260 likes | 480 Views
TỪ CHÍNH SÁCH TRỌNG CẦU SANG CHÍNH SÁCH TRỌNG CUNG ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN. TS. Phạm Thế Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội, tháng 11, 2013. Mục đích.
E N D
TỪ CHÍNH SÁCH TRỌNG CẦU SANG CHÍNH SÁCH TRỌNG CUNG ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN TS. Phạm Thế Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, tháng 11, 2013
Mục đích • Đánh giá một cách tổng quát các thành tựu và hiệu quả của các chính sách vĩ mô trong những năm gần đây để từ đó gợi ý những định hướng chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng dài hạn của kinh tế Việt Nam. • Nghiên cứu cố gắng trả lời 03 câu hỏi chính sau: • Các chính sách kích thích tổng cầu có còn hiệu quả? • Sự khác biệt giữa chính sách trọng cầu và trọng cung. Chính sách nào đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của kinh tế Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay? • Việt Nam nên tập trung vào chính sách nào trong bối cảnh hiện nay và chúng bao gồm những gì?
Định lượng tác động của các chính sách kích cầu đối với tăng trưởng và lạm phát • Giai đoạn đánh giá: 2001–2012 • Các biến: Tăng trưởng GDP, lạm phát CPI, tăng trưởng cung tiền, tăng trưởng đầu tư công • Nguồn số liệu: GSO và NHNN, tần suất theo quý • Phương pháp: Thống kê mô tả, phân rã chuỗi thời gian và phân tích hồi quy
Định lượng tác động của các chính sách kích cầu đối với tăng trưởng và lạm phát 1. Thống kê mô tả
Định lượng tác động của các chính sách kích cầu đối với tăng trưởng và lạm phát • Trung bình trong giai đoạn 2007–2012, tỷ lệ lạm phát tăng trong khi tăng trưởng GDP lại giảm so với các con số tương ứng của giai đoạn 2001–2006. • Sự bất ổn, đo lường theo độ lệch chuẩn của các biến, trong giai đoạn 2007–2012 lớn gần gấp đôi so với các con số tương ứng của giai đoạn 2001–2006. • Tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng đầu tư công liên tục được duy trì ở mức cao, đặc biệt là kể từ năm 2007. • Các công cụ chính sách tiền tệ (tăng trưởng cung tiền) và tài khoá (tăng trưởng đầu tư công) cũng thay đổi thất thường hơn. Độ lệch chuẩn của tăng trưởng cung tiền và độ lệch chuẩn của đầu tư công đều tăng khoảng hơn 3 lần trong giai đoạn 2007– 2012 so với 2001– 2006.
Định lượng tác động của các chính sách kích cầu đối với tăng trưởng và lạm phát • 2. Phân rã chuỗi thời gian • Xu hướng dài hạn của lạm phát tăng trong khi của tăng trưởng lại giảm. • Biến động chu kì của tăng trưởng cung tiền có tương quan cao với biến động chu kì của lạm phát. • Kiểm định nhân quả Granger cho thấy biến động chu kì của tăng trưởng cung tiền là nguyên nhân gây ra biến động chu kì của lạm phát với độ trễ từ 4-6 tháng (không có chiều ngược lại). • Kiểm định nhân quả Granger cũng cho thấy thành phần chu kỳ của cung tiền có ảnh hưởng đến thành phần chu kỳ của tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên đầu tư công thì không.
Định lượng tác động của các chính sách kích cầu đối với tăng trưởng và lạm phát • 3. Phân tích hồi quy • p, y, m và i lần lượt là các biến động chu kỳ của lạm phát, tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng đầu tư công; • Phương trình (1) và (2) lần lượt được ước lượng bằng phương pháp OLS truyền thống.
Định lượng tác động của các chính sách kích cầu đối với tăng trưởng và lạm phát • 3. Phân tích hồi quy • Kì vọng lạm phát (thể hiện qua biến p(-1)) có ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp theo là tăng trưởng cung tiền trong quá khứ, đến lạm phát hiện tại • Độ trễ tác động của chính sách tiền tệ đến lạm phát là khoảng từ 4–6 tháng. • Biến động chu kì của tăng trưởng kinh tế lại phụ thuộc chủ yếu vào chính nó (+) và vào lạm phát (-) của quý liền kề trước đó. • Không tìm thấy bằng chứng ảnh hưởng tích cực của tăng trưởng đầu tư công hay tăng trưởng cung tiền đối với biến động chu kỳ của tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế học trọng cầu – trọng cung: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn • 1. Lý thuyết kinh tế học trọng cầu – trọng cung • Lý thuyết trọng cầu • Gắn với tư tưởng của J. M. Keynes (1936): Trong ngắn hạn, vì nhiều lý do khác nhau tổng cầu không phải lúc nào cũng bằng đúng với năng lực sản xuất của nền kinh tế. Do vậy, chính phủ và ngân hàng trung ương cần phải can thiệp (làm thay đổi tổng cầu) thông qua các chính sách tài khoá và tiền tệ để bình ổn sản lượng và việc làm. • Lý thuyết trọng cung • Bắt đầu phát triển và được ứng dụng rộng rãi vào cuối những năm 1970 đầu 1980. Lý thuyết này quan tâm đến các yếu tố quyết định sản lượng tiềm năng (Như lao động, vốn và TFP) của nền kinh tế và sự thay đổi của nó theo thời gian.
Kinh tế học trọng cầu – trọng cung: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn • 1. Lý thuyết kinh tế học trọng cầu – trọng cung • Lý thuyết trọng cầu nhấn mạnh vào việc bơm sức mua cho nền kinh tế thông qua chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng để từ đó tạo ra tăng trưởng. • Lý thuyết trọng cung nhấn mạnh vào việc miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, khuyến khích nghiên cứu & phát triển để nâng cao năng suất, tăng cường cạnh tranh và thương mại, dỡ bỏ các rào cản ra nhập ngành, cổ phần hoá các DNNN, cải thiện môi trường kinh doanh, v.v. để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn, hạ chi phí sản xuất và giá cả, từ đó thúc đẩy sức mua và tạo ra tăng trưởng.
Kinh tế học trọng cầu – trọng cung: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn • 1. Lý thuyết kinh tế học trọng cầu – trọng cung • Cả lý thuyết trọng cầu lẫn trọng cung đều nhằm tới mục tiêu cuối cùng là làm tăng sức mua và sản xuất của nền kinh tế. • Sự khác nhau của chúng là ở các công cụ sử dụng và kênh truyền dẫn. Việc lựa chọn áp dụng chính sách nào ở mỗi thời điểm là tuỳ thuộc vào hiện trạng/sức khoẻ của mỗi nền kinh tế.
Kinh tế học trọng cầu – trọng cung: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn • 2. Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới • Sau Đại Suy thoái những năm 1930, các chính sách quản lý tổng cầu của trường phái Keynes được áp dụng rộng rãi. • Các nước phát triển theo đuổi mục tiêu toàn dụng lao động. Do vậy, chính phủ cần phải có đủ nguồn lực để chủ động thực hiện các chính sách chi tiêu kích thích nền kinh tế. • Hệ quả sau đó là chính phủ phải thực hiện các chính sách thuế, phí cao, tăng điều tiết các ngành kinh tế, và trực tiếp sở hữu và quản lý nhiều doanh nghiệp trong những ngành “quan trọng” (Feldstein, 1986; Krueger, 2010).
Kinh tế học trọng cầu – trọng cung: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn • 2. Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới • Ở các nước đang phát triển, nhà nước chủ động phát triển các lĩnh vực công nghiệp chế biến (mà đa phần là công nghiệp nặng) thông qua DNNN hoặc các chính sách bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ và/hoặc các ngành thay thế hàng nhập khẩu. • Tỷ giá thường được giữ cố định, trong khi các chính sách mở rộng tài khoá và tiền tệ được áp dụng để thúc đẩy đầu tư (Krueger, 2010). • Việc sử dụng các chính sách quản lý tổng cầu kéo dài để kích thích tăng trưởng trong khi không đi kèm với sự cải thiện tương ứng của tổng cung đã thất bại (gây lạm phát và bất ổn, tăng trưởng thấp).
Kinh tế học trọng cầu – trọng cung: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn • 2. Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới • Các nước kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Pháp,... đã rơi vào tình trạng đình lạm suốt thập niên 1970. • Các nước đang phát triển, từ châu Mỹ La tinh như Mê-xi-cô, Ác-hen-ti-na, Bra-xin, v.v. cho tới châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Ma-lay-xia, In-đô-nê-xia, Thái Lan, v.v. sau một thời gian tăng trưởng đã lần lượt rơi vào khủng hoảng hoặc trì trệ. • Ngoại trừ Hàn Quốc, các quốc gia thất bại với việc bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ. Các hiện tượng trốn thuế, chợ đen, buôn lậu, làm ăn phi pháp,… nở rộ do các chính sách điều tiết thị trường và giá cả. Chính phủ các nước buộc phải phá giá nội tệ do lạm phát cao khiến cho hàng hoá sản xuất trong nước đắt đỏ hơn hàng nhập khẩu.
Kinh tế học trọng cầu – trọng cung: Lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn • 2. Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới • Bắt đầu từ thập niên 1980s, các quốc gia đã chuyển mạnh sang chính sách trọng cung tạo ra các khuyến khích để phát triển các yếu tố sản xuất. • Chúng bao gồm: giảm các loại thuế phí; dỡ bỏ các rào cản thương mại; dỡ bỏ các chính sách điều tiết ngành, và tư nhân hoá các DNNN; thu hẹp trợ cấp; ưu đãi thuế cho các cá nhân và doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ, giáo dục đại học và đào tạo nghề; • Những chính sách trọng cung này đã tạo đà phát triển liên tục và ở mức cao cho đến khi đại suy giảm kinh tế thế giới 2008–2009 vừa qua. • Cuộc Đại khủng hoảng 2008–2009 khiến nhiều quốc gia sử dụng chính sách kích cầu. Tuy nhiên, đó chỉ là những chính sách ngắn hạn dựa trên nền tảng chính sách trọng cung được thiết lập trong các thời kỳ trước đó.
Chính sách nào quan trọng hơn cho Việt Nam? 1. Chính sách nào đóng vai trò quan trọng đối với Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay? • Sức khoẻ/hiện trạng của nền kinh tế sẽ quyết định chính sách trọng cầu hay trọng cung được lựa chọn: • Nếu nền kinh tế có lạm phát thấp + với tăng trưởng thấp/trung bình thực hiện chính sách trọng cầu • Nếu nền kinh tế có lạm phát cao + với tăng trưởng thấp/trung bình thực hiện chính sách trọng cung • Các dư địa chính sách tiền tệ, tài khoá và thâm hụt thương mại cũng có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn chính sách trọng cầu hay trọng cung.
Hình 2: Một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng của Việt Nam 1996-2012
Chính sách nào quan trọng hơn cho Việt Nam? • 1. Chính sách nào đóng vai trò quan trọng đối với Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay? • Giai đoạn 1996–2006: • Lạm phát thấp/trung bình kết hợp với sản xuất/tăng trưởng cao. • Các thước đo phản ánh chính sách kích thích tổng cầu như tỷ lệ M2/GDP và chi ngân sách nhà nước/GDP lần lượt đạt khoảng 50% và 25%. • Giai đoạn 2007–2012: • Lạm phát cao kết hợp với sản xuất/tăng trưởng thấp. Năm 2007 được coi như là năm bản lề của sự thay đổi này. • Tỷ lệ M2/GDP đã lên tới 113%, tăng gấp 2,3 lần, tỷ lệ chi ngân sách nhà nước/GDP là khoảng 32%, cao gấp 1,3 lần con số của giai đoạn 1996–2006.
Chính sách nào quan trọng hơn cho Việt Nam? • 1. Chính sách nào đóng vai trò quan trọng đối với Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay? • Có thể lý giải một cách tổng quát rằng các thành tựu kinh tế mà Việt Nam đạt được trong giai đoạn 1996–2006 chủ yếu là nhờ các chính sách mang tinh thần trọng cung. Trong giai đoạn 1988–1997, chúng bao gồm: • Dỡ bỏ các hàng rào nội thương; • Cho phép thành lập công ty tư nhân; • Khoán 10 giao ruộng đất từ các hợp tác xã về cho các hộ nông dân; • Giải thể và sáp nhập các DNNN yếu kém, giải ngũ và cắt giảm biên chế; • Phát triển các thị trường yếu tố sản xuất; • Mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, mở cửa thương mại và gia nhập các tổ chức quốc tế.
Chính sách nào quan trọng hơn cho Việt Nam? • 1. Chính sách nào đóng vai trò quan trọng đối với Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay? • Khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra trong năm 1998–1999. Tuy nhiên, nhờ có những cải cách mang tính nền tảng ở trên, và cả những năm sau này nữa, nên kinh tế Việt Nam đã nhanh chóng trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao với lạm phát thấp mà không cần nhờ tới bất kì một gói kích cầu nào. • Tỷ lệ M2/GDP và chi ngân sách nhà nước/GDP trong hai năm 1998–1999 trung bình chỉ lần lượt vào khoảng 30% và 21%. Trong khi đó, hàng loạt các chính sách trọng cung tiếp tục được thực hiện, bao gồm:
Chính sách nào quan trọng hơn cho Việt Nam? • 1. Chính sách nào đóng vai trò quan trọng đối với Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay? • Cho phép các doanh nghiệp được quyền trực tiếp xuất nhập khẩu; • Ban hành Luật Doanh nghiệp (2000) để dỡ bỏ các rào cản thành lập doanh nghiệp, đơn giản thủ tục và giảm chi phí gia nhập thị trường, và thiết lập môi trường kinh doanh thuận lợi; • Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá DNNN; • Ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ (2001); • Hình thành sở giao dịch chứng khoán (2000); • Cải cách lại một loạt các bộ luật về thương mại, đầu tư, đất đai, v.v. để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Chính sách nào quan trọng hơn cho Việt Nam? • 1. Chính sách nào đóng vai trò quan trọng đối với Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay? • Như vậy, có thể thấy chính sách trọng cung có vai trò rất lớn trong quá khứ. • Kinh tế Việt Nam hiện không nằm trong vùng ưu tiên thực hiện các chính sách trọng cầu khi có lạm phát cao kết hợp với tăng trưởng thấp. • Tỷ lệ M2/GDP và chi ngân sách nhà nước/GDP hiện đang ở mức rất cao, khiến cho lạm phát có thể tăng vọt và an toàn nợ công bị đe doạ bất cứ lúc nào nếu các gói kích thích tổng cầu được triển khai. • Tổng chi tiêu của nền kinh tế “rò rỉ” mạnh qua kênh nhập khẩu (hiện tỷ lệ nhập khẩu/GDP của Việt Nam đã lên tới xấp xỉ 90%) có thể thúc đẩy tăng trưởng nếu phát triển tốt các ngành sản xuất thay thế. • Dư địa thực hiện các chính sách trọng cung còn rất lớn.
Chính sách nào quan trọng hơn cho Việt Nam? • 2. Một số khuyến nghị chính sách trọng cung cho Việt Nam • Giảm các loại thuế và phí, cắt giảm chi tiêu chính phủ, và xây dựng chính sách tiền tệ theo quy tắc và kỉ luật tài khoá. • Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cổ phần hoá các DNNN. • Giải điều tiết các thị trường, tăng cường cạnh tranh và tự do thương mại. • Khuyến khích đầu tư vào phát triển công nghệ, giáo dục và đào tạo để cải thiện năng suất và phát triển vốn con người. • Cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư nước ngoài.