360 likes | 561 Views
HIỆU QUẢ CỦA AZITHROMYCINE LÊN NHÓM CHẤT OXY HÓA TÁI HOẠT Ở BỆNH NHÂN ROSACEA. O.Bakar, Z.Demircay, M.Yuksel, G.Haklar and Y.Sanisoglu Clinical and Experimental Dermatology 2007 Mar;32(2):197-200. Nội Dung. Sơ lược về Rosacea
E N D
HIỆU QUẢ CỦA AZITHROMYCINE LÊN NHÓM CHẤT OXY HÓA TÁI HOẠT Ở BỆNH NHÂN ROSACEA O.Bakar, Z.Demircay, M.Yuksel, G.Haklar and Y.Sanisoglu Clinical and Experimental Dermatology 2007 Mar;32(2):197-200
Nội Dung • Sơ lược về Rosacea • Vài nét chính về nhóm chất oxy hóa tái hoạt (Reactive Oxygen Species – ROS) • Đặt vấn đề • Phương pháp nghiên cứu • Kết quả • Bàn luận
Thường gặp ở người lớn (thường >30 tuổi) • Xen lẫn các đợt bộc phát dai dẵng và các đợt thuyên giảm • Vùng đỏ da thường gặp nhất ở: mũi má, có thể ở cằm và trán; vài trường hợp gặp ở cổ, ngực, da đầu và tai • Lâu ngày vùng da trở nên đỏ nhiều và dai dẵng hơn • Có giãn mạch nhỏ • Các sẩn và mụn mủ • Trường hợp bệnh nặng, lâu ngày có thể tạo các nốt sưng đặc trưng gặp ở mũi sư tử (rhinophyma)
Nguyên nhân bệnh chưa biết rõ ràng • Một số yếu tố thường phối hợp với sự bộc phát của bệnh: rượu, thuốc lá, thức ăn cay, thức uống nóng (bia, café, trà), sức nóng bên ngoài, phơi nắng, thời kỳ mãn kinh
Vài nét chính về nhóm chất oxy hóa tái hoạt (Reactive Oxygen Species – ROS)
ROS là một nhóm chất có phân tử rất nhỏ và hoạt tính hóa học mạnh do co các electron tự do không bắt cặp: superoxide anions, hydroxygen peroxide, các gốc hydroxyl… • Các neutrophil có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các ROS. • ROS là các tác nhân môi giới mang tính chìa khóa cho tác dụng sinh học của tia cực tím lên da. • Da dễ bị tổn thương bởi ROS hơn các mô khác
Gần đây có nhiều chứng cứ gợi rằng phản ứng viêm trong rosacea có liên quan ới sự phóng thích ROS do các tế bào viêm. Nhiều nghiên cứu gợi ý rằng hiệu quả của các tác nhân điều trị rosacea là do tác dụng kháng oxi hóa và kháng viêm. Mới đây, người ta tìm thấy thêm một tác dụng hứa hẹn khác của kháng sinh azithromycine trong điều trị rosacea.
Nghiên cứu được báo cáo ở đây nhằm mục tiêu tìm: • Vai trò tác động của ROS lên rosacea • Tác dụng kháng oxi hóa của azithromycine • Thông qua việc: • So sánh mức ROS tìm thấy ở da mặt bệnh nhân trước điều trị so với sau điều trị bằng azithromycine và so với nhóm chứng khỏe mạnh
Chọn mẫu • 17 bệnh rosacea có sẩn mủ: 11 nữ, 6 nam; độ tuổi: 26-72 tuổi • 25 người đối chứng khỏe mạnh: 12 nữ, 13 nam; độ tuổi: 20-82 • Không có sự khác nhau đáng kể có ý nghĩa thống kê về tuổi và giới giữa nhóm bệnh và nhóm chứng • Bệnh nhân không bôi thuốc trong 2 tuần và không uống thuốc trong 4 tuần trước khi thử nghiệm
Phác đồ điều trị nghiên cứu • Uống azithromycine 500mg/1 lần/ngày*3 ngày liên tục trong mỗi tuần, 4 tuần • Tuyệt đối không sử dụng thuốc bôi nào
Định lượng độ quang hóa • Lượng ROS được xác định bằng độ quang hóa (chemiluminescence) ở nhiệt độ phòng bằng một liminometer. • Mẫu được đặt trong lọ nhỏ chứa dung dịch đệm muối phosphate. • ROS được định lượng sau khi thêm lượng luminol hoặc lucigenin tương ứng: • Luminol định lượng một nhóm ROS gồm: gốc hydroxyl, hydrogen peroxide, hypochloride • Lucigenin là chọn lọc cho bức xạ gốc superoxide.
Đánh giá hiệu quả • Tổng số sang thương viêm (sẩn, nốt mủ) ở mặt bệnh nhân được đếm ở các lần khám bởi cùng một người (ngay trước điều trị và sau 4 tuần điều trị)
Mức độ quang hóa lucigenin và luminol • Mức trung bình của nồng độ quang hóa lucigenin ở nhóm chứng khỏe, bệnh nhân rosacea trước và sau điều trị lần lượt là: 52,82+/-10,67; 116,49+/-80,41 và 55,34 +/- 29,29 RLU/mg mô Mức lucigenin trước điều trị ở bệnh nhân là cao hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm chứng khỏe ( t=4,726; P<0,001) Mức lucigenin sau điều trị là thấp hơn một cách có ý nghĩa so với trước điều trị ( t=4,634; P<0,001)
Mức trung bình của nồng độ quang hóa luminol ở nhóm chứng khỏe, bệnh nhân rosacea trước và sau điều trị lần lược là: 61,68+/-66,79; 189,46+/-16,38 và 83,60+/- 60,91RLU/mg mô. Mức luminol trước điều trị ở bệnh nhân là cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng khỏe ( t=5,396; P<0,001) Mức luminol ở nhóm bệnh nhân thấp hơn một cách có ý nghĩa sau điều trị so với trước khi điều trị ( t=4,602, P<0,001)
Qua nghiên cứu được trình bày cho thấy azithromycine đã làm giảm ở mức độ có ý nghĩa thống kê số lwongj sang thương viêm trong rosacea. Điều đó chứng minh một cách rõ ràng sự suy giảm mức ROS sau điều trị bằng azithromycine và cho thấy đặc tính kháng oxy hóa của nó khi dùng ở liều điều trị. • Tác dụng điều chỉnh miễn dịch của các macrolide (ở đây đề cập đến azithromycine) liên quan đến cấu trúc của nó. Các macrolide có đặc tính kháng viêm (erythromycine, roxithromycine và azithromycine). Chúng ngăn cản các cytokine tiền viêm, bao gồm Interleukin (IL)1, 6, 8 và 10; yếu tố kích thích bạch cầu hạt
Và đại thực bào; yếu tố hủy hoại bướu alpha và luecotriene B4; và ngăn cản sự thúc đẩy các yếu tố sao chép, bao gồm nuclear factor kappa B và activator protein 1. Đặc biệt: • Interleukin 8 và leucotrien B4 là chất hóa ứng động đối với neutrophil • Macrolide cũng ngăn cản sự hình thành các phần tử cần thiet cho việc di chuyển của neutrophil, qua đó ngăn cản sự tiết ra ROS của nó. • Macrolide cũng ngăn cản sự hình thành các phần tử cần thiết cho việc di chuyển của neutrophil, qua đó ngăn cản sự tiết ra ROS của nó. • Macrolide cũng tăng hoạt tính của enzyme kháng oxy hóa (superoxide dismutase). Đặc tính nay có thể trực tiếp bảo vệ các mô xung quanh chống lại các sản phẩm oxy hóa độc hại
Cuối cùng, ở nghiên cứu này nhóm tác giả đã chứng tỏ bệnh nhân rosacea có mức cao ROS ở da mặt hơn so với nhóm chứng khỏe mạnh có độ tuổi và giới tương ứng. • Ngoài ra đây là một nghiên cứu ex vivo đầu tiên xác nhận tác dụng kháng oxy hóa của azithromycinem ở bệnh nhân rosacea.