhiệm vụ phát triển chuyên môn nghiệp vụ; nhiệm vụ học tập, nhiệm vụ chủ nhiệm, các nhiệm vụ khác được giao…và xác định yêu cầu, chỉ tiêu thực hiện của mỗi nhiệm vụ • Chỉ rõ các hoạt động trọng tâm cần ưu tiên thực hiện trong năm học • Chỉ rõ các điều kiện cần có để cá nhân thực hiện nhiệm vụ • Xác định lịch trình các hoạt động chính của cá nhân trong năm học • Đề xuất yêu cầu với TCM và với BGH nhà trường 3. Hướng dẫn giáo viên xây dựng KHCN Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  37. 3.3 Quy trình tổ chức, quản lý xây dựng và thực hiện KHCN 3. Hướng dẫn giáo viên xây dựng KHCN Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Tổ trưởng phổ biến kế hoạch, yêu cầu, hướng dẫn GV xây dựng KHCN và hạn định thời gian hoàn thành KHCN. Tổ chức góp ý và phê duyệt: - Thông qua tập thể nhóm, tổ chuyên môn góp ý; - Các cá nhân bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch; - Tổ trưởng duyệt và tổng hợp báo cáo với hiệu trưởng. Theo dõi, đôn đốc, động viên GV trong quá trình thực hiện KH Đánh giá kết quả thực hiện KHCN, thực hiện kế hoạch TCM của mỗi GV. Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  38. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Tìm hiểu một số kỹ thuật vận dụng có hiệu quả trong quá trình xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  39. 4. Một số kỹ thuật có thể vận dụng hiệu quả vào việc xây dựng kế hoạch Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  40. 4.1 Kỹ thuật phân tích tình hình “SWOT” SWOT Strengths - Mặt mạnh Weaknesses - Mặt yếu Opportunities - Cơ hội Threats - Thách thức Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  41. Môi trường bên trong Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Ảnh hưởng đến hoạt động của TCM - Học sinh (số lượng, chất lượng…) - Đội ngũ GV (số lượng, chất lượng...) - CSVC, thiết bị, tài chính - Các hoạt động của TCM Môi trường bên ngoài Cơ hội/ Thuận lợi (O) Thách thức/ Khó khăn (T) - Nhà trường, (cơ chế, chính sách; tiềm lực vật chất, các giá trị, truyền thống…) - Các tổ chuyên môn/đoàn thể liên quan - Cha mẹ học sinh - Môi trường kinh tế-xã hội-văn hóa địa phương Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  42. Ngoại lực / Khách quan • Phân tích tình hình: • Vùng OAEC: TCM đang ở trạng thái yếu về chủ quan, khó khăn về khách quan. • Vùng ABFE: TCM đang mạnh về chủ quan, khó khăn về khách quan. • Vùng CEHD: TCM đang còn yếu về chủ quan, song có thuận lợi về khách quan. • Vùng EFGH: TCM đang mạnh về chủ quan, thuận lợi về khách quan. y THUẬN LỢI D H G KHÓ KHĂN C E F x O A B Nội lực / Chủ quan MẠNH YẾU Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  43. Ngoại lực / Khách quan • Phương hướng hoạt động: • Khi TCM ở vùng OAEC (nội lực còn yếu, ngoại lực còn khó khăn) thì phương hướng, mục tiêu đặt ra là phải giữ hoạt động của tổ ở mức “ổn định” ; • Khi TCM ở vùng ABFE (nội lực mạnh, ngoại lực vẫn còn khó khăn) thì phương hướng, mục tiêu là phải giữ hoạt động của tổ ở mức “ổn định – thích ứng” • Khi TCM ở vùng CEHD (nội lực còn yếu, ngoại lực thuận lợi) thì phương hướng, mục tiêu cho hoạt động của tổ là “ổn định – tăng trưởng”. • Khi TCM ở vùng EFGH (nội lực mạnh, ngoại lực thuận lợi) thì phương hướng, mục tiêu hoạt động của tổ là “phát triển – tăng tốc”. y THUẬN LỢI D H G KHÓ KHĂN C E F x O A B Nội lực / Chủ quan MẠNH YẾU Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  44. 4.2 Kỹ thuật xác định mục tiêu : SMART (thông minh) Cụ thể, dễ hiểu (Specific) Có thời hạn (Timebound) Đo lường được (Measurable) 5 yêu cầu đối với một mục tiêu chuẩn…. Vừa sức (Achievable) Thực tế (Realistics) Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  45. 4.2 Kỹ thuật xác định mục tiêu : SMART (thông minh) • Specific - cụ thể, dễ hiểu: • Mục tiêu phải cụ thể, dễ hiểu vì nó định hướng cho mọi người hoạt động. • Measurable – đo lường được: • Mục tiêu mà không đo lường được thì khó kiểm soát và không biết có đạt được hay không • Achievable – vừa sức: • Mục tiêu phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng đừng đặt ra loại mục tiêu không thể đạt nổi. • Realistics – thực tế: • Đây là tiêu chí đo lường sự cân bằng giữa kết quả mong muốn đạt được so với khả năng thực hiện, với hiện trạng nguồn lực của trường bạn (thời gian, đội ngũ, CSVC, tài chính...). • Timebound – có thời hạn: • Mọi công việc phải có thời hạn hoàn thành, nếu không nó sẽ bị trì hoãn và ảnh hưởng tới viêc thực hiện kế hoạch chung. Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  46. 4.3. Kỹ thuật biểu đạt Mục tiêu và Chỉ tiêu : • Mục tiêu nhất thiết phải bao hàm các yếu tố S-M-A-R-T • Mục tiêu nhằm định hướng cho sự phát triển và cho hoạt động quản lý, được biểu đạt bằng những ngôn từ khái quát. • Chỉ tiêu là thành phần cụ thể của mục tiêu. Khi đạt được tất cả chỉ tiêu có nghĩa là đạt được mục tiêu. Chỉ tiêu được rút ra từ mục tiêu. Các chỉ tiêu là những điều kiện quan trọng phải đạt được để đạt được các mục tiêu đặt ra. • Chỉ tiêu chi tiết hơn mục tiêu, chúng phải có tính định lượng, khả thi trong một khoảng thời gian nhất định và định hướng cho hoạt động thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực, vật lực và tài chính. Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  47. 4.3 Kỹ thuật biểu đạt mục tiêu và chỉ tiêu trong văn bản kế hoạch : • Ví dụ 1:Mục tiêu, chỉ tiêu về công tác phổ cập giáo dục: • Mục tiêu: Tạo thêm cơ hội học tập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn • Chỉ tiêu 1: Giảm khoảng cách trong tỷ lệ nhập học đúng tuổi giữa thành thị và nông thôn còn 2% vào năm 201… • Chỉ tiêu 2: Tăng tỷ lệ đi học của trẻ em nam và nữ thuộc các xã đặc biệt khó khăn lên 85% vào năm 201…. • Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ trường tiểu học có đường nội bộ cho học sinh khuyết tật vào lớp lên 50% vào năm 201… • (Nguồn: Tài liệu “Hướng dẫn lập kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo…” – Bộ GD-ĐT – Dự án tăng cường năng lực xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục trung hạn cấp tỉnh, thành phố. Hà Nội-2009) Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  48. 4.3 Kỹ thuật biểu đạt mục tiêu và chỉ tiêu trong văn bản kế hoạch : • Ví dụ 2: Mục tiêu, chỉ tiêu về tiếp cận cơ hội học tập: • Mục tiêu: Tăng tỷ lệ trẻ nhập học đúng tuổi; nâng cao chất lượng học tập của trẻ em người dân tộc thiểu số và trẻ em gái, tăng tỷ lệ HS học hoà nhập. • Các chỉ tiêu: • Đến năm 2014: • Chỉ tiêu 1: 95% trẻ em xuất thân từ các gia đình chính sách được đến trường, đặc biệt là các em gái • Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ lệ bỏ học xuống còn 3 % • Chỉ tiêu 3: Đảm bảo 100 % HS có đủ SGK tất cả các môn học • (Nguồn: Tài liệu tập huấn hiệu trưởng THCS tham gia dự án giáo dục THCS vùng khó nhăn nhất. Bộ giáo dục và đào tạo-Dự án giáo dục THCS vùng KKN, 2010) Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  49. 4.4 Kỹ thuật 5W+2H để tư duy toàn diện khi lập kế hoạch CÂU HỎI Ý NGHĨA ỨNG DỤNG What? Chọn vấn đề gì? Làm gì? Tổ chức 1 tiết dạy thực hiện chuyên đề đổi mới PPDH “Cải tiến tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học môn Toán lớp 10” When? Khi nào bắt đầu làm? khi nào kết thúc? Tiết 3 + 4, sáng thứ 5, tuần 8 (ngày …tháng 10 năm 2011) Where? Công việc diễn ra ở đâu? Bố trì không gian đó ra sao? - Dạy tại Lớp 10 A5 – Họp tổ RKN tại Phòng họp Hội đồng Who? Ai làm ? Sắp xếp, phân công họ như thế nào? Dạy: Cô Lê Hằng Nga (nhóm T.10) Dự: cả tổ toán Why? Tại sao lại chọn các yếu tố: công việc/nơi ấy/thời điểm ấy/người làm ấy/cách thức ấy/nguồn lực ấy?... Chọn các yếu tố: công việc/địa điểm, thời gian, người dạy, người dự, cách tiến hành, phương tiện như thế …bởi vì…… How (know)? Làm thế nào? - TTCM phổ biến kế hoạch đầu tháng 10/2011; - Cô Nga cùng nhóm Toán 10 xây dựng kế hoạch bài dạy. - Cô Nga thực hiện chuyên đề qua bài dạy trên lớp - Cả tổ toán phân tích, rút KN ngay trong tiết 4 How much? Bao nhiêu nguồn lực (CSVC, kinh phí…)? - Máy chiếu Projecter - Loa, mic không giây cho GV - In 2x40 phiếu học tập Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

  50. 4.5 Kỹ thuật sơ đồ tư duy (Mind Map) • 4.5.1 Thế nào là sơ đồ tư suy? • Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. • Là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. • Là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “sắp xếp” ý nghĩ của bạn theo một trật tự nhất định. • Tác giả đề xuất và phổ biến rộng rãi sơ đồ tư duy là Tony Buzan. Phạm Quang Huân - Trần Hải Yến

More Related