170 likes | 442 Views
BỆNH TAY- CHÂN- MIỆNG Hand-Foot-Mouth Disease (HFMD). Bệnh Tay- chân- miệng là gì?. Là 1 bệnh lây do 1 nhóm virus đường ruột gây nên Hiện chưa có vaccin phòng ngừa và có thể gây tử vong nhanh Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Đường lây truyền.
E N D
Bệnh Tay- chân- miệng là gì? • Là 1 bệnh lây do 1 nhóm virus đường ruột gây nên • Hiện chưa có vaccin phòng ngừa và có thể gây tử vong nhanh • Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi
Đường lây truyền • Đường tiêu hóa (đồ chơi vật dụng bị nhiễm, tã em bé chứa phân, nhà vệ sinh bẩn) • Đường hô hấp • Tiếp xúc trực tiếp với dịch bóng nước của trẻ bệnh • Đường nước (nguồn nước bị nhiễm)
Phát hiện trẻ bị bệnh Tay- chân- miệng • Sốt • Đau miệng, chảy nhiều nước miếng, bỏ ăn • Nổi bóng nước ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối
Triệu chứng • Loét miệng: • Là các bóng nước có đường kính 2- 3 mm • Thường khó thấy bóng nước trên niêm mạc miệng vì nó vỡ rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn và tăng tiết nước bọt (lây nhiễm cao) • Bóng nước: • Từ 2- 10 mm, màu xám, hình oval • Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban • Bóng nước lòng bàn tay, lòng bàn chân có thể lồi lên trên da sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau
Triệu chứng không điển hình • Bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban • Một số trường hợp chỉ biểu hiện có hồng ban và không có biểu hiện bóng nước • Hoặc chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần
Diễn tiến • Giai đoạn 1: • Tay chân miệng hay loét miệng • Giai đoạn 2: • Có ảnh hưởng đến hệ thống TKTW • Viêm màng não: run chi, giật mình bất thường • Viêm não: vật vã, kích thích, chới với, thay đổi tri giác, yếu chi, liệt mặt, quấy khóc bứt rứt, sốt cao trên 39oC • Giai đoạn 3: • Suy hô hấp tuần hoàn • Viêm cơ tim • Phù phổi cấp
Chăm sóc • Cho trẻ súc miệng mỗi ngày, chăm sóc da bằng cách tắm nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bóng nước hay trầy sướt da, thay quần áo sạch hàng ngày. Cắt ngắn móng tay để giảm tổn thương da do gãi ngứa. • Cho ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cho trẻ uống nhiều nước như nước sôi để nguội, nước trái cây, nước canh, nước cháo. • Không cần kiêng cữ gió và ánh sáng, không chọc vỡ bóng nước, không đắp lá cây vì sẽ gây nhiễm trùng da.
Chăm sóc • Phát hiện sớm những dấu hiệu trở nặng như: • Sốt cao 39oC hoặc sốt liên tục >2 ngày • Quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì • Nhức đầu, nôn ói nhiều, da nổi bông • Giật mình hốt hoảng chới với • Đi đứng loạng choạng hoặc run giật, yếu tay chân • Khó thở, thở nhanh hay thở không đều Cần phải đưa trẻ đến bệnh viện nhi đồng ngay khi phát hiện 1 trong những dấu hiệu trên
Phòng bệnh • Cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường, kiểm soát nước thải, sát trùng nước cung cấp • Diệt trùng và xử lý phân trẻ bệnh • Chú trọng vệ sinh thực phẩm và ăn uống: • Ăn thức ăn nấu chín kỹ • Uống nước đun sôi để nguội • Vệ sinh sàn nhà, đồ chơi • Rửa tay sạch trước khi chăm sóc trẻ.