1.22k likes | 3.47k Views
Một số phương pháp Truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp. NÓI CHUYỆN GIÁO DỤC SỨC KHỎE. Mục tiêu. 1. Trình bày được các bước tổ chức nói chuyện giáo dục sức khỏe 2. Thực hiện được buổi nói chuyện GDSK tại cộng đồng
E N D
Một số phương pháp Truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp
Mục tiêu 1. Trình bày được các bước tổ chức nói chuyện giáo dục sức khỏe 2. Thực hiện được buổi nói chuyện GDSK tại cộng đồng 3. Hướng dẫn sinh viên chuẩn bị và thực hiện được buổi nói chuyện GDSK tại cộng đồng
Nói chuyện GDSK là gì? Nói chuyệnLà nói chuyện với một nhóm đông người về một nội dung GDSK nào đó. Ví dụ: Nói chuyện cho các bà mẹ có con dưới 1 tuổi về nuôi con bằng sữa mẹ Mục đích: cung cấp cho đối tượng những thông tin mới nhất về vấn đề sức khỏe liên quan tới họ, tới gia đình và cộng đồng họ. Tác dụng: chủ yếu là thay đổi nhận thức, giúp đối tượng suy nghĩ, hướng tới việc thay đổi thái độ và hành vi. Ví dụ: Mục đích: Tác dụng:
Bài tập thảo luận Tháng 8/2010, một tổ sinh viên Y3 được phân công về học tập tại xã AL, huyện BL. Lãnh đạo xã và các cán bộ y tế ở đây rất nhiệt tình và chu đáo nên các bạn đã nhanh chóng hoàn thành việc thu thập thông tin tại cộng đồng. Việc tiếp theo của sinh viên là tổ chức thực hiện các buổi nói chuyện GDSK với người dân. Mặc dù đã được học, nhưng vì là lần đầu tiên thực hiện nhiệm vụ này tại cộng đồng nên các bạn đều rất lúng túng, không nhớ phải làm những việc gì và bắt đầu từ đâu. Thày/cô hãy giúp các bạn sinh viên liệt kê những việc cần chuẩn bị cho mộtbuổi nói chuyện GDSK.
Các bước tổ chức nói chuyện GDSK Kết thúc Thực hiện Chuẩn bị
1. Chuẩn bị Thày/cô hãy liệt kê những việc cần làm trước khi tiến hành một buổi nói chuyện GDSK?
1. Chuẩn bị - Xác định chủ đề nói chuyện, - Xác định đối tượng tham dự, - Xác định nội dung cốt lõi cần trình bày, - Xác định khoảng thời gian trình bày, - Sắp xếp trình tự trình bày, - Các phương tiện hỗ trợ thích hợp với chủ đề và thực tế địa phương, - Chọn thời gian, địa điểm thích hợp và thông báo trước cho đối tượng.
Sau khi được thày hướng dẫn, các bạn sinh viên đã chuẩn bị mọi việc chu đáo để tiến hành các buổi nói chuyện. SV H. được phân công thực hiện buổi nói chuyện đầu tiên. H. đã mở đầu: “Xin chào tất mọi người, chúng ta bắt đầu nhé. Hôm nay tôi sẽ nói với mọi người một vấn đề VSMT rất bức xúc ở xã ta, đó là sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh. Vì thời gian có hạn nên đề nghị mọi người thật chú ý, tôi sẽ nói trong vòng 30 phút. Sau đó H. bắt đầu “Tôi không ngờ tình hình vệ sinh ở xã ta lại quá kém, không hiểu tại sao các ông/bà có thể sống trong một môi trường như thế này trong bao nhiêu năm nay…” và tiếp tục rất say sưa, rõ ràng về tác hại của phân người và thế nào là nhà tiêu hợp vệ sinh trong suốt 40 phút. Mọi người ngồi nghe tỏ vẻ rất mệt mỏi, sốt ruột. Một người nhìn đồng hồ và bỏ ra về, một vài người khác cũng ra về theo trước khi buổi nói chuyện kết thúc. Thấy vậy H. cũng vội vàng dừng lại và tuyên bố kết thúc buổi nói chuyện. Thày/cô hãy nêu những điểm cần rút kinh nghiệm từ buổi nói chuyện của SV H. là gì? Bài tập thảo luận
2. Tiến hành - Tạo quan hệ tốt với đối tượng • Sử dụng lời nói, ngôn ngữ địa phương • Nói rõ ràng mạch lạc. - Sử dụng vật liệu, mô hình và ví dụ minh họa. Nếu có điều kiện thì sử dụng video, phim v.v.v. - Cần bao quát, quan sát đối tượng để điều chỉnh - Cho phép và khuyến khích các đối tượng hỏi và thảo luận những vấn đề chưa rõ. - Hỏi đối tượng xem họ đã hiểu rõ vấn đề mà mình vừa trình bày chưa trước khi chuyển phần khác.
3. Kết thúc - Tóm tắt những vấn đề mấu chốt nhất cho đối tượng dễ nhớ. - Cảm ơn sự tham gia của đối tượng - Giới thiệu các địa chỉ liên hệ khi cần, nếu có
TƯ VẤN GIÁO DỤC SỨC KHỎE
MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày được nội dung các bước tổ chức tư vấn GDSK. 2. Thực hiện được buổi tư vấn GDSK. 3. Hướng dẫn được sinh viên chuẩn bị và thực hiện được buổi tư vấn GDSK.
- Giúp đối tượng hiểu rõ vấn đề của họ, cung cấp thông tin, thảo luận giúp chọn lựa giải pháp, đưa ra quyết định thích hợp Tư vấn GDSK là gì? - Giúp đối tượng lựa chọn cách giải quyết vấn đề chứ không phải là ép buộc thực hiện hành động theo ý kiến người tư vấn - Là biện pháp thích hợp để giúp đối tượng hiểu rõ những vấn đề sức khỏe nhạy cảm
Các hoạt động cơ bản trong TV GDSK - Tiếp đón - Hỏi để thu nhận thông tin - Giao tiếp, trao đổi - Giúp đỡ, hỗ trợ - Giải thích - Tiếp tục hỗ trợ đối tượng
Các bước tổ chức tư vấn GDSK Chuẩn bị trước tư vấn Thực hiện tư vấn Kết thúc tư vấn
Chuẩn bị trước khi tư vấn - Xác định vấn đề, xác định đối tượng cần được tư vấn, - Chọn thời gian và nơi tư vấn thoải mái cho đối tượng, - Thông báo trước thời gian, địa điểm để đối tượng biết và chủ động, - Chuẩn bị để nắm chắc nội dung của chủ đề tư vấn, - Chuẩn bị tài liệu, vật liệu, mô hình minh họa, - Nếu cần trình diễn, hướng dẫn các kỹ năng thực hành cho đối tượng thì phải chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ cần thiết để thực hiện.
Thực hiện tư vấn Cách bắt đầu một cuộc tư vấn: - Khi gặp ĐT, chủ động chào hỏi thân mật; - Chủ động mời ĐT ngồi vào chỗ đã chuẩn bị; - Giới thiệu ngắn gọn về mình và mời ĐT tự giới thiệu; - Bắt đầu bằng cách nói chuyện thông thường để có thể tạo không khí tự nhiên thoải mái ngay từ đầu; - Nói với ĐT là mọi thông tin về họ sẽ được giữ bí mật; - Gải thích với ĐT là mình sẵn sàng nghe ĐT nêu tất cả các vấn đề của họ, sẵn sàng trả lời các câu hỏi, thảo luận với họ để giúp giải quyết vấn đề của họ..
Thực hiện tư vấn Trong khi tư vấn (1): 1. Thể hiện thái độ tôn trọng, đồng cảm với hoàn cảnh, vấn đề của đối tượn; 2. Tìm hiểu rõ lý do đối tượng đến để được tư vấn; 2. Khuyến khích ĐT trình bày hết vấn đề của họ; 3. Tìm hiểu KAP của ĐT về vấn đề họ cần tư vấn; 4. Nêu các câu hỏi rõ ràng để đối tượng trả lời; 5. Trả lời rõ ràng và giải thích kỹ các câu hỏi, vấn đề của ĐT;
Thực hiện tư vấn Trong khi tư vấn (2): 7.Sử dụng từ ngữ thông thường dễ hiểu; 8.Cung cấp đầy đủ các thông tin chủ chốt để ĐT hiểu rõ vấn đề; 9.Sử dụng các tài liệu, tranh ảnh, mô hình... để giải thích cho đối tượng dễ hiểu dễ nhớ. Có thể trình diễn để ĐT hiểu rõ; 10.Nhấn mạnh những điểm quan trọng của vấn đề; 11.Đưa ra nhiều cách có thể giải quyết vấn đề để ĐT lựa chọn cách giải quyết thích hợp với họ.
KẾT THÚC TƯ VẤN - Nhắc lại những điều cơ bản đã thảo luận thống nhất với đối tượng, nhấn mạnh đến những hành vi mà đối tượng nên thực hiện như họ đã chọn. - Động viên và cảm ơn đối tượng đã đến để được tư vấn. - Chọn thời gian thích hợp cho cuộc gặp gỡ tư vấn tiếp theo (nếu cần). - Tạo điều kiện tiếp tục giúp đỡ đối tượng được tư vấn tiếp tục giải quyết vấn đề của họ.
Một số tình huống cần tránh trong khi tư vấn - Để đối tượng phải chờ lâu trước khi được tư vấn - Ép buộc đối tượng phải nói vấn đề của họ. - Lơ đãng không chú ý đến các câu hỏi và trả lời của ĐT - Không giải thích đầy đủ để ĐT hiểu rõ vấn đề của họ. - Đùa cợt, thể hiện sự không tôn trọng với đối tượng. - Ép buộc đối tượng chấp nhận thực hiện cách giải quyết vấn đề theo ý kiến chủ quan của người tư vấn. - Để cho người không có nhiệm vụ nghe được cuộc tư vấn. - Kéo dài cuộc tư vấn khi đối tượng đã mệt mỏi. - Đe dọa, gây tâm lý hoang mang, lo sợ.
Mục tiêu học tập 1. Trình bày được nội dung các bước thảo luận nhóm giáo dục sức khoẻ 2. Thực hiện được buổi thảo luận nhóm giáo dục sức khoẻ 3. Hướng dẫn được sinh viên chuẩn bị và thực hiện được buổithảo luận nhóm giáo dục sức khỏe tại cộng đồng
1. Khái niệm thảo luận nhóm - Phương pháp TT-GDSK trực tiếp theo nhóm nhỏ. • Nhóm thảo luận: Gồm những người có cùng vấn đề sức khỏe hoặc liên quan đến vấn đề sức khỏe cần được giải quyết tham gia. - Thông qua thảo luận nhóm đểđạt được mục tiêu TT-GDSK
2. Các bước thảo luận nhóm2.1. Chuẩn bị thảo luận nhóm - Xác định chủ đề và nội dung trọng tâm - Xác định mục tiêu - Xác định đối tượng: nên đồng nhất. - Thời gian, địa điểm thảo luận - Cần chuẩn bị một người hướng dẫn, thư ký ghi chép - Chuẩn bị câu hỏi trọng tâm nhất cho chủ đề thảo luận dựa trên tình hình thực tế.
Ví dụ: Câu hỏi thảo luận về bệnh Sốt xuất huyết: 1. Bệnh SXH biểu hiện như thế nào? 2. Ảnh hưởng của bệnh SXH? 3. Nguyên nhân gây bệnh SXH? 4. Bệnh SXH lây truyền như thế nào? 5. Cần làm gì khi bị bệnh SXH? 6. Cần làm gì để phòng mắc bệnh SXH?
2.2. Tiến hành thảo luận nhóm • Sắp xếp ngồi hợp lý.
2.2. Tiến hành thảo luận nhóm • Sắp xếp ngồi hợp lý. • Chào hỏi, nói chuyện để tạo không khí thân mật • Giới thiệu người hướng dẫn, người quan sát và người tham dự. • Khi bắt đầu thảo luận cần giải thích về mục tiêu, cách thảo luận, và yêu cầu mọi người tham gia đóng góp ý kiến chia sẻ kinh nghiệm. • Giải thích cho đối tượng là tất cả các ý kiến đều được tôn trọng
Tiến hành thảo luận nhóm • Trong khi thảo luận - Tạo cơ hội cho tất cả mọi người nêu ý kiến quan điểm của mình. - Giữ thái độ trung lập, không đưa ra ý kiến cá nhân. - Để từng người phát biểu ý kiến. Tôn trọng mọi ý kiến rêu ra - Động viên, khích lệ mọi người. Linh hoạt khi khuyến khích mọi người thảo luận
Tiến hành thảo luận nhóm • Trong khi thảo luận (tiếp) - Tạo cơ hội cho tất cả mọi người nêu ý kiến quan điểm của mình. - Chủ động quan sát diễn biến để điều chỉnh cho phù hợp - Tập trung vào các vấn đề đã chuẩn bị - Dùng từ ngữ thông thường, hình ảnh minh hoạ phù hợp - Tóm tắt trước khi chuyển câu hỏi. Cần chuyển những câuhỏi thảo luận trước khi cuộc thảo luận lắng xuống.
Những điểm cần tránh: • Lan man, trùng lặp • Một số lấn át một số khác • Căng thẳng do các ý kiến bất hoà • Phê phán, chỉ trích • Người hướng dẫn nói nhiều • Phân bố thời gian không cân đối • Quá dài: chỉ nên 1-2 h
3. Kết thúc thảo luận nhóm • Tóm tắt • Động viên đối tượng thực hiện các hành vi cần thiết • Cảm ơn đối tượng • Tiếp tục trao đổi nếu cần • Tạo điều kiện hỗ trợ đối tượng
Mục tiêu 1. Trình bày được các bước đến thăm hộ gia đình và thực hiện TT-GDSK tại gia đình 2. Thực hiện được buổi TT-GDSK tại hộ gia đình 3. Hướng dẫn sinh viên chuẩn bị và thực hiện được buổi TT-GDSK tại hộ gia đình.
Giáodụcsứckhỏetại giađìnhlàgì ?
Khái niêm: - Phương pháp TT-GDSK trực tiếp cho các thành viên gia đình ngay tại nhà. Ưu điểm: Xây dựng quan hệ tốt với các thành viên gia đình; - Được quan tâm nên đối tượng dễ tiếp thu; - Tại gia đình đối tượng tự tin trình bày, nêu ý kiến; - Trực tiếp quan sát các yếu tố liên quan đến SK; - Có thể giải quyết ngay một số vấn đề liên quan đến sức khoẻ; - Đưa ra các lời khuyên sát thực với gia đình;
2. Các bước giáo dục sức khỏe tại gia đình Bước 1: Chuẩn bị trước khi đến gia đình Trước khi đến thăm gia đình tốt nhất là nên: + Thông báo trước với gia đình về thời gian; + Chuẩn bị nội dung chủ đề, câu hỏi thảo luận; + Chuẩn bị các tài liệu, phương tiện liên quan; + Thu thập một số thông tin về gia đình; + Chọn thời gian thuận lợi.
Bước 2: Đến thăm gia đình -Mở đầu bằng thăm hỏi chung; - Nêu rõ mục đích của buổi đến thăm; - Hỏi, phát hiện người đang bị bệnh để tư vấn ngay - Tìm hiểu: Kiến thức, thái độ, thực hành về chủ đề cần TT-GDSK của gia đình; - Quan sát phát hiện các vấn đề liên quan đến vấn đề sức khoẻ gia đình để tư vấn giáo dục phù hợp; - Thực hiện TT-GDSK theo nội dung chuẩn bị; - Dùng từ ngữ thông thường, phù hợp;
Bước 2: Đến thăm gia đình (tiếp): + Sử dụng tài liệu, ví dụ minh hoạ hợp lý; + Thảo luận với gia đình về vấn đề sức khỏe liên quan và cách giải quyết phù hợp; + Khuyến khích mọi thành viên gia đình tham gia; + Trả lời rõ câu hỏi của thành viên gia đình; + Không phê phán chê trách; + Chú ý khen ngợi, động viên, khích lệ.
Bước 3: Kết thúc đến thăm gia đình - Kiểm tra lại nhận thức của đối tượng; - Tóm tắt nhắc lại các điều mấu chốt đã giỏo dục và thảo luận; - Tạo điều kiện tiếp tục giúp đỡ giải quyết vấn đề liên quan đến sức khoẻ của gia đình; - Chào hỏi và cảm ơn sự hợp tác của gia đình
Những kinh nghiệm của thày/cô khi đến thăm và thực hiện TT-GDSK tại gia đình?
Lê Thị Tài: ĐT: 0912296229 Email: lettai_578@yahoo.com