330 likes | 606 Views
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐƯA NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO CÁC MÔN HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC. *Môn Tự nhiên – xã hội *Môn khoa học *Môn lịch sử và địa lí *Môn Mĩ thuật
E N D
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐƯA NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO CÁC MÔN HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
*Môn Tự nhiên – xã hội *Môn khoa học *Môn lịch sử và địa lí *Môn Mĩ thuật *Hoạt động GD ngoài giờ lên lớp
Phần I. GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC. I.VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐỐI VỚI NHỮNG THÁCH THỨC CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
HOẠT ĐỘNG 1 Thầy /cô hãy độc lập suy nghĩ sau đó trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi sau: -Nêu vai trò của giáo dục tiểu học đối với những thách thức về BĐKH ? -Nhiệm vụ của GD tiểu học đối với những thách thức của BĐKH ?
1.Vai trò của giáo dục tiểu học đối với những thách thức BĐKH thể hiện ở các khía cạnh sau: a.Số học sinh tiểu học rất đông, hơn 7 triệu học sinh chiếm 1/10 dân số, liên quan đến mọi gia đình và xã hội. b.Các đối tượng trẻ, nhạy cảm dễ tiếp thu với những kiến thức mới, lại được ngồi trên ghế nhà trường được giáo dục thường xuyên và đang hình thành nhân cách. c.Học sinh tiểu học là những động lực và nhân tố cơ bản lan tỏa trong xã hội, những hành động của các em điều có tính động viên khích lệ đối với gia đình và xã hội, có tác động làm thay đổi hành vi cách ứng xử của mỗi người trong xã hội đối với BĐKH. J
d.Học sinh tiểu học là lực lượng có thể đóng góp 1 phần trong việc thực hiện và duy trì các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH khi ngồi trên ghế nhà trường. Bởi vậy việc đầu tư giáo dục ứng phó với BĐKH cho giáo dục tiểu học nói riêng, hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, là một giải pháp lâu dài, nhưng hiệu quả kinh tế nhất và bền vững nhất.
2.Những nhiệm vụ của giáo dục tiểu học đối với những thách thức của BĐKH. -Giáo dục bậc tiểu học bên cạnh việc hoàn thiện nội dung giáo dục phổ thông theo qui định cho từng lớp học trước thách thức của BĐKH bậc học này còn có nhiệm vụ tiếp tục cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về BĐKH, tác động của BĐKH đến môi trường tự nhiên, đến đời sống và sản xuất của con người, những giải pháp nhằm hạn chế tác động của BĐKH và ứng phó với BĐKH để học sinh trở thành 1 tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trường và địa phương về BĐKH.
II. MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC. HOẠT ĐỘNG 2: Thầy/ cô hãy độc lập suy nghĩ sau đó trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi sau: -Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BDKH trong trường tiểu học là ? -Nêu các yêu cầu của giáo dục BĐKH trong trường tiểu học
a.Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BDKH trong trường tiểu học . 1.Kiến thức: - Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu về khí hậu, thời tiết, biểu hiện của BĐKH. Nguyên nhân và hậu quả của BĐKH. -Trang bị cho học sinh một số giải pháp cơ bản nhằm hạn chế tác động của BĐKH cũng như để ứng phó và thích nghi với BĐKH
2.Kĩ năng: -Hình thành và rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản để giảm nhẹ, thích ứng với BĐKH -Biết cách ứng phó với những rủi ro, thiên tai thường gặp trong cuộc sống. 3.Thái độ: -Giáo dục học sinh ý thức trong việc ứng phó với BĐKH -Vận dụng các hiểu biết, kĩ năng thu được để tham gia các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH, tham gia các hoạt động nhằm ứng phó với BĐKH phù hợp với lứa tuổi.
b.Một số yêu cầu của giáo dục ứng phó với với Biến đổi khí hậu trong trường tiểu học. -Đầu tư vào con người là loại hình đầu tư hiệu quả, bền vững, nhưng phải đảm bảo một hệ thống logic chặt chẽ, tính liên thông giữa các cấp học, các trình độ đào tạo và khối kiến thức về BĐKH -Thông qua việc tích hợp kiến thức về BĐKH qua nội dung môn học -Giáo dục ứng phó với BĐKH là giáo dục tổng thể, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức về môi trường, về BĐKH, về khoa học công nghệ và cách thức để học sinh ứng phó với BĐKH thông qua từng môn học như: Địa lí, TN-XH, khoa học, tiếng việt, đạo đức , mĩ thuật, thủ công, kĩ thuật…
-Nội dung của giáo dục ứng phó BĐKH phải đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống các khối kiến thức, tính liên thông giữa các cấp học… -Giáo dục ứng phó BĐKH là giáo dục về nhận thức, hành động để có thể tham gia giải quyết những rủi ro của BĐKH… -Giáo dục về BĐKH và ứng phó với BĐKH là dạy cho học sinh biết cách ứng xử và hành động. Bởi vậy cần tận dụng các kĩ năng hợp tác giữa: Thầy-trò, trò – thầy; thầy trò - xã hội trong quá trình giáo dục, có như vậy mới khai thác hết các nguồn lực, các sáng kiến và các nguồn hiểu biết về ứng phó BĐKH của học sinh, đồng thời hướng dẫn học sinh vận dụng hiểu biết vào trong quá trình tham gia giải quyết các vấn đề BĐKH…
III.TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC. HOẠT ĐỘNG 3: Thầy /cô hãy độc lập suy nghĩ sau đó trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi sau: -Giáo dục tích hợp là gì? -Nêu các nguyên tắc và phương pháp giáo dục tích hợp?
1.Quan niệm về giáo dục tích hợp: -Tích hợp có nghĩa là “gợp lại, sáp nhập lại thành một tổng thể ” hiện nay tư tưởng tích hợp đã được vận dụng nhiều trong giải pháp công nghệ…..trong đó có giáo dục. 2. Nguyên tắc tích hợp. -Nguyên tắc thống nhất tích hợp và phân hóa -Nguyên tắc người học làm trọng tâm -Nguyên tắc đặc trưng văn hóa của giáo dục tích hợp
3. Phương pháp giáo dục tích hợp a. Các phương pháp tích hợp: +Tích hợp toàn phần +Tích hợp bộ phận +Hình thức liên hệ b.Các hình thức tổ chức dạy học tích hợp: +Hình thức thứ nhất: Thông qua các bài học bộ môn trên lớp
Các hoạt động có thể bao gồm: 1.Nghiên cứu chương trình, SGK để xây dựng mục tiêu dạy học, trong đó có mục tiêu giáo dục BĐKH. 2.Xác định các nội dung giáo dục BĐKH cụ thể cần tích hợp… 3.Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp…nên quan tâm phương pháp dạy học tích cực… 4.Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể. +Hình thức thứ hai: tổ chức tham quan, ngoại khóa tích hợp nội dung môn học và giáo dục BĐKH
IV.MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ GD.BĐKH CÓ THỂ LỰA CHỌN ĐỂ TÍCH HƠP VÀO CÁC MÔN HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC. (Đã triển khai) V. MỘT SỐ YÊU CẦU KHI THIẾT KẾ BÀI DẠY CÓ TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BĐKH VÀO CÁC MÔN HỌC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC. Khi thiết kế bài dạy cần lưu ý một số điểm sau:
1.Bổ sung mục tiêu bài học -Bổ sung vào mục tiêu bài học những yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng, thái độ về nội dung BĐKH sẽ tích hợp. 2.Chuẩn bị thiết bị dạy học: -Xác định những đồ dùng, phương tiện gì cần bổ sung cho nội dung tích hợp -Có thể khai thác gì ở các đồ dùng dạy học có sẵn -Tăng cường các thiết bị dạy học hiện đại (video, tranh ảnh)
3. Xác định nội dung giáo dục BĐKH và các địa chỉ cụ thể có thể tích hợp một cách hiệu quả ở các hoạt động dạy học chủ yếu trong bài học. • -Xác định nội dung giáo dục BĐKH • -Xác định mức độ, thời điểm tích hợp để đạt hiệu quả • -Tránh áp đặt nội dung tích hợp • -Bố trí thời gian cho phần tích hợp một cách hợp lí • -Tăng cường tích hợp với hình thức trò chơi, thi đố vui và các hoạt động ngoài lớp học, các hoạt động câu lạc bộ.
PHẦN II: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BĐKH VÀO CÁC MÔN HỌC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC I. MÔN TN-XH: (Nội dung xem tài liệu từ trang 12) Lớp 1 Có 14 bài (03 chủ đề) Lớp 2 có 07 bài (03 chủ đề) Lớp 3 có 25 bài (03 chủ đề) Có một bài soạn minh họa lớp 2 “ Cây sống ở đâu” Trang 20
II. Môn khoa học: Lớp 4 có 20 bài (03 chủ đề) Lớp 5 có 23 bài (có 04 chủ đề) Có bài soạn minh họa lớp 4 “ Gió nhẹ, gió mạnh- Phòng chống bão” Trang 29 III.Môn lịch sử- địa lí Lớp 4 có 24 bài Lớp 5 có 12 bài Bài soạn minh họa lớp 5 “ Đất và rừng” Trang 39, 40, 41
IV.Môn mĩ thuật: Lớp 1 có 17 bài (có 03 dạng bài) Lớp 2 có 13 bài (có 03 dạng bài) Lớp 3 có 12 bài (có 03 dạng bài) Lớp 4 có 19 bài (có 03 dạng bài) Lớp 5 có 16 bài (có 03 dạng bài) Có 01 bài minh họa lớp 2 bài 30 : Vẽ tranh“ Đề tài vệ sinh môi trường ”
V. Hoạt động giáo dục NGLL. • Lớp 1: • Chủ đề: Mái trường thân yêu (HĐ 2) Tìm hiểu về nhà trường, nội quy nhà trường • Chủ đề: Vòng tay bè bạn (HĐ 3) Trò chơi “Kết bạn” • // (HĐ 4) Trò chơi “Sóng biển” • Chủ đề: Thầy giáo, cô giáo của em (HĐ 4) Trò chơi “Bỏ rác vào thùng” • Chủ đề: uống nước nhớ nguồn (HĐ 3) Tham quan di tích, đền thờ… • Chủ đề:Ngày tết quê em (HĐ 4) Tiểu phẩm cây lộc • Chủ đề: Em yêu tổ quốc Việt Nam (HĐ 4) Tham quan một danh lam thắng cảnh ở địa phương.
Lớp 2: Chủ đề: Mái trường thân yêu của em (HĐ 2) Tiểu phẩm cái bàn biết đau Chủ đề: Vòng tay bè bạn (HĐ 3) Tiểu phẩm “ Chú lợn nhựa biết nói” Chủ đề: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (HĐ 3) Hội vui học tập // (HĐ 4) Em làm kế hoạch nhỏ
Chủ đề: Ngày tết quê em (HĐ 2) Kể chuyện phong tục ngày tết quê em Chủ đề: Em yêu tổ quốc Việt Nam (HĐ 2) Vẽ về quê hương em Chủ đề : Yêu quý mẹ và cô (HĐ 1) Trò chơi “ Đi chợ” Chủ đề : Hòa bình và hữu nghị (HĐ 3) Quyên góp ủng hộ thiếu nhi các vùng bị thiên tai.
Lớp 3: Chủ đề: Mái trường thân yêu của em (HĐ 1) Mời bạn về thăm trường tôi; (H Đ2) Em vẽ về “ Mái trường thân yêu” // (HĐ 2) về “ Mái trường thân yêu” Chủ đề: Vòng tay bạn bè (HĐ 3) Kể chuyện tấm gương bạn tốt Chủ đề: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (HĐ 3) Hội vui học tập // (HĐ 4) Em làm kế hoạch nhỏ
Chủ đề:Ngày tết quê em (HĐ 3) Kể chuyện món ăn ngày tết quê em(H Đ 4) Cây kết nghĩa Chủ đề: Em yêu tổ quốc Việt Nam (HĐ 3) Tham quan một di tích lịch sử, di tích văn hóa ở địa phương Chủ đề : Yêu quý mẹ và cô (HĐ 2) Trò chơi “ Giúp mẹ việc gì” Chủ đề : Hòa bình và hữu nghị (HĐ 3) Ngày hội hóa trang Chủ đề: Bác Hồ Kính yêu (HĐ 2) Liên hoan cháu ngoan Bác Hồ
Lớp 4 Chủ đề: Mái trường thân yêu của em (HĐ 4) Em làm vệ sinh và trang trí và trang trí lớp học. Mời bạn đến thăm trường tôi; (HĐ 2) Em vẽ về “ Mái trường thân yêu” Chủ đề: Mái trường thân yêu của em (HĐ 2) Em vẽ về “ Mái trường thân yêu” Chủ đề: Vòng tay bạn bè (HĐ 3) Kể chuyện về tấm gương bạn tốt Chủ đề: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (HĐ 3) Hội vui học tập Chủ đề: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (HĐ 4) Em làm kế hoạch nhỏ
Chủ đề:Ngày tết quê em (HĐ 3) Kể chuyện món ăn ngày tết quê em; (HĐ4) Cây kết nghĩa. Chủ đề: Em yêu tổ quốc Việt Nam (HĐ 3) Tham quan một di tích lịch sử, di tích văn hóa ở địa phương Chủ đề : Yêu quý mẹ và cô (HĐ 2) Trò chơi “ Giúp mẹ việc gì” Chủ đề : Hòa bình và hữu nghị (HĐ 3) Ngày hội hóa trang Chủ đề: Bác Hồ Kính yêu (HĐ 2) Liên hoan cháu ngoan Bác Hồ (HĐ3) Vẻ đẹp đội viên
Lớp 5 Chủ đề: Vòng tay bạn bè (HĐ 3) Kết bạn cùng tiến; (HĐ4) Tham gia các hoạt động nhân đạo Chủ đề: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (HĐ 4) Ngày hội môi trường Chủ đề: Uống nước nhớ nguồn (HĐ3) Em làm công tác Trần Quốc Toản Chủ đề:Ngày tết quê em (HĐ 3) Tết trồng cây
Chủ đề: Em yêu tổ quốc Việt Nam (HĐ 3) Tham quan một di tích lịch sử, di tích văn hóa ở địa phương Chủ đề : Yêu quý mẹ và cô (HĐ 2) Giao lưu nữ sinh xuất sắc Chủ đề : Hòa bình và hữu nghị (HĐ 3) Ngày hội hóa trang Chủ đề: Bác Hồ Kính yêu (HĐ 2) Thi tìm hiểu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ Bài soạn minh họa: Hoạt động tìm hiểu môi trường quanh ta; Trang 68, 69, 70, 71 -------------------o0o-------------------
THẢO LUẬN Bốc thăm thảo luận nhóm (Chia 7 nhóm theo đơn vị huyện, thị xã, Thành phố) 1.Bài 7: Phong cảnh quê hương (ĐL) lớp 4 2. Bài 25: Một số hoạt động ở trường (TN-XH) Lớp 3 3.Bài 68: Một số biện pháp bảo vệ môi trường (KH) Lớp 4 4.Chủ đề: Ngày tết quê em “Tết trồng cây” (GD.NGLL) Lớp 5 5.Bài 6: Đất và rừng (ĐL) Lớp 5
6. Bài 44 : Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy (KH) lớp 5 7.Bài 12: Dạng bài: sinh hoạt hàng ngày (MT) Lớp 4 *Yêu cầu: - Xác định mục tiêu giáo dục BĐKH - Soạn một hoạt động có nội dung tích hợp giáo dục BĐKH (Có 4/7 nhóm mai mắn được trình bày) các nhóm không trình bày nghiên cứu đóng góp Xin chân thành cám ơn