2.51k likes | 3.53k Views
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC. TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG. GS.TS Bùi Xuân Phong Khoa Quản trị kinh doanh 1. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC. 1. KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC Theo cách tiếp cận truyền thống.
E N D
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG GS.TS Bùi Xuân Phong Khoa Quản trị kinh doanh 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
1. KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢCTheo cách tiếp cận truyền thống Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được xây dựng thông qua quá trình thiết lập các mục tiêu chương trình hành động tối ưu và phân bổ nguồn lực tương ứng để thực hiện một cách có hiệu quả nhất các mục tiêu đó
Theo cách tiếp cận mới Chiến lược được cân nhắc kỹ Chiến lựợc dự định Chiến lược thực hiện Chiến lược mới nổi Chiến lược không được thực hiện
Chiến lượclà một kế hoạch toàn diện chỉ ra những cách thức mà DN có thể đạt được nhiệm vụ và mục tiêu của nó, đáp ứng tương thích với những thay đổi của tình thế cũng như xảy ra các sự kiện bất thường. Chiến lược nhằm tối đa hóa lợi thế cạnh tranh và tối thiếu hoá những bất lợi cho DN
Là bản phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động BẢN CHẤT CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến lược được dùng với ý nghĩa phổ biến nhất Xác định các mục tiêu dài hạn cơ bản của các doanh nghiệp Đưa ra các chương trình hành động tổng quát Lựa chọn phương án hành động triển khai phân bố nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó.
Quản trị chiến lược doanh nghiệp là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, điều chỉnh chiến lược kinh doanh diễn ra lặp đi lặp lại theo hoặc không theo chu kỳ thời gian nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn tận dụng được mọi cơ hội, thời cơ cũng như hạn chế hoặc xoá bỏ được các đe doạ, cạm bẫy trên con đường thực hiện các mục tiêu của mình 2. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Quản trị chiến lược giúp các doanh nghiệp định hướng rõ tầm nhìn chiến lược, sứ mạng (nhiệm vụ) và mục tiêu của mình. Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp luôn có các chiến lược tốt, thích nghi với môi trường. Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn so với không quản trị. 3. VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
4. YÊU CẦU CỦA QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Phải đạt được mục đích tăng thế lực của các doanh nghiệp và giành lợi thế cạnh tranh Phải đảm bảo sự an toàn kinh doanh cho các doanh nghiệp Phải xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu Phải dự đoán được môi trường kinh doanh trong tương lại Phải có chiến lược kinh doanh dự phòng Phải kết hợp độ chín muồi với thời cơ
Phân tích và dự báo môi trường bên ngoài Xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch ngắn hạn hơn Nghiên cứu triểt lý kinh doanh, sứ mạng mục tiêu của doanh nghiệp Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh Xét lại mục tiêu Quyết định chiến lược Phân phối nguồn lực Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh bên trong Xây dựng chính sách Đánh giá và điều chỉnh chiến lược Thực hiện chiến lược Hình thành chiến lược 5. MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TỔNG QUÁT
Phải đạt mục đích làm tăng thế lực của doanh nghiệp Phải đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh Phải xác định rõ phạm vi kinh doanh, mục tiêu và điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu Dự đoán chính xác môi trường kinh doanh Có chiến lược dự phòng Kết hợp giữa độ chín muồi với thời cơ 6. YÊU CẦU KHI HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
Hoạch định chiến lược Phân tích và dự báo môi trường bên ngoài Nghiên cứu triểt lý kinh doanh, sứ mạng mục tiêu của doanh nghiệp Xét lại mục tiêu Quyết định chiến lược Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh bên trong
Phân tích và dự báo môi trường bên ngoài Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo Phân tích và dự báo môi trường bên trong Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo Chương trình hoá phương án chiến lược Quyết định chiến lược Hình thành phương án chiến lược Nghiên cứu quan điểm,mong muốn của lãnh đạo QUY TRÌNH 8 BƯỚC
CHƯƠNG 2 MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
1. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Môi trường kinh doanh được hiểu là tổng thể các yếu tố, các nhân tố bên ngoài và bên trong vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các nhân tố cấu thành môi trường kinh doanh luôn luôn tác động theo các chiều hướng khác nhau, với các mức độ khác nhau đến hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp
Các nhân tố tác động tích cực ảnh hưởng tốt đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những nhân tố này có thể là các nhân tố bên ngoài tạo ra các cơ hội, thời cơ kinh doanh hoặc là các nhân tố bên trong, các điểm mạnh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Còn các nhân tố tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những nhân tố này có thể là các nhân tố bên ngoài tạo ra các thách thức đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc là các nhân tố bên trong phản ánh điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh
2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh là quá trình sử dụng các phương pháp thích hợp nhằm xác định các cơ hội, đe doạ của môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như các điểm mạnh, yếu của bản thân doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược
Điểm mạnh Mục tiêu Điểm yếu Nguy cơ Cơ hội
MỤC TIÊU Nhận diện cơ hội, nguy cơ có thể xảy ra với doanh nghiệp NỘI DUNG PHÂN TÍCH • Môi trường vĩ mô • Môi trường ngành
Môi trường kinh tế ĐỐI THỦ CT TIỀM ẨN Môi trường Công nghệ DN TRONG NGÀNH NHÀ CUNG CẤP KHÁCH HÀNG Môi trường Chính trị pháp luật SẢN PHẨM THAY THẾ Môi trường Tự nhiên Môi trường Văn hoá xã hội
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến Doanh nghiệp Mức độ, xu hướng ảnh hưởng của các nhân tố lựa chọn Tổng quan về môi trường trong Tương lai PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ Xác định mục tiêu Phân tích Phân tích, dự báo Tổng hợp dữ liệu
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH Đối thủ Tiềm ẩn Nhà cung cấp Khách hàng Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Sản phẩm Thay thế
Xác định thị trường được phân tích Mô tả tình hình cạnh tranh hiện tại trên cơ sở 5 tác lực cạnh tranh Dự đoán sự phát triển của các tác lực cạnh tranh và các thay đổi sẽ tác động lên cường độ cạnh tranh
Sự xuất hiện của đối thủ tiền ẩn ĐỐI THỦ TIỀM ẨN Cạnh tranh gia tăng Phụ thuộc vào rào cản gia nhập ngành • Lòng trung thành của khách hàng • Tác dụng giảm phí theo quy mô • Lợi thế tuyệt đối về giá thành • chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước
Đối thủ cạnh tranh hiện tại Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại • Cơ cấu cạnh tranh • Tốc độ tăng trưởng của ngành • Rào cản ngăn chặn việc ra khỏi ngành
Nhận diện, phân loại, đánh giá và liệt kê các đối thủ cạnh tranh theo khu vực thị trường. Phân tích đối thủ cạnh tranh • Thu thập và đánh giá những thông tin về đối thủ cạnh tranh • Dự đoán những phản ứng của đối thủ cạnh tranh • Lựa chọn đối thủ cạnh tranh để tấn công, né tránh hoặc hợp tác
KHÁCH HÀNG Khách hàng có thể được xem như là 1 sự đe doạ cạnh tranh khi họ buộc các doanh nghiệp giảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng cao và dịch vụ hoàn hảo. Điều này khiến cho chi phí hoạt động tăng thêm tạo nguy cơ về giá cạnh tranh
NHÀ CUNG CẤP Có thể xem nhà cung cấp như một nguy cơ khi họ đòi nâng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm cung cấp. Bằng cách đó họ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm
SẢN PHẨM THAY THẾ Sản phẩm thay thế có ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong trường hợp giá rẻ hơn hoặc chất lượng cao hơn, thuận tiện hơn
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP MỤC TIÊU Nhận diện được điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh NỘI DUNG PHÂN TÍCH • Phân tích nguồn lực • Phân tích hoạt động của các bộ phận chức năng
PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC • Phân tích nguồn nhân lực • Phân tích nguồn lực vật chất • Phân tích nguồn lực vô hình
NGƯỜI THỪA HÀNH NHÀ QUẢN TRỊ MỤC TIÊU xác định khả nàng hiện tại và tiềm năng của từng nhà quản trị, so sánh nguồn lực này với các doanh nghiệp khác trong ngành nhằm biết được vị thế cạnh tranh hiện tại và triển vọng của mình trong mối quan hệ với các đối thủ trên thị trường Nhằm đánh giá tay nghề, trình độ chuyên môn để có cơ sở chuẩn bị các chiến lược về nhân sự chuyên môn trong các bộ phận hoặc/và triển khai các chương trình hành động thích nghi với khả năng của người thừa hành
Các kỹ năng Đạo đức nghề nghiệp: Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các chức năng quản trị và những lợi ích mà nhà quản trị mang lại cho doanh nghiệp. PHÂN TÍCH NHÀ QUẢN TRỊ • Kỹ năng tư duy • Chuyên môn nghiệp vụ • Làm việc với người khác (kỹ năng nhân sự)
Kỹ năng chuyên môn Đạo đức nghề nghiệp Kết quả đạt được trong từng kỳ liên quan đến nghề nghiệp và các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể trong các kế hoạch tác nghiệp PHÂN TÍCH NGƯỜI THỪA HÀNH
Nguồn lực vật chất bao gồm những yếu tố như: vốn sản xuất, nhà xưởng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dự trữ, thông tin môi trường kinh doanh PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC VẬT CHẤT
Ý NGHĨA • Giúp nhà quản trị các doanh nghiệp hiểu được các nguồn lực vật chất tiềm tàng, những hạn chế để có các quyết định quản trị thích nghi với thực tế • Khai thác tối đa các nguồn vốn bằng tiền và nguồn vốn cơ sở vật chất hiện có • Lựa chọn và huy động các nguồn vốn bên ngoài khi thật sự có nhu cầu • Chọn đối tượng cần hợp tác nhằm tăng qui mô nguồn lực vật chất • Thực hiện dự trữ một tỉ lệ cần thiết để đảm bảo khả năng đương đầu (phòng thủ hoặc tấn công) với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Thứ nhất: Phân loại nguồn lực vật chất hiện có của doanh nghiệp: các nguồn vốn bằng tiền, máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho tàng, đất đai, vật tư dự trữ... Thứ hai: Xác định qui mô cơ cấu, chất lượng và các đặc trưng của từng nguồn lực vật chất.
Thứ ba: Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế của từng nguồn lực trong các chương trình hành động của các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp từng kỳ. Thứ tư: Đánh giá và xác định các điểm mạnh, điểm yếu về từng nguồn lực vật chất so với những đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành và trên thị trường theo khu vực địa lý
1- Tư tưởng chủ đạo trong triết lý kinh doanh. 2- Chiến lược và chính sách kinh doanh thích nghi với môi trường 3- Cơ cấu tổ chức hữu hiệu. 4- Uy tín trong lãnh đạo của nhà quản trị các cấp. 5- Uy tín doanh nghiệp trong quá trình phát triển. 6- Uy tín và thị phần nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường. 7- Sự tín nhiệm và trung thành của khách hàng. 8- Uy tín của người chào hàng. 9- ý tưởng sáng tạo của nhân viên. 10- Văn hóa tổ chức bền vững. 11- Vị trí giao dịch của doanh nghiệp theo khu vực địa lý. NGUỒN LỰC VÔ HÌNH BAO GỒM
Bước 1: Nhận diện và phân loại các nguồn lực vô hình của doanh nghiệp. Bước 2- So sánh và đánh giá các nguồn lực vô hình với các đối thủ cạnh tranh Bước 3 - Xác định những nguồn lực vô hình cần xây dựng và phát triển
Xác định nhu cầu thông tin Xác định các nguồn thông tin Thu thập và xử lý thông tin Dự báo diễn biến môi trường kinh doanh Lập bảng tổng hợp môi trường kinh doanh Phân tích mặt mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ Đề ra phản ứng chiến lược Theo dõi và cập nhật hệ thống thông tin quản lý 3. TẠO LẬP HỆ THỐNG THÔNG TIN
Thông tin thứ cấp là những thông tin đã được thu thập sẵn nhằm phục vụ một nhu cầu nào đó trong nội bộ Doanh nghiệp hoặc của các tổ chức, các cá nhân bên ngoài. Thông tin sơ cấp là những thông tin thu thập được từ các cuộc nghiên cứu, các đợt khảo sát; người thu thập phải tiến hành xử lý ban đầu, xác định độ tin cấp để đưa vào sử dụng. NGUỒN THÔNG TIN
Xác định nhiệm vụ của hệ thống thông tin. Xác định những mục tiêu cần đạt được của hệ thống thông tin bao gồm các mục tiêu định lượng và định tính. Xây dựng cơ cấu tổ chức của hệ thống thông tin. Hình thành các kế hoạch thu thập thông tin XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN
4. DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG • Xác định được Khi nào và ở đâu diễn ra sự thay đổi? • Xác định được xu hướng và mức độ tác động của từng thay đổi cụ thể đó đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp ? Yêu cầu của dự báo • Các phương pháp dự báo định tính • Các phương pháp dự báo định lượng Phương pháp dự báo
PHÂN TÍCH CƠ HỘI, NGUY CƠ, ĐIỂM MẠNH VÀ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP • Đánh giá thứ tự ưu tiên các cơ hội • Đánh giá thứ tự ưu tiên các nguy cơ • Ma trận SWOT
Xác xuất có thể tận dụng cơ hội Cao TB thấp Cao TB Thấp Tác động của cơ hội đối với DN ĐÁNH GIÁ THỨ TỰ ƯU TIÊN CÁC CƠ HỘI Chú thích:
Xác xuất có thể xảy ra các nguy cơ Cao TB thấp Nguy hiểm TB Thấp Tác động của nguy cơ đối với DN ĐÁNH GIÁ THỨ TỰ ƯU TIÊN CÁC NGUY CƠ Chú thích: