250 likes | 449 Views
Tham luận: NHỮNG VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH – NGÂN SÁCH TRONG HIẾN PHÁP 1992 GẮN VỚI ĐỔI MỚI VAI TRÒ CƠ QUAN DÂN CỬ ThS Nguyễn Minh Tân PVT – Vụ TC-NS, VPQH. Bốn trụ cột của Hiến Pháp :. 1. Chính thể Nhà nước 2. Chế độ Kinh tế, tài chính 3. Quyền con người
E N D
Tham luận: NHỮNG VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH – NGÂN SÁCH TRONG HIẾN PHÁP 1992 GẮN VỚI ĐỔI MỚI VAI TRÒ CƠ QUAN DÂN CỬ ThS Nguyễn Minh Tân PVT – Vụ TC-NS, VPQH
Bốn trụ cột của Hiến Pháp: 1. Chính thể Nhà nước 2. Chế độ Kinh tế, tài chính 3. Quyền con người 4. Tổ chức bộ máy nhà nước (chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn).
Nội dung trình bày: I. Tổng kết và đánh giá một số quy định tài chính- NS trong Hiến pháp 1992 hiện hành. II. Bình luận một số quy định tài chính- NS trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
I. Tổng kết, đánh giá một số quy định của Hiến pháp hiện hành • Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Điều 83), cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân. • Khoản 4, Điều 84, sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết 51/2001/Quốc hội của Quốc hội khóa X: Quốc hội có nhiệm vụ quyền hạn “quyết định dự toán NSNN, phân bổ NSTW, phê chuẩn quyết toán NSNN” • Chính phủ là cơ quan chấp hành của quyền lực NN, hành chính nhà nước cao nhất: Nhiệm vụ, quyền hạn của CP quy định tại Điều 112 • Hội đồng Nhân dân: cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (Điều 120) • Hệ thống NSNN phù hợp với hệ thống hành chính (Điều 118)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong lĩnh vực TC-NS: • Quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế • Quyết định chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia • Quyết định dự toán NSNN, phân bổ NSTW và phê chuẩn quyết toán NSNN • Giám sát việc tuân thủ pháp luật về tài chính – ngân sách
Chínhphủ: • Thốngnhấtquảnlýpháttriểnnềnkinhtếquốcdân • Lậpdựtoán NSNN trìnhQuốchộiquyếtđịnh • Triểnkhaithựchiệndựtoán NSNN; thựchiệnchínhsáchtàichính – tiềntệquốcgia. • HộiĐồngNhândân: - Ra Nghịquyếtvềcácbiệnphápbảođảmthihànhkếhoạchpháttriển KT-XH - Quyếtđịnhkếhoạchpháttriển KT-XH địaphương - Quyếtđịnhdựtoán NSĐP, phânbổ NSĐP vàphêchuẩnquyếttoán NSĐP.
Hệ thống hành chính Việt Nam (Điều 118): • Nước chia thành tỉnh, TP trực thuộc TW. • Tỉnh chia thành huyện, TP thuộc tỉnh; TP trực thuộc TƯ chưa thành quận, huyện. • Huyện chia thành xã, thị trấn; quận chia thành phường. • Cấp xã: Đơn vị hành chính nhỏ nhất.
Đánh giá, nhận xét: 1. Bối cảnh tình hình mới thay đổi: 20 năm thực hiện Hiến pháp 1992 và qua 10 năm thực hiện phân bổ NSTW. • Nền kinh tế - tài chính Việt Nam đã có những thay đổi. • Hệ thống pháp luật đã có những thay đổi. • Quy định về tài chính – ngân sách trong Hiến pháp 1992 còn ít, chưa đủ sáng tỏ, không phù hợp với sự phát triển kinh tế - tài chính. 2. Xác định lại địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn: (Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền địa phương)
2.1.Xác định lại nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội: Các vấn đề: 1. Địa vị pháp lý: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất hay cơ quan lập pháp, cơ quan đại diện ? 2. Quốc hội “toàn quyền” hay Quốc hội “thực quyền” ? 3. “Quốc hội hóa điều hành” của Chính phủ và “Chính phủ hóa hoạt động của Quốc hội”: Những vấn đề gì xin ý kiến Quốc hội ? Những vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các Bộ, ngành ? 4. Phân định rõ việc của Quốc hội, việc của Chính phủ; việc Quốc hội quyết định, việc Chính phủ quyết định; việc Chính phủ trình, Quốc hội cho ý kiến; việc Quốc hội cho ý kiến trước khi CP thực hiện triển khai; Việc Chính phủ thực hiện rồi báo cáo Quốc hội để biết/giám sát .v.v…
2.2.Xác định lại nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ • Địa vị pháp lý: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội hay là cơ quan hành pháp, hành chính nhà nước cao nhất ? • Chuyển vị trí Chính phủ từ trạng thái “chấp hành thụ động” sang “chủ động hoạch định chính sách” cho phù hợp với Kinh tế thị trường? • Thủ tướng Chính phủ có quyền lực cá nhân hay mang tính quyền lực của tập thể CP? • Các Bộ (24 Bộ) thực hiện quản lý chuyên môn theo ngành và mối quan hệ với quản lý trên lãnh thổ ?
2.3.Xác định lại nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương: • Cóxuấthiệnquyềnlựcnhànước trung ươngvàquyềnlựcnhànướcđịaphương? • HộiđồngNhândânlàcơquanhànhpháp hay lậppháp ở địaphương ? • Nhiệmvụ, quyềnhạncủa HĐND vàThườngtrực HĐND? • Thíđiểmbỏ HĐND cấphuyện, quận,phườngtheoNghịquyết 26 củaQuốchội ? • Chưaphânđịnhchínhquyềnđôthịvớichínhquyềnnôngthôn
3. Phân cấp quản lý tài chính – ngân sách • Chưa rõ về chức năng, nhiệm vụ. Phân cấp quản lý tài chính – NS không đồng đều, mô hình phân cấp không thống nhất. • Cơ chế đặc thù (Hà Nội, TP HCM) khá phổ biến • Chưa rõ một cấp chính quyền = Một cấp ngân sách hoàn chỉnh (có 3 tiêu chí: cơ quan quyền lực quyết định thực chất; có nguồn thu, nhiệm vụ chi riêng; có quy trình lập và thông qua NS riêng)
Phân cấp quản lý tài chính – ngân sách: • Chưa rõ NS đô thị và NS nông thôn: • Đặc điểm đô thi: quản lý khép kín, thống nhất, có điều kiện khai thác nguồn thu và xã hội hóa chi tiêu • Đặc điểm nông thôn: dân cư thưa thớt, địa bàn rộng, ảnh hưởng phong tục tập quán… Cân đối ngân sách một cách tự nhiên: tôn trọng sư phát triển của các địa phương. Cân đối NS có tính xã hội: có sự can thiệp, điều chỉnh của Nhà nước.
Nguyên nhân của hạn chế: • Bản thân các quy định của Hiến pháp về tài chính – ngân sách chưa đủ sáng tỏ, còn ít, chưa theo kịp sự thay đổi của nền kinh tế - tài chính • Trong tổ chức thực hiện còn bất cập, chưa triệt để tuân thủ quy định của luật. Nhận thức về tầm quan trọng của các quy định TC-NS trong Hiến pháp chưa thống nhất.
II. BÌNH LUẬN VỀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH TÀI CHÍNH – NS TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP: • Các nguyên tắc chung: - Tổng kết, đánh giá việc thi hành HP 1992 - Bám sát Văn kiện Đại hội Đảng và Cương lĩnh xây dựng âất nước để thể chế hóa. - Cấu trúc lại bản Hiến pháp cho phù hợp - Loại bỏ các quy định đã quá cũ và bổ sung các quy định mới
“Điều 59 (mới) • 1. Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác phải được Nhà nước thống nhất quản lý, sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật. • 2. Ngân sách nhà nước là thống nhất gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Thu chi ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Điều 75: Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội: • 4) Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ của quốc gia; quy định sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định nguyên tắc phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách trung ương, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách trung ương, xem xét báo cáo tổng hợp dự toánvà quyết toán Ngân sách Nhà nước;
Ý kiến về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội: - Phương án 1 (Đổi mới như Dự thảo HP): Quốc hội quyết định dự toán NSTW, phân bổ NSTW, phê chuẩn quyết toán NSTW, xem xét báo cáo tổng hợp dự toán và quyết toán NSNN. • Ưu điểm: Quốc hội có điều kiện giám sát kỹ NSTW; quyết định chính sách quốc gia quan trọng là NSTW. Nhược điểm: không thấy tổng thể nguồn lực tài chính quốc gia; dễ dẫn đến phá vỡ tính thống nhất của NSNN… • Phương án 2 (Giữ nguyên như hiện hành ): Từng bước hoàn thiện mô hình phân cấp quản lý KT-XH, chức năng nhiệm vụ của các CQNN trong các văn bản pháp luật (như Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật chính quyền địa phương…), đề cao vai trò của HĐND cấp tỉnh và hoàn thiện các định mức chi tiêu, phân bổ ngân sách…
Nếu theo Phương án 1 (Đổi mới): (1) Đối với NSTW: Quốc hội quyết định dự toán và quyết toán NSTW (bao gồm: số thu NSTW, số chi NSTW, số bổ sung từ NSTW cho NSĐP); phân bổ dự toán chi NSTW (chi tiết ngân sách của từng bộ, cơ quan TƯ, mức bổ sung từ NSTW cho NS ĐP gồm bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu); tỷ lệ % phân chia các khoản thu phân chia giữa NSTW và ngân sách từng tỉnh - đối với năm đầu của thời kỳ ổn định.
(2) Đối với NSĐP (tỉnh - huyện - xã): về lâu dài khi có đủ điều kiện sẽ tách bạch giữa các cấp ngân sách; trước mắt cần xây dựng Luật về tổ chức chính quyền địa phương, gắn với vai trò quyết định về ngân sách của HĐND (nhưng nơi có tổ chức HĐND - một cấp chính quyền đầy đủ). Khi đó, HĐND thực hiện đầy đủ quyền quyết định dự toán NSĐP, quyết định phân bổ NSĐP và phê chuẩn quyết toán NSĐP.
(3) Việc tổng hợp dự toán NSNN sẽ được thực hiện sau khi dự toán NSTW đã được Quốc hội quyết định và dự toán NSĐP đã được HĐND cấp tỉnh quyết định. Như vậy công tác tổng hợp dự toán NSNN sẽ được báo cáo Quốc hội tại kỳ họp đầu năm của năm dự toán (thời gian cụ thể sẽ được thể hiện trong Luật NSNN). Tương tự như vậy đối với việc tổng hợp Quyết toán NSNN.
3. Về hệ thống NSĐP và hệ thống hành chính địa phương: Sẽ được quy định trong Luật tổ chức CQĐP trên cơ sở: - Phân định rõ chính quyền đô thi và chính quyền nông thôn - Hệ thống NSNN gồm 3 cấp: + NSTW chính quyền TƯ + NS tỉnh chính quyền cấp tỉnh + NS dưới tỉnh chính quyền cấp dưới tỉnh (huyện, xã). Các nước theo kiểu Nhà nước Liên bang (Winminister): Liên bang; Bang; Hạt . Mối quan hệ giữa các đơn vị hành chính này được quy định trong Hiến Pháp.
Cải tiến về Quy trình NSNN khi sửa đổi Luật NSNN, bởi vì: • 63 tỉnh, TP trực thuộc TƯ; 697 cấp huyện; khoảng 11.121 cấp xã. Hàng trăm ngàn đơn vị dự toán. • Ngân sách được lập từ cơ sở, lập chi tiết. Năm ngân sách từ 1/1 đến 31/12. Quốc hội quyết định ngân sách trước 15/11 • Không có kế hoạch tài chính trung và dài hạn. Lập ngân sách theo kiểu “ăn đong”, phức tạp, nhiều tầng nấc, thảo luận nhiều vòng. Tồn tại tình trạng co kéo, thỏa hiệp: cấp trên: thu cao, chi thấp, cấp dưới: thu thấp, chi cao…
Cần có 1 chương riêng về NSNN: • Đảm bảo quyền quyết định NSNN của Quốc hội • Phân định rõ 3 mảng quyền lực: quyền quyết định, quyền quản lý, quyền sử dụng • Bổ sung thẩm quyền về NSNN cho cơ quan dân cử (Hiến pháp Thụy sỹ có 1 Chương gồm 10 Điều về hệ thống tài chính; Thụy Điển có 1 Chương gồm 14 Điều ; Nhật bản có 1 chương gồm 9 Điều; Ba Lan có 1 chương gồm 10 Điều; Hàn quốc không có chương nhưng có 5 Điều quy định về tài chính – NS…)