190 likes | 432 Views
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG. THỊ TRƯỜNG CNTT VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CNTT THƯƠNG HIỆU VIỆT Tô Thị Thu Hương Vụ Công nghệ thông tin - Bộ TT&TT Tel: 043.9437311. NỘI DUNG.
E N D
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỊ TRƯỜNG CNTT VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CNTT THƯƠNG HIỆU VIỆT Tô Thị Thu Hương Vụ Công nghệ thông tin - Bộ TT&TT Tel: 043.9437311
NỘI DUNG I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CNTT VIỆT NAM II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CNTT THƯƠNG HIỆU VIỆT
THỊ TRƯỜNG CNTT VIỆT NAM Trong giai đoạn 5 năm qua, tiêu dùng CNTT đạt mức 2,9 tỷ USD năm 2011 gấp hơn 2 lần so với năm 2006 với giá trị 1,4 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 16,7%/năm. Thị trường sản phẩm phần cứng vẫn chiếm chủ yếu tỷ trọng trong cơ cấu chi tiêu tại Việt Nam với tỷ trọng cao nhất năm 2006 đạt 88% so với 12% của 2 lĩnh vực còn lại. Tuy nhiên, tỷ trọng này ngày càng giảm do tiêu dùng phần mềm và dịch vụ CNTT ngày càng tăng lên. Tỷ trọng tiêu dùng phần cứng đến năm 2011 chỉ còn chiếm khoảng 84% đạt 2,4 tỷ USD. Đáng chú ý nhất, thị trường smartphone Việt Nam đạt mức tăng trưởng 44% và dự đoán trong năm 2012 sẽ vượt lên mức 51%.
2. THỊ TRƯỜNG MUA SẮM CÔNG CHO SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CNTT VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ, MUA SẮM SẢN PHẨM CNTT SẢN XUẤT TRONG NƯỚC - Đến ngày 30/10/2012, Bộ TT&TT đã nhận được báo cáo về tình hình mua sắm sản phẩm CNTT của 20 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 56 địa phương. - Nhìn chung nội dung đầu tư gồm có: nâng cấp, lắp đặt hạ tầng mạng cho các cơ quan đơn vị; mua sắm thiết bị CNTT, thiết bị mạng và phần mềm hệ thống, xây dựng các phần mềm nội bộ chuyên dùng; thiết lập hệ thống bảo mật, an ninh mạng,… - Đối với các sản phẩm phần cứng: máy chủ, tường lửa cứng, các thiết bị chuyển mạch: Router, Switch,… đa số các cơ quan sử dụng sản phẩm sản xuất ở nước ngoài, và đặc biệt là các sản phẩm này vẫn chưa sản xuất được ở Việt Nam.
TÌNH HÌNH MUA SẮM SẢN PHẨM PHẦN MỀM - Kinh phí mua phần mềm năm 2011: 351 tỷ đồng + Các phần mềm phổ biến như: phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý bệnh viện, phần mềm một cửa điện tử… - Các phần mềm mua của nước ngoài là các phần mềm Hệ điều hành Windows Server, Hệ điều hành cơ sở dữ liệu SQL, phần mềm an ninh…
MUA SẮM SẢN PHẨM PHẦN CỨNG - Kinh phí mua phần cứng năm 2011: 904 tỷ đồng + Tại các Bộ: tỷ lệ mua phần cứng trong nước chiếm 75,8%. + Tại các địa phương: tỷ lệ mua phần cứng trong nước chiếm 65,7%. - Đa phần sản phẩm phần cứng được mua là máy tính để bàn do các công ty trong nước sản xuất, như: FPT Elead, CMS, VTB…. - Các sản phẩm phần cứng mua của nước ngoài, bao gồm: máy chủ, máy tính xách tay, Firewall, Switch, UPS…
THUẬN LỢI - Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị. - Các chính sách ưu tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm CNTT sản xuất trong nước bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (Thông tư số 42,…) - Chương trình Sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt – VIBrand là một Chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư cho các sản phẩm, dịch vụ CNTT Việt Nam. Chương trình đã được Thủ Tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông định kỳ tổ chức hàng năm tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17/9/2012
THUẬN LỢI - Sản phẩm: phù hợp với người Việt Nam và có hướng dẫn sử dụng cụ thể, linh kiện thay thế dễ tìm kiếm nên thuận lợi trong việc sử dụng và bảo hành sau này. - Đặc biệt sản phẩm phần mềm: doanh nghiệp trong nước đã chú trọng phát triển một số sản phẩm như: thư điện tử, một cửa điện tử, văn phòng điện tử,… đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định nên đang được triển khai, ứng dụng ở hầu hết trong các cơ quan nhà nước. - Doanh nghiệp: từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hành bảo trì, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và thị trường… Một số sản phẩm tiềm năng như công nghiệp sản xuất chíp đang được hỗ trợ phát triển.
KHÓ KHĂN - Doanh nghiệp chủ yếu thực hiện lắp ráp, sản phẩm chưa đa dạng, khó khăn trong cạnh tranh với thiết bị nhập ngoại. - Chủ đầu tư dự án CNTT chưa có nhiều thông tin về hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ CNTT của các doanh nghiệp trong nước - Các sản phẩm CNTT thương hiệu Việt thường yếu kém về thương hiệu. Các nhà thầu khi tham gia dự thầu thường có khuynh hướng chào thầu những sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài hơn là hàng trong nước. - Thông tin về sản phẩm chưa được quảng bá sâu rộng đến người dùng - Chưa có những chính sách hỗ trợ thiết thực của Chính phủ nhằm hỗ trợ cho các sản phẩm CNTT thương hiệu Việt, một số sản phẩm đang đang dần bị thu hẹp thị trường. - Hoạt động nghiên cứu phát triển chưa được quan tâm, công nghệp phụ trợ yếu nên việc đa dạng hóa sản phẩm còn hạn chế.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CNTT THƯƠNG HIỆU VIỆT
CHƯƠNG TRÌNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CNTT THƯƠNG HIỆU VIỆT - Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị. - Chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư cho các sản phẩm, dịch vụ CNTT Việt Nam. - Chương trình đã được Thủ Tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông định kỳ tổ chức hàng năm tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17/9/2012 - Ban Chỉ đạo trung ương cuộc vận động Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam đã ban hành Kế hoạch công tác năm 2012, số 235/KH-MTTW-BCDTWCVĐ, giao Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục thực hiện Chương trình VIBrand 2012
CHƯƠNG TRÌNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CNTT THƯƠNG HIỆU VIỆT - Chương trình sẽ là tiếng nói chung của các doanh nghiệp CNTT Việt Nam, khẳng định với người tiêu dùng trong nước cũng như bạn bè quốc tế về chất lượng và uy tín của các sản phẩm, dịch vụ CNTT Việt Nam, tiềm năng và sức phát triển của các doanh nghiệp CNTT Việt Nam. - Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm, dịch vụ CNTT sản xuất trong nước - Làm cầu nối giữa doanh nghiệp và mua sắm CNTT trong các cơ quan chính phủ - Cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp nước ngoài có ý định đầu tư vào các công ty CNTT tại Việt Nam
VIBRAND 2012 VÀ KẾ HOẠCH TIẾP THEO - Tổ chức Chương trình Sản phẩm và dịch vụ CNTT thương hiệu Việt - VIBrand 2012 bao gồm hội thảo Xây dựng thương hiệu CNTT Việt Nam; các chuỗi tọa đàm về thúc đẩy phát triển sản phẩm, gia tăng lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm CNTT Việt Nam. - Phát hành Danh mục Sản phẩm và Dịch vụ CNTT thương hiệu Việt. Đây là tài liệu tham khảo, định hướng cho các dự án đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ CNTT. - Xây dựng thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 42/2009/TT-BTTTT về việc quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm các sản phẩm CNTT sản xuất trong nước bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Trong đó, bổ sung một số quy định góp phần thúc đẩy phát triển sản phẩm CNTT thương hiệu Việt: + Bổ sung các quy định về đầu tư mua sắm + Xây dựng lại hệ thống các tiêu chí xác định sản phẩm trong Thông tư 42/2009/TT-BTTTT
Đối với doanh nghiệp CNTT - Tập trung nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới nhằm đa dạng sản phẩm CNTT sản xuất trong nước.- Giá bán sản phẩm phải cạnh tranh so với hàng nước ngoài. - Nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước. - Nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng (bảo hành sản phẩm, chăm sóc khách hàng). - Tích cực đưa sản phẩm tham gia vào các chương trình, dự án của Chính phủ nhằm cung cấp sản phẩm đến người sử dụng.
Bộ TT & TT Đối với Chính phủ • Bộ TT&TT phối hợp với các Bộ, ngành khác: • - Giảm mức thuế áp cho doanh nghiệp khi nhập linh kiện phục vụ cho việc sản xuất, lắp ráp. • Có những ưu đãi về giá thuê xưởng sản xuất, lắp ráp nhằm khuyết khích doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm CNTT. • Xây dựng các Chương trình phối hợp nhằm quảng bá sâu rộng sản phẩm CNTT trong và ngoài nước. • - Tham mưu lên Chính phủ xây dựng chính sách ưu đãi các dự án đầu tư, sản phẩm CNTT sản xuất trong nước • Tiếp tục thực hiện Chương trình VIBrand để hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm và tìm kiềm cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp • - Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 169/2006/QĐ-TTg ngày 17/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư 42/2009/TT-BTTTT Add Your Title
Trên đây là dự kiến kế hoạch thời gian tới của Bộ Thông tin và Truyền thông.Kính mong các doanh nghiệp cho ý kiến, đề xuất các việc làm khác để hoàn thiện!