210 likes | 411 Views
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG – ĐÀ NẴNG. Hạnh phúc CỦA MỘT TANG GIA. Tiết: 45, 46 Đọc văn. (Trích đoạn trong tiểu thuyết Số đỏ) Vũ Trọng Phụng. Ý nghĩa của nhan đề:.
E N D
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG – ĐÀ NẴNG Hạnh phúc CỦA MỘT TANG GIA Tiết: 45, 46 Đọc văn (Trích đoạn trong tiểu thuyết Số đỏ) Vũ Trọng Phụng
Ý nghĩa của nhan đề: Bằng cách đặt nhan đề một cách ngược đời đầy mâu thuẫn, VTP đã lột trần bộ mặt thật của tầng lớp thượng lưu trong XH thực dân nửa PK. Bọn người đó tưởng mình quý phái, văn minh nhưng thực ra chỉ là sự dối trá, đểu giả, rởm đời, lố bịch, một đám con cháu đại bất hiếu, giả trí thứcthượng lưu. Nhan đề cũng chỉ rõ mâu thuẫn giữa hạnh phúc và bất hạnh, giữa vui sướng vàbuồn khổ, giữa trang nghiêm thành kính và sự bát nháo.
II. Đọc- Hiểu: 1, Hạnh phúc của một gia đình đại bất hiếu. Anh (chị) hãy cho biết tác giả đã miêu tả không khí chuẩn bị cũng như cảm xúc chung của các thành viên trong gia đình sau khi cụ cố tổ (bố cụ cố Hồng) qua đời ?
1, Hạnh phúc của một gia đình đại bất hiếu. Thường tình, nếu cụ cố tổ sống lâu là điều hạnh phúc, vinh dự cho con cháu. Nếu chẳng may qua đời thì đó là tổn thất, đớn đau cho toàn gia. Nhưng bọn người ở trong gia đình cụ cố Hồng lại chỉ mong cụ chóng chết. Và khi cụ mất chúng biến đám tang thành đám rước, đám hội. Đại hoạ thành “hạnh phúc lớn”. Những thành viên trong gia đình không hề biểu hiện chút thương xót nào cho sự ra đi của cụ cố tổ, ngược lại tất cả đều vui vẻ hạnh phúc. Nhà văn nhiều lần trong đoạn trích nhắc đến sự “vui vẻ và sung sướng”.
1, Hạnh phúc của một gia đình đại bất hiếu. Anh (chị) hãy tìm những chi tiết thể hiện sự “vui vẻ, sung sướng” của đám con cháu bất hiếu ? Vũ Trọng Phụng E
1, Hạnh phúc của một gia đình đại bất hiếu. • “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm” • “ Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ cả” • “người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma”… Không khí đám tang tưng bừng như chuẩn bị vào hội. Ai cũng chờ đợi giây phút này từ lâu để quảng cáo và trục lợi cho bản thân. Khi đó tờ di chúc của cụ cố Hồng sẽ được thực hiện, ai cũng có phần. E
1, Hạnh phúc của một gia đình đại bất hiếu. Anh (chị) hãy cho biết niềm vui riêng của mỗi thành viên trong gia đình cụ cố Hồng trên cái nền sung sướng vui vẻ đấy ? E
1, Hạnh phúc của một gia đình đại bất hiếu. • HSPB: • Cụ cố Hồng:mới 50 tuổi là một kẻ thích phô trương bệnh hoạn nhưng lại rất vô tích sự, vô trách nhiệm. • + ung dung hút thuốc phiện, mơ màng đến lúc được mặc áo xô gai, chống gậy, ho khạc… “ngây ngất vì được thiên hạ khen già”, không làm được việc gì cho ra hồn nhưng cả ngày làm nhảm một câu vô nghĩa: “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” (…1872 câu) • Bà vợ cụ cố Hồng: • Con đầu dâu trưởng mà chả biết làm gì, chỉ a dua, cạn nghĩ.. • Vợ chồng Văn Minh (con trai cụ cố Hồng, cháu đích tôn của người chết) • Cả hai chỉ lo mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội để có thể chia ngay gia tài (họ được phần nhiều). Mỗi người trong vợ chồng họ lại có niềm vui riêng. • Bà Văn Minh thì sốt ruột vì mãi không được mặc bộ đồ xô gai tân thời (thứ hàng hoá mà vợ chồng Văn Minh đã kết hợp với ông TYPN để đợi dịp lăng xê, quảng cáo). Một thứ dịch vụ. E
1, Hạnh phúc của một gia đình đại bất hiếu. • Ông Văn Minh:có sự băn khoăn với việc xử lí với gã Xuân tóc đỏ…Xuân tuy mắc tội quyến rũ em gái ông, tố cáo sự ngoại tình của cô Hoàng hôn trước mặt cụ cố tổ khiến cụ uất quá mà chết => hai tội nhỏ, một cái ơn to…làm thế nào ?. Ông phân vân vò đầu rứt tóc, đăm chiêu thành ra có bộ mặt rất hợp với đám tang. • Cô Tuyết: Đang rất buồn, buồn đến có thể “tự tử” được. Không phải cô thương cho người ông mà vì chẳng thấy mặt mũi “bạn giai” đâu. “Tuyết như bị kim châm vào lòng”. Cô sung sướng khi được diện bộ “ngây thơ”…để khoe với thiên hạ “chữ trinh”… E
1, Hạnh phúc của một gia đình đại bất hiếu. • Ông Phán mọc sừng: • * Vốn từ lâu đã chẳng còn tình nghĩa vợ chồng với cô Hoàng Hôn, thuê Xuân tóc đỏ làm nhục (cũng là làm tiền) nhà vợ, giờ cũng vui sướng vì ông bố vợ hứa cho “vài nghìn” từ gia tài của cụ cố tổ. • Cậu Tú Tân (chưa bao giờ đỗ Tú tài): • * Sướng như điên loay hoay với với cái máy ảnh lâu rồi không biết dùng vào việc gì. Cậu ta lăng xăng, chỉ chỏ, ra lệnh cho đám phó nháy… ép người nhà thực hiện đủ tư thế, điệu bộ… Tất cả mọi người ai cũng thoả thuê sung sướng mãn nguyện với những ý đồ cá nhân. Không ai cảm thương cho người đã mất. Nhà văn hạ một câu kết luận: “một bầy con cháu chí hiếu nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ cố tổ”
1, Hạnh phúc của một gia đình đại bất hiếu. Anh (chị) hãy cho biết trước cái chết của cụ tổ còn có những nhân vật ngoại gia nào hưởng cái niềm “sung sướng” ? 3p
1, Hạnh phúc của một gia đình đại bất hiếu. • Hai viên cảnh binh Min Đơ và Min Toa… • Bạn bè tai to mặt lớn của gia đình cụ cố Hồng được dịp khoe sự oai vệ, danh giá rởm đời của mình... “ngực đầy huy chương…đủ loại râu ria…cảm động ngắm làn da trắng thập thò trong làn áo voan mỏng trên cánh tay và ngực Tuyết”… • Xuân tóc đỏ thì vênh vang tự đắc bởi chiến công đã làm chết cụ cố tổ (ân nhân của gia đình) => bản chất đểu và dâm cố hữu, sự tinh quái, láu lỉnh, ma cô. • Sư cụ chùa Tăng Phú theo đóm ăn tàn… • Trai thanh, gái lịch được dịp ve vãn, hẹn hò, cười tình, chê bai nhau…
2. Đưa đám và hạ huyệt Anh (chị) hãy cho biết tác giả đã miêu tả cảnh đưađám ma bằng thái độ hài hước như thế nào ? 3p
2. Đưa đám và hạ huyệt Dưới ngòi bút của nhà văn, đám ma đã trở thành đám rước loè loẹt, om sòm, hổ lốn và vô văn hoá. Đó là sự phô trương giả dối, sự suy đồi về giá trị đạo đức. * Một đám ma gương mẫu: + Có kiệu bát cống… + Lợn quay đi lọng… + Kèn Ta, kèn Tây, kèn Tàu thi nhau rộn lên… + Có tới 300 câu đối, vài trăm người đi đưa…
2 Đưa đám và hạ huyệt * Một đám rước (hội) lớn: + “Đám ma đi đến đâu làm huyên náo đến đó…” + “Chuyện trò về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm…” + “Đám cứ đi”…! + “đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, …con bé nhà ai mà kháu thế…bạc tình bỏ mẹ” VTP đã thu vào ống kính của mình đám đông giả tạo. Đằng sau “vẻ mặt buồn rầu của những người đưa đám ma” là sự dửng dưng đến lạnh lùng, tàn nhẫn.
2. Đưa đám và hạ huyệt Anh (chị) hãy cho biết tác giả đã miêu tả cảnh hạ huyệt bằng chi tiết, thái độ hài hước như thế nào ?
2. Đưa đám và hạ huyệt Có hai chi tiết đáng lưu ý Cảnh đưa đám và hạ huyệt chính là sự phơi bày cuối cùng và cũng là rõ nhất những toan tính ích kỉ, hành vi, thái độ vô giáo dục của một lớp người tự xưng là thượng lưu, văn minh trong XH đương thời. Nó báo động về sự suy đồi giá trị đạo đức truyền thống, tha hoá về nhân cách, tình cảm của con người. * Thằng cháu quý tử (Tú Tân) bắt từng người chống gậy, gục đầu, cong lưng, lau nước mắt, thế nọ, thế kia…trong lúc lũ bạn “rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác…” => Màn hài kịch do Tú Tân đạo diễn. * Ông Phán (diễn viên kì tài nhất trong đám hài) đã trao tiền công cho Xuân ngay lúc hắn đang mềm oặt người đi vì khóc “hứt…hứt…hứt…” => Sự giả tạo đến trơ trẽn, vô nhân tính.
3. Nghệ thuật Anh (chị) hãy cho biết vài nét về nghệ thuật được miêu tả trong đoạn trích ? 3p
3. Nghệ thuật * Nghệ thuật trào phúng …. + Trong miêu tả… + Cách tạo tình huống… + Sử dụng hình ảnh tái hiện nhiều lần…