280 likes | 485 Views
HỘI THẢO VỀ NHÓM NỮ NGHỊ SĨ VÀ VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (Tp. Đà Nẵng, ngày 30/9 – 1/10/2008). HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM NỮ NGHỊ SĨ VIỆT NAM. Trương Thị Mai Chủ tịch Nhóm nữ nghị sĩ Việt Nam. Thành lập Nhóm. Sự cần thiết thành lập.
E N D
HỘI THẢO VỀ NHÓM NỮ NGHỊ SĨ VÀ VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI(Tp. Đà Nẵng, ngày 30/9 – 1/10/2008) HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM NỮ NGHỊ SĨ VIỆT NAM Trương Thị Mai Chủ tịch Nhóm nữ nghị sĩ Việt Nam
Sự cần thiết thành lập • Tạo diễn đàn cho nữ đại biểu giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, học tập, trao đổi thông tin, kiến thức, kỹ năng → nữ đại biểu thực hiện tốt nhiệm vụ đại biểu, tham gia nhiều hơn, chủ động hơn, có hiệu quả hơn trong hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và thúc đẩy bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội • Trong bối cảnh Quốc hội ngày càng tham gia sâu, rộng vào các hoạt động đối ngoại thì cần thiết có tổ chức của các nữ nghị nghĩ để có tiếng nói chung trong quá trình tham gia, trao đổi, thảo luận về vấn đề nữ quyền, bình đẳng giới…trên các diễn đàn khu vực và quốc tế
Sự cần thiết thành lập • IPU, AIPA khuyến khích việc thành lập. Nhiều nước đã có tổ chức này, được coi là hình thức để tăng cường sự tham gia có hiệu quả của phụ nữ trong các hoạt động chính trí quốc gia, diễn đàn khu vực và quốc tế. Việc thành lập tổ chức của nữ nghị sĩ khẳng định cam kết của Nhà nước, Quốc hội với cộng đồng quốc tế khuyến khích và ủng hộ mọi sự phát triển của phụ nữ. • Theo nguyện vọng của đa số nữ đại biểu Quốc hội (kết quả thăm dò : 71/91 đại biểu ủng hộ)
Quá trình thành lập • Nguyện vọng từ các khóa Quốc hội trước • UBVCVĐXH thăm dò ý kiến đại biểu Quốc hội khóa XII, tại kỳ họp thứ nhất, công bố ý kiến đại biểu tại cuộc họp mặt nữ ĐBQH lần thứ nhất • Ủy ban trình bày chính thức quan điểm tại họp mặt nữ đại biểu Quốc hội lần thứ hai tại kỳ họp thứ hai, được sự ủng hộ của PCTQH, PCT nước.
Quá trình thành lập • Ủy ban xin ý kiến chính thức và được sự nhất trí Ủy ban đối ngoại, Ban công tác đại biểu • Ủy ban trình Chủ tịch Quốc hội về việc thành lập Nhóm nữ nghị sĩ Việt Nam (Công văn số 565/UBXH12 ngày 10/4/2008) • Ủy ban thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 620 ngày 15/5/2008 về việc thành lập Nhóm nữ nghị sĩ Việt Nam • Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, Chủ tịch Nhóm ra quyết định số 612/UBXH12 ngày 19/5/2008 cử Ủy viên Ban thường trực Nhóm
Mục tiêu tổng quát - Tăng cường bình đẳng giới trong Quốc hội • Phát huy sức mạnh trí tuệ của các nữ đại biểu Quốc hội trong hoạt động của Quốc hội, tham gia diễn đàn khu vực và quốc tế
Mục tiêu cụ thể - Giúp chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về kiến thức, kỹ năng trong hoạt động đại biểu • Giúp hỗ trợ (cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng…) để nữ đại biểu hoạt động tốt hơn, tự tin hơn • Là nơi gặp gỡ, làm quen của nữ đại biểu Quốc hội • Là diễn đàn để nữ đại biểu có tiếng nói chung trong các vấn đề liên quan đến hoạt động Quốc hội
Mục đích cụ thể • Giúp nữ đại biểu tham gia, hiểu biết sâu hơn vào công tác cán bộ nữ, bình đẳng giới • Tham gia các hoạt động đối ngoại, giao lưu với nữ nghị sĩ cán nước, các tổ chức, các diễn đàn khu vực và quốc tế
Tổ chức của Nhóm • Nhóm nữ nghị sĩ Việt Nam bao gồm các nữ đại biểu Quốc hội tự nguyện tham gia • Ủy ban về các vấn đề xã hội chủ trì việc phối hợp tổ chức các hoạt động và chịu trách nhiệm trước UBTVQH về các hoạt động của Nhóm • Kinh phí hoạt động của Nhóm nằm trong kinh phí của Ủy ban về các vấn đề xã hội • Ban thường trực : Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên • Nhóm được chia thành 3 nhóm theo khu vực,phân công thành viên Ban thường trực
Cơ quan giúp việc • Vụ các vấn đề xã hội là cơ quan giúp việc cho hoạt động của Nhóm.
Các hoạt động của Nhóm • Trong giai đoạn vận động thành lập Nhóm và trước khi ra mắt Nhóm: • Gặp mặt nữ đại biểu lần thứ nhất với chủ đề “Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình” • Gặp mặt nữ đại biểu Quốc hội lần thứ hai với chủ đề “Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quy trình lập pháp” • Gặp mặt nữ đại biểu Quốc hội lần thứ ba với chủ đề “Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật công vụ”
Các hoạt động của Nhóm • Từ khi Nhóm ra mắt : • Lễ ra mắt Nhóm nữ nghị sĩ Việt Nam tại Phủ Chủ tịch với sự chứng kiến của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội (25/5/2008) • Hoàn thiện danh sách thành viên Nhóm • Tuyên truyền về Nhóm • Các hoạt động thăm hỏi nhân dịp ngày thương binh liệt sĩ, thăm và tặng quà người khuyết tật
Các hoạt động của Nhóm • Từ khi Nhóm ra mắt (tiếp): - Đối ngoại : tiếp khách quốc tế (Thụy Điển, Anh), tham gia AIPA, tìm hiểu thông tin, nghiên cứu khả năng hợp tác
Định hướng hoạt động đến năm 2011 • Cung cấp thông tin, nâng cao kiến thức cho nữ đại biểu về những vấn đề có liên quan đến nội dung hoạt động Quốc hội theo từng kỳ họp, theo chương trình nhiệm kỳ XII, đặc biệt là vấn đề giới, bình đẳng giới, vai trò đại diện của nữ đại biểu Quốc hội
Định hướng hoạt động đến năm 2011 • Nâng cao kỹ năng cho nữ đại biểu Quốc hội trong hoạt động của Quốc hội, trong phân tích, nhận biết vấn đề giới. Tạo diễn đàn cho nữ đại biểu Quốc hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm hoạt động và đưa vấn đề giới, bình đẳng giới vào chính sách, pháp luật.
Định hướng hoạt động đến năm 2011 • Mở rộng các mối quan hệ ; tuyên truyền, huy động nguồn lực, sự tham gia của nữ đại biểu cho hoạt động của nhóm
Định hướng hoạt động đến năm 2011 • Tăng cường tham gia các diễn đàn đa phương và song phương về những vấn đề nóng bỏng mang tính toàn cầu hiện nay như phòng, chống tệ nạn buôn bán người, vấn đề phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, bạo lực đối với phụ nữ ; trao đổi kinh nghiệm hoạt động của nữ nghị sĩ, đưa vấn đề bình đẳng giới (lồng ghép giới) vào chính sách, pháp luật
Hoạt động của Nhóm đến hết năm 2008 • Đề xuất việc hướng đến hình thành một dòng ngân sách riêng cho hoạt động của Nhóm nữ nghị sĩ (bao gồm cả hoạt động đối ngoại) trong Ngân sách của Ủy ban về các vấn đề xã hội từ năm 2009. • Hội thảo/Tọa đàm về “Nữ đại biểu Quốc hội và công tác cán bộ nữ” tại kỳ họp thứ tư (tháng 10/2008) • Hội thảo nữ ĐBQH về việc triển khai thi hành Luật bình đẳng giới và Luật phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 11/2008)
Hoạt động của Nhóm đến hết năm 2008 • Hội thảo về kỹ năng lồng ghép giới tại Bình Thuận (tháng 12/2008) • Có thể, tổ chức 1 tọa đàm chuyên đề (tháng 12/2008) • Chuẩn bị cho cuộc Gặp mặt nữ nghị sĩ ASEAN (WAIPA) cuối năm 2009 • Chuẩn bị cho Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm giữa các Nhóm nữ nghị sĩ trong khu vực năm 2009
Tổ chức thực hiện • Ban thường trực Nhóm phối hợp với Ủy ban về các vấn đề xã hội tổ chức hoạt động của Nhóm • Huy động tối đa sự tham gia của các thành viên Nhóm đối với hoạt động chung của Nhóm • Giữ mối quan hệ phối hợp công tác chặt chẽ, hiệu quả với Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ lao động – thương binh và xã hội trong việc thực hiện chính sách, pháp luật và các mục tiêu bình đẳng giới. Có các hoạt động đồng bộ trong việc vận động về bình đẳng giới
Tổ chức thực hiện • Huy động các nguồn lực để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động Nhóm • Ban thường trực họp ít nhất 1 năm 2 lần (trong kỳ họp Quốc hội) để trao đổi, rút kinh nghiệm và bàn chương trình công tác của Nhóm
Một số nội dung thảo luận • Đánh giá của đại biểu về hoạt động của nữ đại biểu Quốc hội và Nhóm nữ nghị sĩ Việt Nam? • Ý kiến của đại biểu về từng hoạt động trong định hướng hoạt động 2011 và hoạt động đến cuối năm 2008? trách nhiệm của nữ đại biểu Quốc hội ? • Nhóm nữ nghị sĩ Việt Nam có thể áp dụng kinh nghiệm nào của các bạn quốc tế? và ngược lại?