390 likes | 973 Views
HỌC THUYẾT KINH LẠC. Th.S Lê Ngọc Thanh. MỤC TIÊU. Liệt kê được toàn bộ hệ Kinh lạc Nêu được vai trò của hệ Kinh lạc trong sinh lý bình thường và trong tình trạng bệnh lý Nêu được quan niệm của giới YHHĐ về các đường kinh châm cứu.
E N D
HỌC THUYẾT KINH LẠC Th.S Lê Ngọc Thanh
MỤC TIÊU • Liệt kê được toàn bộ hệ Kinh lạc • Nêu được vai trò của hệ Kinh lạc trong sinh lý bình thường và trong tình trạng bệnh lý • Nêu được quan niệm của giới YHHĐ về các đường kinh châm cứu. • Nhận thức được vị trí của học thuyết Kinh lạc trong toàn bộ hệ thống LLCB của YHCT
LỊCH SỬ • Tài liệu cổ nhất nói đến châm cứu: Linh khu ( thế kỷ 5 – 3 trước CN ) • VN: • Lĩnh Nam chích quái ( trước CN ): Thôi Dụ dùng châm cứu chữa bệnh. • Hồng nghĩa giác tư y thư ( TK 14 ): Tuệ Tĩnh khái quát về hệ kinh lạc. • Châm cứu tiệp hiệu diễn ca ( TK 15 ): Nguyễn Đại Năng đã hệ thống hóa về châm cứu.
ĐẠI CƯƠNG • Là một trong những học thuyết cơ bản của YHCT. • Đóng vai trò rất lớn trong sinh bệnh lý học YHCT, trong chẩn đoán cũng như điều trị. • Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể, kinh là đường chạy thẳng là cái khung của hệ kinh lạc đi ở sâu, lạc là cái lưới, từ kinh mạch chia ra như mạng lưới đến khắp mọi nơi và đi ở nông. • Là những đường vận hành khí huyết. • Huyệt là đơn vị cơ bản về cấu trúc và chức năng của hệ kinh lạc.
ĐẠI CƯƠNG • Hệ kinh lạc bao gồm: • 12 kinh chính: đại biểu của 12 tạng phủ • Kỳ kinh bát mạch: Nhâm Đốc Xung Đới, Âm kiểu, Dương kiểu, Âm duy, Dương duy. Có tác dụng điều hòa sự lưu thông khí huyết trong 12 kinh chính. • 15 lạc mạch lớn: là những nhánh chủ yếu của 12 kinh chính, hai mạch Nhâm Đốc, Đại lạc của Tỳ. Có tác dụng làm thông suốt các kinh chính có quan hệ biểu lý • 12 kinh biệt đi ra từ 12 kinh chính: thúc đẩy sự liên hệ giữa kinh chính và tạng phủ, kinh âm và kinh dương có qua hệ biểu lý
ĐẠI CƯƠNG • Hệ kinh lạc bao gồm: • 12 kinh cân nối liền các đầu xương ở tứ chi không vào tạng phủ. • 12 khu da: tổ chức bề mặt cơ thể thuộc hệ Kinh lạc. Được phân định bởi vị trí các đường kinh chính. * Huyệt: gồm 319 huyệt ở 12 kinh chính, 52 huyệt ở 2 kinh phụ ( 319 *2 + 52 = 690 huyệt ) và 200 huyệt ngoài đường kinh.
VAI TRÒ CỦA HỆ KINH LẠC – SINH LÝ BÌNH THƯỜNG • Hệ kinh lạc là hệ thống giúp liên lạc giữa các tạng phủ ở bên trong và các phần cơ thể bên ngoài. • Kinh lạc là nơi tuần hoàn của khí huyết để nuôi dưỡng toàn thân. Bên trong thì nuôi dưỡng tạng, phủ; ngoài thì nuôi dưỡng chân tay, xương khớp làm cơ thể thành một khối thống nhất.
VAI TRÒ CỦA HỆ KINH LẠC – TRONG BỆNH LÝ • Hệ kinh lạc là đường xâm nhập của ngoại tà vào các tạng phủ. • Ngược lại bệnh tật ở tạng phủ có thể mượn hệ kinh lạc để biểu hiện ra bên ngoài ở các chi, các khớp ( khi Can có tà khí, nó sẽ lưu lại nơi hai bên nách; khi Thận có tà khí, nó sẽ lưu lại nơi 2 kheo chân…). • Hệ kinh lạc giúp thầy thuốc xác định được vị trí bệnh, phân biệt được trạng thái hư thực, dự đoán các biến chứng có thể xảy ra. • Hệ kinh lạc có vai trò dẫn thuốc cũng như dẫn truyền những kích thích của châm cứu đến những tạng phủ bên trong.
QUAN NIỆM CỦA YHHĐ VỀ HỆ KINH LẠC • Giới khoa học ngày nay chưa có thống nhất về sự hiện hữu của đường kinh châm cứu về mặt giải phẫu học, chỉ công nhận sự hiện hữu của châm cứu về mặt hiệu quả điều trị và về mặt điện sinh vật/ huyệt. • Điện trở da/ huyệt < điện trở da tại đường kinh < điện trở da tại vùng không trùng với huyệt và đường kinh.
Tóm lại: hệ kinh lạc được xem như là hệ thống giải phẫu - sinh lý của YHCT. Do vậy, hệ kinh lạc có vai trò cơ bản, quan trọng trong hệ thống lý luận YHCT và chỉ đạo trong mọi chuyên khoa của YHCT ( thuốc, châm cứu, nội hay ngoại khoa...)