1 / 15

ĐƠN VỊ : TRƯỜNG THCS VINH HIỀN

TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2013 - 2014. CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL. KHÓA HỌC MỞ ĐẦU. THÁNG 10 NĂM 2013. ĐƠN VỊ : TRƯỜNG THCS VINH HIỀN. CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL. CHUYÊN ĐỀ. NỘI DUNG BAO GỒM. * Các kỹ năng và môi trường lớp học của thế kỷ XXI.

Download Presentation

ĐƠN VỊ : TRƯỜNG THCS VINH HIỀN

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2013 - 2014 CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL KHÓA HỌC MỞ ĐẦU THÁNG 10 NĂM 2013 ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS VINH HIỀN

  2. CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL CHUYÊN ĐỀ NỘI DUNG BAO GỒM * Các kỹ năng và môi trường lớp học của thế kỷ XXI * Các kỹ năng về công nghệ thông tin (phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm bảng tính, phần mềm đa phương tiện) * Các kỹ năng về việc tiếp cận dạy học của thế kỷ XXI, kỹ năng phác thảo và xây dựng kế hoạch của cá nhân

  3. CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL CÁC KỸ NĂNG VỀ TIẾP CẬN DẠY HỌC THẾ KỶ XXI NGƯỜI TRÌNH BÀY:NGUYỄN ĐĂNG LÂN 1/ KỸ NĂNG ĐƯA RA CÁC HƯỚNG DẪN 2/ KỸ NĂNG QUAN SÁT VÀ THEO DÕI 3/ KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI 4/ KỸ NĂNG KHUYẾN KHÍCH 5/ KỸ NĂNG CAN THIỆP 6/ KỸ NĂNG CHIA NHÓM HỢP TÁC

  4. CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL 1/ KỸ NĂNG ĐƯA RA CÁC HƯỚNG DẪN Một giáo viên có kỹ năng hướng dẫn tốt là: - Phải rõ ràng trong các ý định và suy nghĩ kỹ càng về các chỉ dẫn sư phạm - Đợi và đảm bảo rằng các học sinh đều trật tự trước khi đưa ra các hướng dẫn - Đưa ra các hướng dẫn bằng lời nói và chữ viết - Đưa ra các hướng dẫn từng bước một để không làm bối rối hay khiến học sinh có cảm giác choáng ngợp - Làm mẫu các bước cho học sinh - Kiểm tra sự tiếp nhận để đảm bảo rằng các học sinh biết những gì mà giáo viên mong đợi từ các em

  5. CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL 2/ KỸ NĂNG QUAN SÁT VÀ THEO DÕI Một giáo viên giỏi là: - Luôn biết học sinh đang nghĩ gì. - Đi quanh phòng và lắng nghe các mẫu đối thoại của học sinh. - Ghi nhận hoặc ghi chép các lưu ý. - Đặt câu hỏi. - Quyết định khi nào cần can thiệp, điều chỉnh. - Nhận ra sự khác biệt trong phong cách học của từng học sinh.

  6. CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL 3/ KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI Các phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả là: Các phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả là: - Sử dụng ngôn từ mọi người có thể hiểu. - Hỏi các câu có nhiều hơn một câu trả lời đúng. - Thay thế các câu hỏi được trả lời bằng “Có / Không” hay chỉ với một từ bằng các câu hỏi “Như thế nào...?” , “Tại sao...?” , “Cái nào...?” - Khuyến khích việc chia sẻ câu trả lời với bạn học hay nhóm nhỏ trước khi chia sẻ với nhóm lớn hơn. - Gọi học sinh một cách ngẫu nhiên và cho phép học sinh đó yêu cầu những học sinh khác trả lời. - Chủ động lắng nghe những điều học sinh nói.

  7. CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL 3/ KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI - Tránh xu hướng muốn ngắt lời và sửa lỗi ngay tức thì. - Tránh đưa ra phán xét và nên phản hồi ý kiến nhưng không đưa ra đánh giá - Hướng dẫn lại những câu trả lời sai. - Yêu cầu một học sinh tóm tắt ý của học sinh khác. - Hỏi những câu hỏi tiếp nối như : Tại sao? Em có thể nói rõ hơn được chứ? Một ví dụ khác nữa là gì?... - Đề nghị học sinh “cởi mở suy nghĩ của các em” và chia sẻ cách các em tìm ra câu trả lời. - Để học sinh tự phát triển những câu hỏi của riêng các em để hỏi những người khác.

  8. CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL 4/ KỸ NĂNG KHUYẾN KHÍCH Giáo viên giỏi sẽ xây dựng được các mối quan hệ với học sinh và nhận ra được những năng khiếu đặc biệt của từng học sinh. Điều này thường dẫn đến một xu hướng tự nhiên là khen ngợi học sinh. Tuy nhiên giáo viên giỏi nên tập trung vào việc khích lệ học sinh hơn là khen ngợi các em. Khen ngợi thường dẫn đến quan niệm rằng công việc sẽ chẳng có giá trị gì nếu nó không nhận được lời khen. Trái lại sự khích lệ mang ý nghĩa tôn trọng và tin tưởng vào năng lực học sinh và nó ghi nhận các nỗ lực của học sinh hơn là thành tích đạt được.

  9. CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL 4/ KỸ NĂNG KHUYẾN KHÍCH Sau đây là sự khác biệt giữa khen ngợi và khuyến khích: - Nhấn mạnh cảm tưởng của người khác. - Nhấn mạnh sự đóng góp, các kỹ năng và những lĩnh vực tiến bộ của học sinh. - Thường tập trung vào các câu: “Tôi....”. Ví dụ : “Tôi hết sức tự hào về em”. - Thường tập trung vào các câu: “Em...”. Ví dụ: “Em xử lý vấn đề đó rất hay”. - Nuôi dưỡng sự ích kỷ. - Nuôi dưỡng mối quan tâm của cá nhân. - Khuyến khích nỗi sợ thất bại. - Khuyến khích sự chấp nhận là mình chưa hoàn hảo. - Dẫn đến sự phụ thuộc. - Dẫn đến sự tự hoàn thiện. - Đi kèm với lời đánh giá. - Không kèm với lời đánh giá nào.

  10. CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL 4/ KỸ NĂNG KHUYẾN KHÍCH Một số phương pháp khuyến khích học sinh bao gồm: - Tỏ ra tích cực. Ví dụ: “Em đã dành nhiều thì giờ cho vấn đề đó”. - Tập trung vào các điểm mạnh. Ví dụ: “Em đã sử dụng được nhiều chi tiết trong lời giải của mình”. - Khuyến khích học sinh phấn đấu cho sự tiến bộ. Ví dụ: “Em tỏ ra chưa được hài lòng lắm, vậy thì em sẽ làm điều gì khác nào?”. - Phải cụ thể trong việc nhận biết hành vi mong muốn. Ví dụ: “Cảm ơn em vì sự nhẫn nại”. - Khuyến khích nỗ lực. Ví dụ: “Hãy nhìn vào sự tiến bộ mà em đã đạt được”.

  11. CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL 5/ KỸ NĂNG CAN THIỆP Những giáo viên hướng dẫn có hiệu quả thường theo dõi học sinh một cách cẩn thận và quyết định thời điểm can thiệp thích hợp. Giáo viên can thiệp để: - Cung cấp thông tin phản hồi. - Thể hiện sự ghi nhận với lý lẻ hợp lý. - Đảm bảo sự trao đổi thông tin hai chiều. - Tạo điều kiện để phát triển mối quan hệ tương đồng. - Cải tiến quá trình. - Đảm bảo sự công bằng. - Giúp làm sáng tỏ vấn đề.

  12. CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL 5/ KỸ NĂNG CAN THIỆP - Định hướng lại. - Giúp giải quyết khi có mâu thuẩn. - Nhắc nhở các nhóm về các nguyên tắc cơ bản. Giáo viên nên lưu ý các điều sau trước khi can thiệp: - Phải nói điều gì. - Thể hiện bằng cách nào. - Khi nào thì nói. - Nói với ai. - Tại sao lại nên nói.

  13. CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL 6/ KỸ NĂNG CHIA NHÓM HỢP TÁC Học sinh trong các lớp học thế kỷ XXI thường được động viên để đạt được các mục tiêu học tập bằng cách cùng nhau làm việc với tinh thần hợp tác. Sự hợp tác bao gồm làm việc tập thể, làm việc với một hoặc nhiều người hơn để đặt ra các mục tiêu và hoàn thành các nhiệm vụ. Sự cộng tác tạo cơ hội học tập tốt hơn vì người học phải đặt câu hỏi, thảo luận các ý tưởng, tìm kiếm các giải pháp, giải thích ý tưởng của mình và qua đó hiểu nội dung của bài sâu hơn. Ngoài ra những kỹ năng xã hội như đổi vai, chia sẻ, giúp đỡ người khác và nhận sự giúp đỡ từ người khác cũng có thể đạt được nhờ quá trình cộng tác.

  14. CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL 6/ KỸ NĂNG CHIA NHÓM HỢP TÁC Nguyên tắc thành lập nhóm: - Phân nhóm dựa trên tình bạn hoặc sở thích. - Phân nhóm một cách ngẫu nhiên. - Phân nhóm do giáo viên. Kỹ thuật chia nhóm: - Các nút: chọn các cặp nút giống nhau. Mỗi cặp phải khác với tất cả các cặp còn lại, có hình dáng, kích thước, mẫu, màu đặc biệt,... Bỏ các cặp nút vào một cái túi và yêu cầu từng người chọn một nút. Những người nào bắt được nút giống nhau sẽ làm việc theo cặp với nhau.

  15. CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL 6/ KỸ NĂNG CHIA NHÓM HỢP TÁC - Bảng tên:Thu bảng tên của một nửa học sinh lớp và bỏ vào một cái túi. Sau đó cho các học sinh có đeo bảng tên còn lại chọn một bảng tên trong túi để được người cùng nhóm. - Lá bài:Sử dụng lá bài, yêu cầu mỗi học sinh rút một lá bài. Những ai cùng một loại (như cùng lá bài J) thì lập thành một nhóm. - Nhãn:Chọn các cặp nhãn giống nhau. Mỗi cặp phải khác với những cặp còn lại về kích thước, hình dáng, mẫu, màu sắc,... Bỏ các nhãn vào một túi và yêu cầu từng người chọn một nhãn. Những người nào bắt được nhãn giống nhau sẽ làm việc theo cặp với nhau.

More Related