150 likes | 418 Views
Chuyên đề 5 LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ TIÊU CHUẨN 3 : NĂNG LỰC DẠY HỌC VÀ CÁC MINH CHỨNG. Chuẩn nghề nghiệp GV trung học gồm bao nhiêu tiêu chuẩn ? Trong Tiêu chuẩn 3 có bao nhiêu tiêu chí, đó là những tiêu chí nào ? Nêu tầm quan trọng của tiêu chuẩn 3.
E N D
HOẠT ĐỘNG 1:TÌM HIỂU VỀ TIÊU CHUẨN 3 : NĂNG LỰC DẠY HỌC VÀ CÁC MINH CHỨNG • Chuẩn nghề nghiệp GV trung học gồm bao nhiêu tiêu chuẩn ? • Trong Tiêu chuẩn 3 có bao nhiêu tiêu chí, đó là những tiêu chí nào ? • Nêu tầm quan trọng của tiêu chuẩn 3. • Căn cứ vào đâu để đánh giá năng lực dạy học của GV ?
1.Chuẩn nghề nghiệp GV trung học gồm 6 tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất đạo đức chính trị và lối sống. Tiêu chuẩn 2. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục. Tiêu chuẩn 3. Năng lực dạy học. Tiêu chuẩn 4. Năng lực giáo dục. Tiêu chuẩn 5. Năng lực hoạt động chính trị xã hội. Tiêu chuẩn 6. Năng lực phát triển nghề nghiệp.
2.Trong Tiêu chuẩn 3 có 8 tiêu chí, đó là từ tiêu chí 8 đến tiêu chí 15. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
3. Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học của giáo viên có vai trò quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến chất lượng dạy và học trong nhà trường
4.Các minh chứng được dùng để đánh giá năng lực dạy học của GV: 1. Bản kế hoạch dạy học; tập bài soạn thể hiện phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. 2. Các loại sổ sách, hồ sơ quản lý dạy học theo quy định của các cấp quản lý. 3. Biên bản đánh giá bài lên lớp (của tổ chuyên môn, của học sinh ...). 4. Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên.
5. Đề kiểm tra đánh giá; ngân hàng bài tập và câu hỏi môn học (nếu có). 6. Bài kiểm tra, bài thi, bảng điểm kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. 7. Báo cáo kinh nghiệm, sáng kiến của giáo viên (nếu có). 8. Nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá (nếu cần).
1.Để thực hiện được Tiêu chí 8. Lập kế hoạch dạy học đòi hỏi người GV phải có những năng lực sau: - Thể hiện được mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học môn học và chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học trong kế hoạch năm học/bài học. - Có khả năng xác định những nội dung giáo dục có thể tích hợp vào môn học/bài học và biết tích hợp chúng một cách phù hợp, không gượng ép, không làm mất tính đặc trưng của môn học.
- Có năng lực lập kế hoạch bài học theo quan điểm phân hóa nhằm đáp ứng trình độ nhận thức, phong cách học tập, … của HS lớp mình phụ trách. - Có năng lực xây dựng môi trường lớp học (môi trường vật chất và tinh thần) tạo thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy được tính tích cực học tập của HS.
Một kế hoạch phải có các yêu cầu sau: KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN……LỚP….. NĂM HỌC 20…-20… 1. Mục tiêu: +Kiến thức: ……….. +Kĩ năng: ……………. +Thái độ: …………... 2.Cụ thể:
Một số lưu ý khi lập KHBH: -Xuất phát từ đặc điểm đặc trưng của môn học được thể hiện qua : Mục tiêu, nội dung phương pháp, đồ dùng dạy học, chuẩn kiến thức và kỹ năng …và phân phối chương trình. -Xuất phát từ đối tượng học tập (trình độ nhận thức, phong cách học tập, đặc điểm cá nhân khác và kỹ năng và thái độ của HS đối với môn học ).
-Xuất phát từ điều kiện dạy học thực tế của lớp học và nhà trường (cơ sở vật chất phòng, lớp, các phương tiện đồ dùng thiết bị được trang bị,….). -Xuất phát từ năng lực của mỗi GV (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là sự hiểu biết và khả năng áp dụng những phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp với môn học). • ….
CÁC BƯỚC THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP -Bước 1 • Xác định chuẩn KT, KN bài học • Phân tích HS • Xác định mục tiêu bài học - Bước 2 • Xác định vấn đề học tập • Lựa chọn PP, P tiện, HT tổ chức DH • Thiết kế hoạt động học tập - Bước 3 • Kiểm tra KHBH
Các câu hỏi giúp phân tích HS: • HS đã biết những gì (KT), và làm được gì (KN) liên quan đến bài học này? • HS cần học được những gì từ bài học này? • HS sẽ gặp những khó khăn gì, hay mắc lỗi ở những chỗ nào trong bài học này? • HS có những thuận lợi gì khi học bài này? • Với dạng bài này, HS thích những loại hoạt động học tập nào, đã có những KN gì để khám phá KT mới? • Các em có thể sử dụng loại đồ dùng học tập nào? • Các em có những kĩ năng trình bày nào? • HS sẽ thích gì và không thích gì ở bài học này?