60 likes | 272 Views
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU. Tổng quan lý thuyết. Tổng quan lý thuyết giống xếp chữ: Xếp các chữ cái rời rạc thành từ có nghĩa Cùng bộ chữ có thể xếp thành các từ có nghĩa khác nhau Tổng quan lý thuyết khác xếp chữ: Chỉ ra chữ cái thiếu để xếp thành từ có nghĩa
E N D
Tổng quan lý thuyết • Tổng quan lý thuyết giống xếp chữ: • Xếp các chữ cái rời rạc thành từ có nghĩa • Cùng bộ chữ có thể xếp thành các từ có nghĩa khác nhau • Tổng quan lý thuyết khác xếp chữ: • Chỉ ra chữ cái thiếu để xếp thành từ có nghĩa • Vì sao không gọi là "Liệt kê các nghiên cứu trước"?
Tổng quan về lý thuyết • Tại thời điểm tốt nghiệp Tiến sỹ - anh/chị là chuyên gia về lĩnh vực chuyên sâu của luận án • Tính toàn diện: lý thuyết kinh điển – hiện đại – và quá trình phát triển • Tính phê phán: Chỉ rõ những khiếm khuyết và “khoảng trống” của các nghiên cứu trước • Tính phát triển: Đưa ra những lĩnh vực cần tiếp tục nghiên cứu • Tính lựa chọn: Lựa chọn hoặc phát triển mô hình nghiên cứu • Phải nắm rõ các bài báo và tác giả quan trọng – KHÔNG CÓ CÁCH NÀO KHÁC LÀ ĐỌC VÀ SUY NGHĨ
Nội dung của tổng quan • Những hướng nghiên cứu chính về vấn đề của đề tài đã được thực hiện • Những trường phái lý thuyết (cơ sở lý thuyết) đã được sử dụng để nghiên cứu vấn đề này • Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng • Những kết quả nghiên cứu chính • Hạn chế của các nghiên cứu trước - những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Vai trò của tổng quan • Xác định khoảng trống trong tri thức và luận giải • Tổng hợp thành mô hình lý thuyết mới (về vấn đề nghiên cứu) để kiểm định • Định hướng phát triển mô hình mới nếu chưa thể tổng hợp được mô hình (thường ứng dụng với nghiên cứu khai phá)
Điều kiện viết tổng quan • Phải tra cứu và đọc được sách và bài báo tiếng Anh • Phải đọc được những bài báo mang tính nghiên cứu (không chỉ là những bài báo dành cho người làm thực tiễn) • Phải có cơ hội được trao đổi tranh luận cùng giảng viên, các nhà nghiên cứu, đồng môn về các chủ đề liên quan • Phải liên tục viết tóm tắt các bài báo – tóm tắt nhiều bài báo cùng chủ đề • PHẢI SUY NGHĨ, SUY NGHĨ, SUY NGHĨ...