1 / 17

TS. Nguyễn Ngọc Bảo Phó vụ trưởng Vụ CSTT Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hà nội – 5/ 2006

VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM. TS. Nguyễn Ngọc Bảo Phó vụ trưởng Vụ CSTT Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hà nội – 5/ 2006. Nội dung:.

prue
Download Presentation

TS. Nguyễn Ngọc Bảo Phó vụ trưởng Vụ CSTT Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hà nội – 5/ 2006

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TS. Nguyễn Ngọc Bảo Phó vụ trưởng Vụ CSTT Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hà nội – 5/ 2006

  2. Nội dung: • Vai trò của công nghệ thông tin đối với việc cải thiện chất lượng công tác thống kê tiền tệ. • Công nghệ thông tin giúp nâng cao khả năng phân tích và dự báo kinh tế. • Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các công cụ của CSTT. • Những mặt hạn chế trong ứng dụng công nghệ thông tin vào việc hoạch định và điều hành CSTT.

  3. 1.Công nghệ thông tin giúp cải thiện chất lượng thống kê tiền tệ, tạo cơ sở để đưa ra các quyết định về CSTT phù hợp: • Chất lượng thông tin, số liệu thống kê được đánh giá qua các tiêu chí: • Chính xác • Kịp thời • Đầy đủ • Phù hợp • Công nghệ thông tin giúp cải thiện tính chính xác và tính kịp thời của các số liệu thống kê tiền tệ.

  4. Quá trình phát triển công tác thống kê tiền tệ tại NHNN gắn liền với ứng dụng CNTT • Trước năm 1994, sự hỗ trợ của CNTT còn rất hạn chế, thể hiện: • Gửi, nhận báo cáo giữa các TCTD và NHNN chủ yếu dưới hình thức văn bản qua đường bưu điện; • NHNN kiểm tra tính chính xác của số liệu bằng phương pháp thủ công thông qua đối chiếu sổ sách; • Số liệu sau khi kiểm tra được chuyển cho bộ phận riêng để nhập dữ liệu và tổng hợp báo cáo theo mẫu. • Số liệu thống kê thường chậm, không phản ánh kịp thời những biến động tiền tệ do đó việc hoạch định CSTT luôn gặp khó khăn khi phân tích, đánh giá tình hình.

  5. Quá trình phát triển công tác thống kê tiền tệ tại NHNN gắn liền với ứng dụng CNTT (tiếp) • Từ năm 1994, những ứng dụng CNTT được sử dụng ngày càng nhiều, chất lượng thống kê được nâng lên rõ rệt: • Chế độ Báo cáo Kế toán và Thống kê NH được ban hành theo các quyết định 159/QĐ-NH1 ngày 19/8/1993 và quyết định 516/2000/QĐ-NHNN1 ngày 18/12/2000 của Thống đốc NHNN đã tạo tiền đề ứng dụng CNTT vào lĩnh vực thống kê; • Hệ thống truyền dẫn thông tin báo cáo qua mạng máy tính được xây dựng từ địa phương đến trung ương; • Gửi, nhận báo cáo được thực hiện dưới 2 hình thức song song: báo cáo bằng văn bản qua đường bưu điện và gửi file điện tử qua mạng máy tính.

  6. Quá trình phát triển công tác thống kê tiền tệ tại NHNN gắn liền với ứng dụng CNTT (tiếp) • Năm 2005, thực hiện bước đổi mới căn bản trong công tác thống kê trên cơ sở ứng dụng CNTT: • Quyết định 477/2004/QĐ-NHNN ngày 28/4/2004 ban hành Chế độ báo cáo thống kê mới, xây dựng 1 hệ thống mã số thống kê tạo điều kiện để tin học hóa; • Báo cáo được gửi và nhận hoàn toàn bằng các file điện tử; • Cơ sở dữ liệu được xây dựng theo hướng thuận tiện, dễ nhập dữ liệu, linh hoạt trong khai thác, sử dụng; • Sử dụng các chương trình phần mềm hỗ trợ để xây dựng các bảng cân đối tiền tệ. • Nhờ ứng dụng CNTT, hàng tháng, các số liệu thống kê tiền tệ của hơn 80 TCTD và gần 900 quỹ tín dụng cơ sở được truyền đầy đủ qua mạng máy tính của NHNN.

  7. Quá trình phát triển công tác thống kê tiền tệ tại NHNN gắn liền với ứng dụng CNTT (tiếp) • Bên cạnh các báo cáo định kỳ, điện báo giúp NHNN nắm bắt nhanh những biến động đột xuất của thị trường: • Điện báo được thực hiện từ năm 2000 với phương thức gửi báo cáo qua đường bưu điện, định kỳ 10/lần; • Từ 1/1/2005, điện báo được gửi dưới hình thức file điện tử, định kỳ 7 ngày/lần.

  8. Quá trình phát triển công tác thống kê tiền tệ tại NHNN gắn liền với ứng dụng CNTT (tiếp) • Bên cạnh kênh thông tin của chính hệ thống ngân hàng, NHNN còn khai thác thông tin, số liệu qua 2 kênh khác: • Internet; • Trang Web của các bộ ngành khác.

  9. 2. CNTT giúp nâng cao khả năng phân tích, dự báo kinh tế - yếu tố quan trọng đảm bảo điều hành CSTT hiệu quả: • Nhờ các chương trình phần mền mô hình phân tích, dự báo, các NHTW có thể: • Chuyển từ phân tích định tính sang kết hợp giữa phân tích định tính và định lượng; • Lượng hóa được mức độ và thời gian tác động của việc thay đổi các điều kiện tiền tệ đến lạm phát, đầu tư, XNK, sản lượng…; • Lựa chọn kênh nhạy cảm nhất (lãi suất, tín dụng, tỉ giá…) để truyền tải CSTT.

  10. 2. CNTT giúp nâng cao khả năng phân tích, dự báo kinh tế - yếu tố quan trọng đảm bảo điều hành CSTT hiệu quả (tiếp): • Hiện nay NHNN đang từng bước tạo dựng các điều kiện cần thiết để có thể ứng dụng CNTT trong công tác phân tích, dự báo: • Xây dựng cơ sở dữ liệu; • Lựa chọn mô hình phù hợp; • Đã có những thử nghiệm nhất định về dự báo lạm phát. • Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn cần có thời gian và chiến lược đầu tư trang thiết bị và đào tạo nhân lực hợp lý

  11. 3. CNTT đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các công cụ CSTT, đặc biệt là nghiệp vụ thị trường mở: • Trong hơn 5 năm thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, quy trình nghiệp vụ và hệ thống CNTT liên tục được đổi mới: • Về phần mềm ứng dụng nghiệp vụ: • Trước 12/2004, phần mềm thị trường mở được triển khai theo mô hình phân tán do đó việc quản lý, vận hành phức tạp, không thuận tiện và dễ sai sót trong giao dịch; • Từ 12/2004 công nghệ trang Web được đưa vào ứng dụng tạo thuận lợi cho việc quản lý của NHNN và các thành viên tham gia.

  12. 3. CNTT đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các công cụ CSTT, đặc biệt là nghiệp vụ thị trường mở (tiếp): • Những tiện ích của công nghệ trang Web: • Các thành viên chỉ cần một máy PC kết nối truyền thông với Sở giao dịch NHNN để thực hiện toàn bộ các giao dịch ; • Thủ tục kết nối cho thành viên được cải tiến theo hướng đơn giản, thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo an toàn; • Giảm thiểu các rủi ro, sai sót của thành viên trong vận hành; • An toàn về bảo mật; • …

  13. 3. CNTT đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các công cụ CSTT, đặc biệt là nghiệp vụ thị trường mở (tiếp): • Những cải tiến về quy trình xử lý: • Có thể thực hiện nhiều phiên đấu thầu trong 1 ngày; • Trong phiên đấu thầu có thời hạn, có thể xử lý nhiều kỳ hạn giao dịch; • Mềm dẻo trong xét thầu, cho phép phân bổ lượng thầu theo từng loại giấy tờ có giá, từng kỳ hạn hoặc theo tổng số; • Quá trình xét thầu nhanh, chính xác (trong vòng 2 phút); • Hợp đồng mua lại giấy tờ có giá được thực hiện theo hình thức điện tử

  14. 3. CNTT đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các công cụ CSTT, đặc biệt là nghiệp vụ thị trường mở (tiếp): • ứng dụng CNTT đã đem lại kết quả: • Hoạt động thị trường mở ngày càng sôi động, hiệu quả, trở thành công cụ quan trọng trong thực thi CSTT; • Rút ngắn thời gian giao dịch, tăng số phiên và có các phiên giao dịch đột xuất để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản thực hiện nhiệm vụ ổn định tiền tệ của NHNN; • Các thành viên không chỉ tham gia giao dịch mà có thể kết nối vào hệ thống để theo dõi diễn biến của thị trường.

  15. 4. Những mặt hạn chế trong ứng dụng CNTT vào việc hoạch định CSTT • Những điểm hạn chế: • 70% nhu cầu thông tin của NHNN được các TCTD tự động cập nhật, 30% còn lại được thu thập một cách thủ công; • Thông tin trên trang Web chưa được cập nhật thường xuyên; • ứng dụng CNTT trong công tác dự báo còn ở mức khiêm tốn; • Hệ thống nghiệp vụ thị trường mở cần được cải tiến hơn nữa để hỗ trợ cho công tác dự báo vốn khả dụng.

  16. 4. Những mặt hạn chế trong ứng dụng CNTT vào việc hoạch định CSTT (tiếp) • Nguyên nhân: • Các đơn vị chưa nhận thức hết tiềm năng của CNTT do đó chưa đầu tư thích đáng; • Nhận thức của người sử dụng thôg tin còn chưa đầy đủ về vai trò của CNTT do đó chưa đặt ra yêu cầu để được hỗ trợ từ bộ phận tin học; • Thiếu cán bộ vừa có kiến thức kinh tế, tài chính vừa có sự hiểu biết sâu về CNTT để có thể khai thác tối đa ưu thế của CNTT trong hoạch định CSTT

  17. Kết luận: • CNTT đã có những đóng góp tích cực đối với việc hoạch định và thực thi CSTT của NHNN • Tạo nhiều kênh thông tin, nhiều phương thức khai thác thông tin; • Hỗ trợ công tác phân tích, dự báo; • Rút ngắn thời gian thực thi các quyết định CSTT. • Tuy nhiên, những thế mạnh của CNTT vẫn chưa được khai thác hết, tiềm năng ứng dụng CNTT còn rất lớn.

More Related