560 likes | 838 Views
Chẩn đoán và điều trị nhức đầu. BS TRẦN QUANG THẮNNG BS LÊ VĂN NAM. Đại cương . Nhức đầu là triệu chứng thường gặp trong rất nhiều loại bệnh lý nhưng lại là triệu chứng không đặc hiệu Theo phân loại của IHS có hai nhóm bệnh nhức đầu Nhức đầu nguyên phát Nhức đầu Migraine
E N D
Chẩn đoán và điều trị nhức đầu BS TRẦN QUANG THẮNNG BS LÊ VĂN NAM
Đại cương • Nhức đầu là triệu chứng thường gặp trong rất nhiều loại bệnh lý nhưng lại là triệu chứng không đặc hiệu • Theo phân loại của IHS có hai nhóm bệnh nhức đầu • Nhức đầu nguyên phát • Nhức đầu Migraine • Nhức đầu co cơ (Tension type headache) • Nhức đầu từng cụm (Cluster headache) • Nhức đầu thứ phát • Là một triệu chứng của một bệnh lý nội sọ hay toàn thể
Dịch tễ học • 60-75% người trưởng thành có ít nhất 1 lần bị nhức đầu/1 năm • 5-10% bệnh nhân nhức đầu có đi khám bệnh • 2.8 triệu bệnh nhân/năm vào khám tại khoa cấp cứu vì nhức đầu • 10% các bệnh nhân nhức đầu là các trường hợp cần điều trị cấp cứu
Tiếp cận chẩn đoán nhức đầu Triệu chứng nhức đầu Có các dấu hiệu báo động Có bằng chứng các bệnh nặng trong bệnh sửhay lâm sàng Không Có Chẩn đoán nhức đầu nguyên phát Theo dõi chẩn đoán nhức đầu thứ phát Có Không Điều trị nhức đầu nguyên phát Tiếp tục theo dõi nhức đầu thứ phát
Nhạy cảm Các xoang tĩnh mạch Các động mạch nền sọ và các nhánh chính Động mạch màng cứng Màng cứng vùng nền sọ Tất cả cấu trúc ngoài sọ Không nhạy cảm Nhu mô não Mạng màng mạch Màng nuôi Màng nhện Màng cứng vòm sọ Xương sọ Các cấu trúc nhạy cảm với cảm giác đau ở vùng đầu
Bệnh sử • Vì sao bệnh nhân phải đi khám bệnh • Đau đầu lần đầu tiên hay đau dữ dội • Nhức đầu kèm theo các triệu chứng lạ • Khởi phát của triệu chứng nhức đầu • Đột ngột • Từ từ • Bệnh nhân đã bao giờ bị nhức đầu như vậy chưa, nếu có thì bệnh khởi phát và diễn tiến như thế nào
Bệnh sử • Đau ở đâu ? • Một bên/hai bên • Trán/chẩm/vùng mặt • Đặc tính cơn đau ? • Theo nhịp mạch, đau ngầm ngầm, đau như điện giật, đau xoắn vặn, đau như dao đâm • Cường độ cơn đau ? • Nhẹ, trung bình, nặng • Các triệu chứng kèm theo ? • Buồn nôn, ói, mất ý thức,chảy nước mắt, cứng gáy, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, chóng mặt …
Bệnh sử • Yếu tố khởi phát cơn hay làm tăng cơn • Chấn thương, gắng sức, tư thế, thức ăn, thuốc, thời tiết, lo lắng, chu kỳ kinh nguyệt • Yếu tố làm giảm cơn • Phòng tối, tư thế, đè trên vùng đầu, thuốc • Tiền căn nội khoa • HIV,ung thư, chấn thương sọ não • Chọc dò dịch não tủy • Thay đổi thuốc điều trị
Bệnh sử • Tiền căn gia đình • Nhức đầu migraine • Xuất huyết màng não • Môi trường • Carbon monoxide • Nghề nghiệp • Tư thế • Thời gian • Tính chất công việc
Dấu sinh tồn Sốt, tăng huyết áp Đầu mặt cổ Chấn thương, âm thổi, điểm đau Mắt Kết mạc, giác mạc, đồng tử, đáy mắt (phù gai thị) Tai Viêm tai giữa Miệng Răng, khớp thái dương-hàm Đầu mặt cổ Đau, cứng gáy Âm thổi động mạch Da Tử ban Thần kinh Nhận thức Đồng tử, PXAS, thị trường Dấu định vị Hội chứng Horner Thất điều Khám lâm sàng
Nhức đầu khởi phát sau 50 tuổi hay dưới 5 tuổi Nhức đầu khởi phát đột ngột Nhức đầu với tần suất và cường độ tăng dần Bệnh nhân có nguy cơ cao: HIV, ung thư, thai kỳ Có triệu chứng toàn thân (sốt, dấu màng não, tử ban) Rối loạn tri giác hay có các triệu chứng định vị Phù gai thị Chấn thương sọ não Các triệu chứng báo động
Nhức đầu co cơ Tiêu chuẩn chẩn đoán của International Headache Society • Thời gian • 30 phút tới 7 ngày • Đặc tính cơn đau (có ít nhất 2 đặc tính) • Cảm giác đau nặng đầu • Cường độ nhẹ tới trung bình • Đau hai bên • Không tăng khi hoạt động • Triệu chứng kèm theo (phải có tất cả) • Không nôn ói • Chỉ có một trong các triệu chứng: buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động • Thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng không phát hiện bệnh lý khác
Migraine không tiền triệu Tiêu chuẩn chẩn đoán của International Headache Society • Thời gian • Kéo dài từ 4-72 giờ nếu không điều trị • Đặc tính cơn đau (ít nhất 2 đặc tính) • Đau một bên • Đau theo nhịp mạch • Cường độ trung bình tới nặng • Tăng khi hoạt động • Triệu chứng kèm theo (ít nhất 1 triệu chứng) • Buồn nôn, ói • Sợ ánh sáng, sợ tiếng động • Thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng không phát hiện bệnh lý khác
Migraine có tiền triệu Tiêu chuẩn chẩn đoán của International Headache Society • Đặc tính của aura ( ít nhất 3 đặc tính ) • Một hay nhiều triệu chứng chứng tỏ có rối loạn cục bộ tại bán cầu hay thân não, xuất hiện và biến mất hoàn toàn • Có ít nhất 1 triệu chứng aura xuất hiện trên 4 phút hoặc nhiều triệu chứng xuất hiện lần lượt • Không có aura kéo dài > 60 phút • Nhức đầu xuất hiện trong vòng 60 phút sau khi có aura • Thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng không phát hiện bệnh lý khác
Nhức đầu từng cụm Tiêu chuẩn chẩn đoán của International Headache Society • Thời gian • Cơn đau kéo dài 15 tới 180 phút nếu không điều trị • Đặc tính cơn đau • Đau dữ dội một bên hốc mắt, trên hốc mắt hay vùng thái dương • Triệu chứng kèm theo (có ít nhất 1 triệu chứng, cùng bên đau) • Xung huyết kết mạc mắt, chảy nước mắt • Nghẹt mũi, chảy nước mũi • Phù nề vùng da đầu hay mặt • Phù mi mắt • Hội chứng Horner • Tần số • 1 tới 8 cơn mỗi ngày
Xuất huyết trong sọ Xuất huyết màng não Xuất huyết não Tụ máu ngoài/dưới màng cứng Viêm màng não/viêm não Bệnh não do cao huyết áp Nhồi máu não Huyết khối tĩnh mạch não Thiếu oxy, tăng CO2, ngộ độc CO Nhức đầu thứ phát
Viêm động mạch thái dương Tổn thương chiếm chỗ U não, áp xe não Bệnh độ cao Bệnh biến dưỡng Hạ đường huyết, sốt, nhược giáp, thiếu máu Tăng nhãn áp Tăng áp lực nội sọ giả u Nhức đầu thứ phát
Đau thần kinh V vô căn Nhức đầu sau chấn thương Viêm xoang Nhức đầu sau chọc dò dịch não tủy Nhức đầu do thuốc Nhức đầu sau hoạt động gắng sức Nhức đầu thứ phát
Amantadine Captopril Cimetidine Dipyridamol Estrogen Nifedipine Nitroglycerin Ranitidine Tetracyclines Theophyllines Trimethoprim-Sulfamethoxazole Vitamin A Prazocin Các thuốc có thể gây nhức đầu
Đa số các trường hợp nhức đầu không cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng Nếu thực hiện CT scan cho mọi trường hợp nhức đầu thì phát hiện bất thường 0.8% trường hợp Các xét nghiệm cận lâm sàng: Hình ảnh học Xét nghiệm tổng quát EEG Dịch não tủy Xét nghiệm cận lâm sàng
Chỉ định trong trường hợp nhức đầu có triệu chứng báo động Có triệu chứng toàn thân (sốt, dấu màng não, tử ban) Rối loạn tri giác hay có triệu chứng định vị Phù gai thị Tiền căn chấn thương sọ não Xét nghiệm hình ảnh học • Khởi phát sau 50 tuổi hay dưới 5 tuổi • Khởi phát đột ngột • Cường độ tăng dần • Bệnh nhân có nguy cơ cao HIV, ung thư, thai kỳ
CT không cản quang Xuất huyết trong sọ CT có cản quang U não, áp xe não, dị dạng mạch máu não CT scan multislices Dị dạng mạch máu não Phình động mạch não MRI, MRA Tổn thương chiếm chỗ hố sau Huyết khối tĩnh mạch nội sọ Dị dạng mạch máu não Xét nghiệm hình ảnh học
X Quang sọ Rất ít giá trị chẩn đoán trừ khi nghi ngờ có tổn thương xương sọ trong các trường hợp chấn thương sọ não Tư thế Hirtz: rất khó đánh giá Điện não đồ Chỉ thực hiện trong trường hợp trên lâm sàng có cơn động kinh hay nghi ngờ động kinh Trên người bình thường và trên bệnh nhân migraine có thể phát hiện sóng động kinh trên điện não đồ Dịch não tủy Viêm màng não Xuất huyết màng não Các xét nghiệm khác
Điều trị migraine: Tổng quát • Các guidelines về điều trị migraine • BASH Guidelines for the Management of Headache. The British Association for the Study of Headache. 2007 • EFNS guideline on the drug treatment of migraine. European Federation of Neurological Societies. 2006 • American Academy of Neurology Practice Guidelines • Evidence-based guidelines for migraine headache. 2000 • Pharmacological treatment of migraine headache in children and adolescents. 2004 • Treatment Guidelines: Drugs for Migraine. The Medical Letter. 2008
Điều trị migraine: Tổng quát • Mục tiêu: kiểm soát hoàn toàn cơn nhức đầu • Trên thực tế ít khi đạt được mục tiêu này • Điều trị không đúng mức (under-treatment) là một sai lầm • Bệnh nhân phải chịu các cơn đau không cần thiết • Tăng chi phí do khám bệnh và sử dụng nhiều thuốc • Bệnh migraine thay đổi theo thời gian • Cần có sự điều chỉnh trong quá trình điều trị
Điều trị migraine: Tổng quát • Bốn yếu tố để có thể điều trị migraine hiệu quả ở người lớn • Chẩn đoán chính xác và kịp thời • Giải thích và trấn an • Nhận diện và tránh các yếu tố thuận lợi và khởi phát • Điều trị với thuốc và không thuốc • Ở trẻ em • Thường đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị như người lớn
Yếu tố thuận lợi • Yếu tố thuận lợi khác với yếu tố khởi phát • Có 5 yếu tố thuận lợi chính của nhức đầu migraine • Căng thẳng • Trầm cảm, lo âu • Chu kỳ kinh nguyệt • Mãn kinh • Chấn thương đầu, cổ
Yếu tố khởi phát • Một số bệnh nhân ghi nhận có yếu tố khởi phát cơn đau • Nghỉ ngơi sau khi quá căng thẳng (cuối tuần, ngày lễ) • Thay đổi thói quen trong sinh hoạt (giấc ngủ, du lịch) • Ánh sáng và tiếng động với cường độ mạnh • Dinh dưỡng: một số thực phẩm, ăn không đúng giờ (20%) • Lao động thể lực quá sức • Chu kỳ kinh nguyệt • Bệnh nhân nên tránh yếu tố khởi phát nếu có thể
Điều trị cấp tính: cắt cơn • Các thuốc cắt cơn đau được sử dụng theo 5 bước tùy theo cường độ cơn đau đầu • Phải đánh giá độ nặng cơn đau của bệnh nhân để có thể điều trị hiệu quả ngay lần đầu • Đau vừa phải (bước 1) • Đau nặng (bước 2-3) • Đau dử dội (bước 4-5) • Chỉ chuyển sang bước kế tiếp sau khi thất bại ở mỗi bước trong ít nhất 3 lần liên tiếp
Điều trị cấp tính: cắt cơn • Bước 1: giảm đau và chống nôn dạng uống • Giảm đau thông thường, nếu được, dùng dạng hòa tan • Aspirine (600-900mg), Paracetamol (1000mg), • Ibuprofen (400-600mg), Naproxen (750-825mg) • Các thuốc như trên phối hợp thuốc chống nôn • Metoclopramide (10mg) hay Domperidone (10mg) • Phối hợp giảm đau và chống nôn cho hiệu quả tương đương nhóm Triptan • Chống chỉ định • Aspirine cho trẻ em dưới 16 tuổi • Metoclopramide cho trẻ nhỏ
Điều trị cấp tính: cắt cơn • Bước 2: giảm đau và chống nôn qua trực tràng • Tọa dược Diclofenac (100mg) và tọa dược Domperidone (30mg) • Chống chỉ định • Loét dạ dày, bệnh lý đại tràng • Tiêu chảy • Bệnh nhân không chấp nhận dùng thuuốc • Bệnh nhân người lớn không quen sử dụng tọa dược
Điều trị cấp tính: cắt cơn • Bước 3: Nhóm Triptans • Có nhiều loại thuốc và đáp ứng với thuốc thay đổi tùy bệnh nhân • Không hiệu quả khi uống lúc mới có aura, chỉ uống khi có cơn đau • Có thể phối hợp Metoclopramide hay Domperidone • Cơn nhức đầu có thể tái phát sau 24 giờ • Chống chỉ định • Tăng huyết áp • Bệnh mạch vành, viêm động mạch • Trẻ em dưới 12 tuổi
Điều trị cấp tính: cắt cơn • Các thuốc thuộc nhóm Triptans • Sulmatriptan (50-100mg), dạng khí dung (10mg) được khuyến cáo dùng cho trẻ em. Dạng chích dưới da (6mg) dùng cho trường hợp nặng • Zolmitriptan (2.5mg) uống, khí dung hay đặt dưới lưỡi • Rizatriptan (10mg) • Naratriptan (2.5mg) • Almotriptan (12.5mg) • Eletriptan (20mg) • Fovratriptan (2.5mg)
Điều trị cấp tính: cắt cơn • Bước 4: phối hợp • Phối hợp bước 1 và 3: • Sumatriptan 50mg+Naproxen 500mg hiệu quả hơn một thuốc đơn độc • Nếu không hiệu quả: • Phối hợp bước 2 và 3 • Bước 5 • Diclofenac (75mg IM) và • Chlorpromazine (25-50mg IM) hay • Metoclopramide (10mg IM/IV)
Điều trị cấp tính: cắt cơn • Cơn đau tái phát • Sử dụng thuốc thuộc bước 1 và 2 với liều tối đa cho phép • Có thể cho lại nhóm Triptan sau tối thiểu 2 giờ • Tuy chưa có sự đồng thuận nhưng Naproxen 500mg có thể sử dụng trong lần tái phát thứ nhất và thứ hai • Nếu cơn đau migraine kéo dài trên 3 ngày thì Naproxen và Diclofenac được khuyến cáo sử dụng thay vì dùng nhóm Triptan
Điều trị mãn tính: chỉ định ngừa cơn • Chỉ định điều trị ngừa cơn khi có 1 trong các yếu tố sau: • Bệnh migraine ảnh hưởng tới đời sống bệnh nhân dầu đã được điều trị cắt cơn • Các thuốc cắt cơn có chống chỉ định, không hiệu quả, không dung nạp hay có tình trạng lạm dụng thuốc • Có ≥ 2 cơn migraine mỗi tuần • Một số thể migraine đặc biệt • Ý muốn của bệnh nhân • Điều trị ngừa cơn phải phối hợp với điều trị cấp tính Silberstein SD et al. Wolff’s Headache And Other Head Pain. 2001.
Điều trị mãn tính: tiêu chuẩn chọn thuốc • Thuốc phòng ngừa migraine có nhiều loại nhưng một số thuốc chỉ dùng theo kinh nghiệm hay các nghiên cứu ít tin cậy • Các thuốc phòng ngừa được chọn là các thuốc được các Guidelines đánh giá dựa vào các chỉ tiêu: • Bằng chứng về hiệu quả thuốc • Ảnh hưởng của thuốc với các bệnh lý thường kèm theo bệnh migraine • Chống chỉ định và nguy cơ trên thai kỳ • Thuốc có dung nạp tốt, dễ tuân thủ điều trị (số lần uồng ít) • Các Guidelines có thể có sự khác biệt trong đánh giá
Điều trị mãn tính: mục tiêu • Giảm tần suất, cường độ và thời gian của cơn nhức đầu migraine • Cải thiện sự đáp ứng của cơn nhức đầu migraine với các thuốc điều trị cấp tính • Cải thiện hoạt động hằng ngày của bệnh nhân và giảm mức độ thương tật Silberstein SD et al. Wolff’s Headache And Other Head Pain. 2001.
Điều trị mãn tính: nguyên tắc • Khởi đầu với liều thấp và tăng liều chậm • Phải đánh giá sau khi dùng đủ thời gian (2-3 tháng) với liều lượng thích hợp. • Nếu hiệu quả sẽ dùng từ 4-6 tháng • Tránh các chống chỉ định, lạm dụng và tương tác thuốc • Đánh giá điều trị • Theo dõi qua nhật ký cơn đau • Giảm liều và ngưng thuốc từ từ (2-3 tuần) khi cơn đau được kiểm soát Silberstein SD et al. Wolff’s Headache And Other Head Pain. 2001.
Điều trị mãn tính: các nhóm thuốc sử dụng • Thuốc chống động kinh • Thuốc chống trầm cảm • Ức chế • Ức chế kênh Calci • Kháng viêm không corticoid • Đồng vận Serotonin • Các thuốc khác • Sinh tố • Khoáng chất • Cây cỏ • Botulinum toxin
Điều trị mãn tính: chọn thuốc với các bệnh kèm theo • Chọn thuốc có tác dụng trên cả hai bệnh • Không dùng loại thuốc điều trị migraine có chống chỉ định với bệnh kèm theo • Không dùng thuốc điều trị bệnh kèm theo có tác dụng làm nặng bệnh migraine • Chú ý tương tác thuốc • Phụ nữ trong thời kỳ sinh sản Silberstein SD et al. Headache in Clinical Practice. 2nd ed. 2002.
Điều trị mãn tính: chọn thuốc với các bệnh kèm theo • Chọn thuốc điều trị được bệnh lý kèm theo • Tăng huyết áp hay đau thắt ngực: ức chế • Trầm cảm: chống trầm cảm ba vòng • Động kinh hay hưng cảm: Valproic acid, Topiramate • Run vô căn: Topiramate • Các thuốc có chống chỉ định do bệnh lý kèm theo • Ức chế trên bệnh nhân trầm cảm, suyễn, huyết áp thấp • Valproic acid trên bệnh nhân run vô căn • Flunarizine trên bệnh nhân trầm cảm, bệnh Parkinson Silberstein SD et al. Headache in Clinical Practice. 2nd ed. 2002.
Điều trị mãn tính: thuốc chọn lựa • Hàng thứ nhất • Ức chế • Propranolol • Ức chế Calci • Flunarizine • Thuốc chống động kinh • Valproic acid • Chứng cớ về hiệu quả trung bình nhưng sử dụng nhiều • Topiramate • Chứng cớ về hiệu quả rất tốt nhưng ít thông dụng
Điều trị mãn tính: thuốc chọn lựa • Hàng thứ nhì • Chống trầm cảm 3 vòng • Amitriptyline • Sử dụng cho bệnh nhân có các bệnh kèm theo • Đau đầu loại căng cơ • Rối loạn giấc ngủ • Trầm cảm • Kháng viêm không corticoid • Naproxen
Điều trị mãn tính: thuốc chọn lựa • Hàng thứ ba • Gabapentine • Fluoxetine • Aspirine • Pizotifen • Riboflavin • Methylsergide • Verapamil • Clonidine • Botulinum toxin: không có bằng chứng hiệu quả
Điều trị mãn tính: điều trị không dùng thuốc • Đây là một chọn lựa có thể áp dụng trong một số trường hợp • Do yêu cầu của bệnh nhân • Dung nạp, đáp ứng thuốc kém hoặc có chống chỉ định với thuốc • Thai kỳ, dự định có thai • Bệnh nhân có tiền căn lạm dụng thuốc • Cuộc sống căng thẳng hay bệnh nhân chịu đựng kém Goslin RE et al. Behavioral and Physical Treatments for Migraine Headache. 1999.
Điều trị mãn tính: điều trị không dùng thuốc • Dinh dưỡng • Một số thức ăn có Tyramine có thể là yếu tố khởi phát cơn migraine trên một số bệnh nhân • Fromage, rượu chát đỏ … • Tránh các chất phụ gia thực phẩm • Monosodium Glutamate, đường hóa học … • Không phải loại nào cũng có chứng cớ làm nặng thêm bệnh nhưng bệnh nhân có thể kiêng ăn nếu muốn • Ăn chay có thể làm thiếu Vitamin B12 và các chất khác và làm migraine nặng hơn Mauskop A. Headche, In Complementary Therapies in Neurology: An Evidence-Based Approach. Edit: Oken B.S. The Parthenon Publishing Group, London. 2004
Điều trị mãn tính: điều trị không dùng thuốc • Châm cứu: • Chưa có bằng chứng về hiệu quả nhưng hay được sử dụng • Reflexology • Chỉ có hiệu quả do tác dụng placebo • Vật lý trị liệu • Chưa có bằng chứng có hiệu quả • Tâm lý trị liệu: có thể hiệu quả trên bệnh nhân có vấn đề tâm lý • Thư giãn, Yoga • Giảm căng thẳng • Biofeedback Mauskop A. Headche, In Complementary Therapies in Neurology: An Evidence-Based Approach. Edit: Oken B.S. The Parthenon Publishing Group, London. 2004
Điều trị mãn tính: điều trị không dùng thuốc • Tập vận động: thể dục, Aerobic • Không có nghiên cứu chứng minh hiệu quả nhưng có thể làm giảm số cơn trong một số trường hợp • Có thể việc vận động làm bệnh nhân bớt lo lắng, giảm căng cơ, tăng tiết endorphine • Chiropractic manipulation • Không hiệu quả và rất nguy hiểm Mauskop A. Headche, In Complementary Therapies in Neurology: An Evidence-Based Approach. Edit: Oken B.S. The Parthenon Publishing Group, London. 2004