1.18k likes | 1.43k Views
QUAN HỆ CHUYÊN KHOA TAI MŨI HỌNG VỚI CÁC CHUYÊN KHOA LÂM SÀNG KHÁC. ĐẠI CƯƠNG. “Tại sao tất cả sinh viên y (hệ đa khoa) cần phải học TMH?”. Đó là câu hỏi của đa số sinh viên Y5, nhất là những người không có ý định làm Bác sĩ TMH sau này. ĐẠI CƯƠNG. Tai mũi họng thuộc ngũ quan.
E N D
QUAN HỆ CHUYÊN KHOA TAI MŨI HỌNG VỚI CÁC CHUYÊN KHOA LÂM SÀNG KHÁC
ĐẠI CƯƠNG “Tại sao tất cả sinh viên y (hệ đa khoa) cần phải học TMH?”. Đó là câu hỏi của đa số sinh viên Y5, nhất là những người không có ý định làm Bác sĩ TMH sau này.
ĐẠI CƯƠNG Tai mũi họng thuộc ngũ quan. Chuyên khoa TMH nghiên cứu và điều trị bệnh của những cơ quan giúp con người tiếp xúc và trao đổi với thế giới bên ngoài. Tailà cửa ngõ của hệ thống nghe và thăng bằng. Mũi là lối vào của đường hô hấp. Họng là của ngõ của đường ăn. Thương tổn ở TMH có thể ảnh hưởng đến hệ TK, hô hấp, ở đường tiêu hóa. Ngược lại những bệnh lý ở hệ thần kinh trung ương, ở đường hô hấp, ở đường tiêu hóa đều có thể gây ra ảnh hưởng đến tai, đến mũi, đến họng.
ĐẠI CƯƠNG Sinh viên Y5, liên quan đến bốn chuyên khoa trọng tâm: Nội, ngoại, sản, nhi. Đối với bác sĩ chuyên khoa TMH, học đầy đủ các liên quan để có thêm kiến thức của một bác sĩ chuyên khoa TMH.
QUAN HỆ VỚI NỘI KHOA. TMH có rất nhiều quan hệ qua lại mật thiết với nội khoa. Sau đây là những vấn đề thường gặp.
Chảy máu mũi Chảy máu mũi (chảy máu cam) là những triệu chứng thường gặp trong những bệnh nội khoa như: Cao huyết áp, leucémie, bệnh sốt rét, hemophilie …
Ho, khạc ra máu Ho khạc ra máu: Chảy máu mũi sau, dãn tĩnh mạch đáy lưỡi, viêm xoang, bệnh Rendu-Osler (angiomatose hémorragique familiale) với những đám dãn mạch máu ở niêm mạc mũi và họng.
Viêm phế quản mạn- áp xe phổi Dị vật (hột sa bô chê) nằm lâu ngày trong phế quản gây ra viêm phế quản mạn hoặc ápxe phổi.
Lò viêm (Infection focale) Lò viêm là những ổ viêm mạn tính (chứa vi khuẩn): Viêm Amiđan do Streptococcus Hemolytic Bêta nhóm A: từ những ổ viêm này và thông qua cơ chế miễn dịch dị ứng, bệnh sẽ tác hại vào khớp, vào tim, vào thận gây ra thấp khớp cấp, viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận cấp. Viêm xoang, sâu răng có thể gây viêm mô tế bào, nhiểm trùng huyết…
Viêm họng, loét họng. Bệnh về máu như tăng bạch cầu (leucémie), mất bạch cầu hạt (agranulocytose), tăng bạch cầu monocyt nhiễm khuẩn (mononucleocytose infectieuse) là những bệnh phải điều trị toàn thân tuy rằng biểu hiện bằng viêm họng hoặc loét họng. Thiếu vitamin C cũng gây chảy máu nướu răng.
Loạn cảm họng. Cảm giác nuốt cộm, nuốt vướng, nuốt rát, nuốt đau ở họng miệng, họng thanh quản. Bệnh nhân tự cho mình bị mắc xương, bị viêm họng hạt. Loạn cảm họng có nhiều nguyên nhân thuộc TMH như viêm họng mạn quá phát , dài mỏm trâm … hoặc không thuộc TMH như: trào ngược dạ dày thực quản, mãn kinh, thể địa co thắt, thiểu năng tuyến giáp.…
Dị ứng Dị ứng thường khu trú ở mũi và xoang gây ra viêm mũi, viêm xoang dị ứng. Một bệnh tích cục bộ của mũi có thể tạo điều kiện thuận lợi cho dị ứng xuất hiện ở cơ thể có bệnh dị ứng tiềm tàng. Td: Gai vách ngăn có thể làm cho viêm mũi dị ứng, cho hen xuất hiện về mặt lâm sàng PT vách ngăn làm cho những biểu hiện lâm sàng của dị ứng giảm hoặc mất đi.
Nhức đầu Nhức đầu là triệu chứng rất phổ biến và có liên quan đến nhiều chuyên khoa: Nội, ngoại, mắt, RHM, thần kinh, nhiễm … Nguyên nhân thường gặp nhất nằm trong lĩnh vực TMH: Viêm xoang Viêm xoang dễ hay bị bỏ sót vì có những thể lâm sàng không điển hình, ngoài triệu chứng nhức đầu phải hỏi thêm bệnh sử để khai thác các triệu chứng khác nhưvướng đàm họng và hay khạc.
Chóng mặt Chóng mặt thường nghĩ đến nguyên nhân do hệ tiền đình ở tai. Ngoài ra cũng phải nghĩ đến nguyên nhân khác thuộc hệ nội khoa như hạ đường huyết, hạ huyết áp, rối loạn tiêu hóa, bệnh lý thần kinh trung ương (tiểu não, hành não).
Sốt rét Viêm tắc xoang tĩnh mạch bên: bệnh TMH rất dễ bị lầm với sốt rét. Đó là một biến chứng của viêm tai xương chũm mãn tính hồi viêm, gây ra nhiễm trùng huyết. Bệnh nhân có những cơn sốt cao dao động kèm theo rét run, toát mồ hôi. Nếu không được điều trị đúng bằng kháng sinh thích hợp hoặc PT tai xương chũm kịp thời thì sẽ tử vong.
Thể địa Các thể địa của nội khoa như béo phì, đái tháo đường, gút, sỏi thận, tạng bạch huyết (lymphatisme) … thường có kèm theo một số bệnh TMH như viêm họng quá phát , viêm xoang mạn tính … Bác sĩ TMH cần nhớ điểm này và thấy rõ vai trò của nội khoa trong những bệnh trên, tránh can thiệp phẫu thuật không đúng chỗ.
HIV – AIDS HIV làm mất sức đề kháng của cơ thể. Siêu vi, vi khuẩn và nấm ở TMH thừa cơ phát triển gây tác hại ở miệng, họng, thực quản, xoang …gây ra u hoặc loét như Sarcome Kaposi; loét họng; nấm lưỡi, miệng, họng; nấm thực quản …
QUAN HỆ VỚI NGOẠI KHOA. Chuyên khoa TMH thuộc hệ ngoại và trước kia được coi như là một phân khoa của hệ ngoại. Hiện nay phát triển thành một chuyên khoa riêng. Ngoài những phẫu thuật đặc hiệu vùng tai mũi họng, chuyên khoa TMH còn làm phẫu thuật thuộc lãnh vực cổ mặt.
QUAN HỆ VỚI NGOẠI KHOA Chuyên khoa TMH giải quyết những bệnh ngoại khoa vùng cổ mặt như là ung thư thanh quản, ung thư hạ họng, ung thư sàng hàm, u nang giáp lưỡi, dò khe mang, u thành bên họng, bướu giáp, chấn thương cổ mặt …
QUAN HỆ VỚI NGOẠI KHOA Chuyên khoa TMH hỗ trợ phẫu thuật lồng ngực trong soi chẩn đoán bệnh ở phế quản và soi hút đờm nhớt trong phế quản. Chuyên khoa TMH cũng cần thiết cho cấp cứu ngoại khoa trong chấn thương nặng vùng đầu cổ, nhất là khi có khó thở.
QUAN HỆ VỚI NGOẠI KHOA Chuyên khoa TMH cũng cần đến ngoại khoa trong những trường hợp sau đây: Mổ thực quản ngực, mổ phổi lấy dị vật không gắp ra được bằng đường tự nhiên được, mở dạ dày ra da trong các phẫu thuật dò khí thực quản. Trong một số ápxe não do tai, u dây thần kinh số VIII, phối hợp hoặc nhờ ngoại thần kinh can thiệp.
QUAN HỆ VỚI NHI KHOA Quan hệ của chuyên khoa TMH với nhi khoa nhiều và chặt chẽ đến nỗi phải thành lập chuyên khoa TMH nhi.
Amiđan và VA (VA:Végétations adénoides) Amiđan và VA đóng vai trò quan trọng trong các bệnh viêm nhiễm của trẻ em. Hầu hết các bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm tai, viêm phế quản, viêm ruột đều có liên quan đến viêm Amiđan, VA.
Khó thở Khó thở thường được thấy ở trẻ em nhiều hơn và nặng hơn người lớn, dễ đưa tới tử vong nếu không được giải quyết kịp thời. Nguyên nhân chính của khó thở ở trẻ em là dị vật thanh-khí-phế quản, phù nề thanh quản do viêm, u mạch máu hạ thanh môn, ápxe thành sau họng …
Viêm xương chũm cấp Thương tổn ở tai nhưng triệu chứng lại ở đường tiêu hóa. Bé nôn ói, tiêu chảy, sốt, mất nước … và hay lấy tay cào vào tai. Nếu soi tai có thể thấy màng nhỉ đỏ phồng hoặc thủng, nhưng cũng có khi không thấy gì lạ.
Điếc- câm Hầu hết trẻ nhỏ bị câm là do điếc, vì không nghe được tiếng nên trẻ không bắt chước nói. Điếc ở trẻ em có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải trong đó có nguyên nhân do sử dụng thuốc như Streptomycine, Gentamycine. Khi phát hiện điếc-câm thì có thể cấy điện cực ốc tai, cho đeo máy trợ thính, gửi học tại trường dạy điếc-câm, càng sớm càng tốt. Không có thuốc làm cho bệnh nhân tự nhiên nói được.
QUAN HỆ VỚI SẢN KHOA Trẻ sơ sinh có thể có những dị dạng về TMH.
Dị dạng không nguy hiểm đến tính mạng Tắc cửa mũi trước hoặc cửa mũi sau: làm cho bé phải thở bằng miệng bú khó khăn. Sứt môi đơn thuần: chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Sứt môi cộng với hở hàm ếch làm cho bú khó khăn Hội chứng Franchesti: Dị dạng tai ngoài, teo hàm dưới, mắt xếch, lưỡi to, răng mọc lộn xộn, thiểu năng trí tuệ. Những trẻ này có thể sống được tới lớn.
Dị dạng có nguy hiểm đến tính mạng. Dò khí thực quản: Có lỗ thông giữa đường ăn với đường thở, mỗi lần trẻ sơ sinh bú thì sữa vào phế quản làm trẻ sặc sụa, nghẹt thở, tím tái. =>Bệnh nhi bị mất nước và viêm phế quản phổi. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ tử vong.
QUAN HỆ VỚI KHOA MẮT Mắt có các xoang mặt bao vây ba phía: Phía dưới, phía trong và phía trên, do đó, mắt rất dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh của các xoang.
QUAN HỆ VỚI KHOA MẮT Viêm xoang bướm có thể gây giảm thị lực (mờ mắt) do viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu. Nếu không điều trị kịp thời mắt có thể bị mù nhưng soi đáy mắt không cho thấy gì lạ. Thương tổn chính là ở dây thần kinh số II đoạn sau nhãn cầu.
QUAN HỆ VỚI KHOA MẮT Viêm xoang có thể gây ra viêm tấy ổ mắt và dẫn tới viêm tắc tĩnh mạch xoang hang (sưng mí mắt phù nề kết mạc, dãn tĩnh mạch trán kiểu vòi bạch tuộc, mất thị lực, lồi nhãn cầu, mất vận động nhãn cầu), viêm màng não và tử vong.
Complications Stage I periorbital inflammatory edema obstruction of venous channels no vision loss no EOM limitation
Complications Stage II orbital cellulitis with edema, chemosis, proptosis, pain no abscess opthalmoplegia may occur due to edema or spasm no visual loss
Complications Stage III subperiosteal abscess globe displaced laterally or downward orbital cellulitis present with decreased EOM vision decreased
Complications Stage IV orbital abscess severe proptosis and chemosis usually no globe displacement opthalmoplegia present visual loss (13%) due to ischemia or neuritis
Complications Stage V cavernous sinus thrombosis progressive symptoms proptosis and fixation CN II, IV, VI meningitis high mortality
QUAN HỆ VỚI KHOA MẮT Viêm xoang sàng có thể xuất ngoại ở góc trong của mắt làm cho ta nhầm với viêm túi lệ. Ở trẻ nhỏ viêm xoang sàng luôn luôn gây phù nề mí mắt làm cho hai mí mắt sưng húp. Cũng ở trẻ em, viêm xương chũm thể thái dương mỏm tiếp thường hay làm phù mọng mí mắt trên.