570 likes | 1.96k Views
XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT Giảng viên: Bành Quốc Tuấn. BÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT. 1. Khái quát chung về xã hội học 1.1 Khái niệm
E N D
XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT Giảng viên: Bành Quốc Tuấn
BÀI 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
1. Khái quát chung về xã hội học 1.1 Khái niệm Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung và đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của xã hội học Trước thế kỷ 19, xã hội học chưa tồn tại như một môn khoa học độc lập mà bị hòa tan vào trong các khoa học khác như nhân chủng học, dân tộc học, nhân học, tâm lý học, tâm lý học xã hội và đặc biệt là triết học - môn khoa học của mọi khoa học.
Xã hội học xuất hiện ở châu Âu thế kỷ XIX với tư cách là một tất yếu lịch sử xã hội. Tính tất yếu đó thể hiện ở nhu cầu và sự phát triển chín muồi các điều kiện và tiền đề biến đổi và nhận thức đời sống xã hội. Các biến động to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội châu Âu vào thế kỷ XVIII và nhất là thế kỷ XIX đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn mới đối với nhận thức xã hội: cách mạng công nghiệp dẫn đến những biến đổi lớn trong đời sống chính trị (hình thành giai cấp mới, mâu thuẫn giai cấp, …) và đời sống xã hội (dịch chuyển dân cư, phân hóa giàu nghèo, …)
Emile Durkheim - một trong các bậc tiền bối của khoa học xã hội học đã phát biểu rằng: cuối cùng thì nhà xã hội học phải chẩn đoán xem xã hội ở trong tình trạng "khỏe mạnh" hay "bệnh tật" và sau đó nhà xã hội học phải kê đơn những loại thuốc cần cho sức khỏe của xã hội. Và mãi cho đến nửa sau của thế kỷ XIX, xã hội học mới xuất hiện với tư cách là một môn khoa học độc lập có đối tượng, chức năng và phương pháp riêng biệt.
Các bậc tiền bối sáng lập ra ngành xã hội học 1. Auguste Comte (1798-1857) • “Xã hội học là khoa học về các quy luật của tổ chức xã hội” . Ông là nhà vật lý học, toán học, thiên văn học và triết học người Pháp.Ông được coi không chỉ là người đặt tên mà còn thực sự đặt những viên gạch lý thuyết đầu tiên cho ngành khoa học này. • Thuật ngữ "Xã hội học" (sociology) bắt nguồn từ gốc chữ latin: Societas (xã hội) và chữ Hy lạp: Lógos (ngôn từ, học thuyết). Khái niệm này được chính A. Comte xây dựng và đưa vào hệ thống tri thức khoa học lần đầu tiên vào năm 1838.
Các bậc tiền bối sáng lập ra ngành xã hội học 2. Karl Marx (1818-1883) “Các nhà triết học cho tới nay mới chỉ giải thích thế giới. Vấn đề là biến đổi thế giới”. Ông là nhà triết học, kinh tế học người Đức. 3. Herbert Spencer (1820-1903) “Xã hội như là cơ thể sống”. Nhà triết học và xã hội học người Anh.
Các bậc tiền bối sáng lập ra ngành xã hội học 4. Emile Durkheim (1858-1917) “Khi giải thích hiện tượng xã hội ta cần phân biệt nguyên nhân gây ra hiện tượng đó và chức năng mà hiện tượng đó thực hiện”. Ông là nhà xã hội học nổi tiếng, được coi là cha đẻ của xã hội học Pháp. Ông là người có công lao rất lớn trong việc hình thành và phát triển ngành xã hội học hiện đại. 5. Max Weber (1864-1920) “Xã hội học... là khoa học cố gắng giải nghĩa hành động xã hội và... tiến tới cách giải thích nhân quả về đường lối và hệ quả của hành động xã hội”. Ông là nhà xã hội học Đức, được coi là một trong những nhà xã hội học lớn nhất đầu thế kỷ 20.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và chức năng của xã hội học - Đối tượng nghiên cứu: Xã hội học là khoa học nghiên cứu chủ yếu về các khuôn mẫu của các tương tác con người trong xã hội (social interactions). Các tương tác đó diễn ra trong trường quan hệ xã hội giữa các chủ thể xã hội (cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội tổng thể) diễn ra trong các hoạt động xã hội (sản xuất, văn hóa, tái sản sinh xã hội, quản lý, giao tiếp).
1.3 Đối tượng nghiên cứu và chức năng của xã hội học - Chức năng của xã hội học: Chức năng nhận thức Chức năng tư tưởng Chức năng dự báo Chức năng quản lý Chức năng công cụ Chức năng cải tạo thực tiễn
1.4 Các phương pháp nghiên cứu cơ bản của xã hội học - Phương pháp tổng hợp: Để áp dụng phương pháp này cần phải đọc rất nhiều tài liệu. Từ những dữ liệu thu được, người nghiên cứu sẽ phải sàng lọc, phân tích, dựa vào cơ sở lý luận để tổng hợp dẫn chứng và giải quyết vấn đề. Phương pháp này thường dùng cho những vấn đề có tính lịch sử (Ví dụ: muốn nghiên cứu việc xảy ra vào nửa đầu thế kỷ), hoặc trong trường hợp không có đủ nhân chứng để phỏng vấn trực tiếp cũng như phát phiếu điều tra.
1.4 Các phương pháp nghiên cứu cơ bản của xã hội học - Phương pháp định lượng: Là phương pháp điều tra bằng cách làm phiếu, phát ra cho đối tượng điều tra điền, thu lại, và dùng các phần mềm thống kê để phân tích. - Phương pháp định tính (Hay còn gọi là “Điều tra điền dã”, “Điều tra thực tế”): Sau khi khoanh vùng được đối tượng điều tra, người nghiên cứu sẽ đi tiếp xúc trực tiếp với đối tượng, trò chuyện tâm tình, và hỏi những câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
1.5 Một số phân ngành chính của xã hội học - Xã hội học tội phạm; - Xã hội học tâm lý; - Xã hội học giáo dục; - Xã hội học đô thị; - Xã hội học nông thôn; - Xã hội học pháp luật; - Xã hội học chính trị; - Xã hội học quản lý xã hội; - Xã hội học gia đình; - Xã hội học cá nhân …
2. Khái niệm - Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật 2.1 Khái niệm Theo Tự điển XHH (NXB Thế giới năm 2002) thì: “XHHPL là tên gọi một lĩnh vực nghiên cứu rộng dành cho XHH và khoa học pháp lý; mọi sự quy chiếu giữa pháp lý và xã hội đều trở thành chủ đề của XHHPL”. Hiểu một cách khái quát nhất XHHPL là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật và xã hội (cơ sở xã hội của sự hình thành và phát triển của pháp luật, sự tác động của các yếu tố xã hội đến pháp luật …) và các chức năng của pháp luật với quá trình chuyển biến các QPPL thành thái độ cư xử của con người trong XH.
2.2 Đối tượng nghiên cứu - Hoàn cảnh xã hội ở đó pháp luật được sinh ra; - Sự thực thi của pháp luật trong đời sống xã hội; - Sự tác động của pháp luật đối với đời sống xã hội.
3. Chức năng – Nhiệm vụ của xã hội học pháp luật 3.1 Chức năng - Chức năng nhận thức: XHHPL cung cấp tri thức khoa học về sự phát triển của xã hội liên quan đến pháp luật, vạch ra nguồn gốc và cơ chế xã hội dẫn đến sự ra đời của pháp luật. - XHHPL nghiên cứu, làm sáng tỏ pháp luật với tư cách là một hiện tượng xã hội gắn liền với sự ra đời của giai cấp, của nhà nước. - XHHPL cùng với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác (XHH tội phạm, XHH chính trị, XHH quản lý xã hội, XHH cá nhân, XHH giáo dục, …) góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc tổ chức thực thi pháp luật có hiệu quả. - XHHPL có chức năng thực tiễn: thông qua nghiên cứu dư luận xã hội, điều kiện kinh tế của xã hội …giúp nhà nước có cái nhìn khách quan trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật.
3.2 Nhiệm vụ - Nghiên cứu các vấn đề về lý luận của mối quan hệ giữa pháp luật và xã hội; - Nghiên cứu về thực nghiệm ứng dụng: Nghiên cứu, thu thập thông tin, tài liệu về những điều kiện kinh tế, xã hội, dư luận xã hội tác động và ảnh hưởng đến pháp luật.
4. Sự ra đời của xã hội học pháp luật 4.1 Nguyên nhân ra đời của xã hội học pháp luật - Quá trình chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác đã làm thay đổi về cơ bản các yếu tố kinh tế - xã hội là tiền đề cho sự hình thành của pháp luật, cần phải nghiên cứu sự thay đổi này. - Điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi đòi hỏi pháp luật phải thay đổi để phù hợp. - Quá trình thực thi pháp luật đòi hỏi phải nắm bắt được các phản ứng của xã hội.
4.2 Một số trường phái xã hội học pháp luật tư sản tiêu biểu Xã hội học pháp luật thực dụng: Đại diện tiêu biểu là R. Pound. Theo ông, trung tâm lý thuyết pháp luật chính là thực tiễn pháp luật, quản lý tư pháp và quản lý hành chính. Trường phái hiện thực trong luật học Mỹ: Đại diện tiêu biểu là Robinson, J. Frank, … đã theo đuổi chủ nghĩa hoài nghi, nghi ngờ những chuẩn mực của pháp luật truyền thống. Trường phái pháp luật tự do ở châu Âu: Đại diện là Weber, ông cho rằng pháp luật chính là công cụ để thực hiện quyền lực.
4.3 Trường phái xã hội học pháp luật Mac-xit Theo Mac, PL là một hiện tượng XH và tồn tại không tách rời XH; - Mọi vấn đề nghiên cứu liên quan đến PL phải tiến hành trên nền tảng XH; - PL phản ánh các hiện tượng XH hiện thực chứ không phải là ý chí chủ quan của giai cấp thống trị.
5. Mối quan hệ giữa xã hội học pháp luật và các ngành khoa học pháp lí - Mối quan hệ giữa xã hội học pháp luật và Lí luận chung về nhà nước và pháp luật - Mối quan hệ giữa xã hội học pháp luật và khoa học luật hình sự và tố tụng hình sự - Mối quan hệ giữa xã hội học pháp luật và các chuyên ngành xã hội học khác.
Mối quan hệ giữa xã hội học pháp luật và Lí luận chung về nhà nước và pháp luật: - LL chung về NN&PL là môn khoa học pháp lý cơ sở có tính chất phương pháp luận để nhận thức bản chất của các vấn đề liên quan đến NN & PL; - XHHPL luận giải những vấn đề liên quan đến NN & PL trên nền tảng kiến thức của LL chung về NN & PL; - XHHPL sử dụng kiến thức của LL chung về NN & PL để giải thích các vấn đề Pl ở góc độ XH.
Mối quan hệ giữa xã hội học pháp luật và khoa học luật hình sự và tố tụng hình sự: - Hình sự là một môn khoa học pháp lý chuyên ngành nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tội phạm còn TTHS là một ngành luật nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quá trình giải quyết một vụ án hình sự; - Những kết luận về tội phạm, khung hình phạt … đều dựa trên căn cứ khoa học là kết quả nghiên cứu của XHHPL: điều kiện, hoàn cảnh, môn trường xã hội của hành vi tội phạm, … - XHHPL cung cấp cơ sở, căn cứ khoa học cho việc xây dựng Luật TTHS phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, từng quốc gia.
Mối quan hệ giữa xã hội học pháp luật và các chuyên ngành xã hội học khác: - Quan hệ giữa XHHPL và XHH chính trị: XHHCT nghiên cứu quy luật quan hệ về quyền lực giữa các giai cấp XH, các tập đoàn chính trị và sự tương tác giữa chúng. Quyền lực chính trị chuyển hóa thành quyền lực nhà nước thông qua nhà nước. Quan hệ giữa XHHPLvà XHH quản lý XH: Chủ thể quản lý xã hội là nhà nước và công cụ chủ yếu để quản lý xã hội là pháp luật. - Quan hệ giữa XHHPL và XHH tội phạm - Quan hệ giữa XHHPL và XHH gia đình, XHH cá nhân và XHH giáo dục.
6. Phương pháp nghiên cứu của xã hội học pháp luật 6.1 Phương pháp luận chung XHHPL dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. XHHPL nghiên cứu PL một cách khoa học, toàn diện, nhìn nhận PL trong quá trình vận động và gắn với xã hội, nghiên cứu các cơ sở của quá trình thực thi PL.
6.2 Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp phân tích tài liệu - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp thực nghiệm (Sẽ nghiên cứu cụ thể trong Bài 6)