1 / 17

MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI

MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI. A. 1- Tâm trạng xã hội:. Khái niệm: Là một trạng thái cảm xúc của nhiều người xuất hiện trong cuộc sống trong khoảng thời gian nhất định. VD: tâm trạng vui mừng phấn khởi của các em học sinh bước vào năm học mới . 1- Tâm trạng xã hội (tt):.

loc
Download Presentation

MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI A

  2. 1- Tâm trạng xã hội: • Khái niệm: Là một trạng thái cảm xúc của nhiều người xuất hiện trong cuộc sống trong khoảng thời gian nhất định. VD: tâm trạng vui mừng phấn khởi của các em học sinh bước vào năm học mới

  3. 1- Tâm trạng xã hội (tt): • Đặc trưng của tâm trạng xã hội: • Tâm trạng xã hội thể hiện tâm tư, nguyện vọng của nhiều người • Nhiều khi tâm trạng XH ít mang màu sắc lý tính, không rõ nguyên nhân như lo âu bão lụt, dịch bệnh… • Tâm trạng xã hội xuất hiện nhờ cơ chế lây lan, bắt chước, ám thị.

  4. 1- Tâm trạng xã hội (tt): • Đặc tính của tâm trạng xã hội: Tâm trạng xă hội có thể làm tăng hay giảm cường độ, tốc độ, nhịp độ và hiệu quả hoạt động của tập thể và của cá nhân. Tính xung động Tâm trạng có lan toả từ người này sang người khác, nhóm này sang nhóm khác Tính lây lan Tâm trạng có thể thay đổi từ trạng thái này, mức độ này sang trạng thái khác, mức độ khác. Tính cơ động

  5. 1- Tâm trạng xã hội (tt): • Phân loại tâm trạng xã hội. • Căn cứ vào mức độ và tính chất của trạng thái xúc cảm, chia thành 2 loại tâm trạng: • Tâm trạng tích cực • Tâm trạng tiêu cực • Căn cứ vào phạm vi, chia tâm trạng thành các loại: Tâm trạng nhóm, tâm trạng xã hội, tâm trạng tập thể, tâm trạng dân tộc…

  6. 1- Tâm trạng xã hội (tt): • Vai trò của tâm trạng xã hội. Tâm trạng xã hội có thể gây ảnh hưởng đến toàn xã hội và các cá nhân vì vậy các tâm trạng tích cực cần được nhân rộng nhưng các tâm trạng tiêu cực cần phải tìm cách khắc phục nhanh chóng.

  7. 2- Dư luận xã hội: • Khái niệm: Là một hiện tượng tâm lý xã hội biểu thị thái độ phán xét, đánh giá của quần chúng về các vấn đề mà họ quan tâm. VD: Dư luận xã hội ủng hộ những cái tốt, dư luận xã hội lên án những cái xấu…

  8. 1 Xuất hiện một cách tự phát 2 Có tính công chúng Liên hệ chặt chẽ với quyền lợi của xă hội, của cá nhân và của tập thể 3 1 4 Dễ thay đổi 2- Dư luận xã hội (tt): • Đặc điểm của dư luận xă hội:

  9. 2- Dư luận xã hội (tt): • Vai trò của dư luận xã hội: • Dư luận xã hội có thể điều hoà các mối quan hệ xă hội, kiểm soát, giám sát các hoạt động của các tổ chức xă hội, các nhóm xă hội và các cá nhân. • Nó cọ̀n có thể cố vấn cho các tổ chức, các cơ quan quản lý giải quyết các vấn đề có liên quan đến cộng đồng. • Dư luận xă hội cũng có thể giáo dục, tác động mạnh mẽ tới ý thức, thái độ, hành vi của tập thể và của cá nhân.

  10. 2- Dư luận xã hội (tt): • Sự hình thành dư luận xã hội có nhiều yếu tố chi phối như: Tính chất của các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong xă hội Chất lượng của thông tin, nếu đầy đủ, chính xác, kịp thời thì dư luận xảy ra nhanh chóng và thống nhất Trình độ hiểu biết, hệ tư tưởng, của nhóm và của cá nhân

  11. 3- Bầu không khí tâm lý tập thể • Định nghĩa: • Bầu không khí tâm lý tập thể là trạng thái tâm lý, tình cảm và ý chí của tập thể, hoặc của số đông trong tập thể, phản ánh thái độ của các thành viên trong tập thể với việc chung của tập thể. Bầu không khí tâm lý này có ảnh hưởng nhất định đến quan hệ trong tập thể.

  12. 3- Bầu không khí tâm lý tập thể (tt) • Phân loại: • Bầu không khí tâm lý tập thể được phân làm hai loại: tốt và không tốt. • Bầu không khí tâm lý tốt có các biểu hiện là: • Sự tín nhiệm cao và đọ̀i hỏi cao của các thành viên trong tập thể với nhau và với lănh đạo của tập thể. • Có tinh thần đấu tranh phê bình có thiện chí • Mọi người được bình đẳng, tự do phát biểu ý kiến về vấn đề có liên quan • Có tinh thần đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong khó khăn.

  13. 3- Bầu không khí tâm lý tập thể (tt) • Vai trò của bầu không khí tâm lý: Bầu không khí tâm lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính tích cực của các thành viên trong tập thể.

  14. 4- Truyền thống • Truyền thống là di sản tinh thần của tập thể hoặc của dân tộc. Nó có thể là những đức tính, tập quán, tư tưởng tốt được duy trì́ từ thế hệ này sang thế hệ khác. • Truyền thống cũng có tác động đến tính tích cực của các thành viên trong tập thể, nó mang lại vinh dự và tự hào cho các thành viên vì vậy họ tích cực để giữ gìn và phát huy truyền thông của tập thể.

  15. 5. Đám đông và đặc điểm tâm lý đám đông • Đám đông là một nhóm người được tập trung lại một cách tự phát hoặc tự giác trong thời gian ngắn. • Tâm lý đám đông đó là một trạng thái tinh thần hừng hực bột phát, một tâm trạng bồng bột của một đám đông, xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn, có tác động tức thời về mặt xúc cảm, làm cho người có mặt dễ bị kích động, dễ bị lôi cuốn vào những hành động cực đoan, cuồng nhiệt, hỗn độn làm rối lọan không khí tâm lý bình lặng, nếp sống bình yên, làm ảnh hưởng đến trật tự an ṭoàn xă hội.

  16. 5. Đám đông và đặc điểm tâm lý đám đông • Tâm lý đám đông thường có những đặc điểm: • Mù quáng, thiếu sự soi sáng của lí trí, không nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tình hình. • Dựa dẫm, ỷ thế vào đám đông, ngộ nhận đám đông như một lực lượng to lớn, đám đông là đúng đắn. • Hung hăng, dữ dằn, phá phách, không biết sợ, coi thường pháp luật, không tính đến các quy định nghiêm ngặt của xă hội và của pháp luật nhà nước. • Thiếu sự kiểm soát của ý thức cá nhân, a dua theo mọi người hoặc làm theo sự kêu gọi của một thủ lĩnh tiêu cực.

  17. BẮT CHƯỚC LÂY LAN ÁM THỊ Bằng lời nói và bằng hành động đă được tính toán kỹ, có tính kích động sâu sắc, làm thay đổi tức khắc thái độ và hành vi của của người có mặt Là sự mô phỏng, tái tạo, làm theo một cách vô thức những hành động, tâm trạng, suy nghĩ, lời nói của nhóm người hay thủ lĩnh. Những tâm trạng và sự phấn khích từ người này lây sang người khác trong đám đông. 5. Đám đông và đặc điểm tâm lý đám đông

More Related