1 / 51

GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC CITES

GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC CITES. C ONVENTION ON I NTERNATIONAL T RADE IN E NDANGERED S PECIES OF WILD FAUNA AND FLORA. NỘI DUNG GIỚI THIỆU. CITES là gì Cơ chế hoạt động của CITES Lợi ích của CITES Các đối tác CITES Việt Nam Cơ quan quản lý Cơ quan khoa học Thực thi Công ước. CITES LÀ GÌ.

waldo
Download Presentation

GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC CITES

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC CITES CONVENTION ON INTERNATIONAL TRADE IN ENDANGERED SPECIES OF WILD FAUNA AND FLORA

  2. NỘI DUNG GIỚI THIỆU • CITES là gì • Cơ chế hoạt động của CITES • Lợi ích của CITES • Các đối tác • CITES Việt Nam • Cơ quan quản lý • Cơ quan khoa học • Thực thi Công ước

  3. CITES LÀ GÌ • CITES là Công ước về buôn bán quốc tế những loài động thực vật hoang dã nguy cấp. • Công ước này cũng được biết là Công ước Washington do được ký tại Washington D.C. • Bắt đầu được ký vào tháng 3 năm 1973 và có hiệu lực vào tháng 7 năm 1975.

  4. CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CITES Thành viên thứ 173 là Oman tham gia vào 17/6/2008

  5. NHẬN THỨC CHUNG VỀ CITES • Công chúng: CITES có nhiệm vụ thừa hành pháp luật về động thực vật hoang dã • Cơ quan chức năng: CITES là thêm gánh nặng công việc • Doanh nghiệp: CITES cản trở, rằng buộc họ

  6. CITES • Công ước CITES là công cụ hữu hiệu, bao gồm các quy định về buôn bán quốc tế các loài hoang dã nhằm đảm bảo việc bảo tồn và sử dụng bền vững chúng.

  7. CITES • Công ước CITES là công ước quốc tế gắn động, thực vật hoang dã và việc buôn bán chúng với các công cụ pháp lý nhằm mục đích bảo tồn và sử dụng bền vững chúng.

  8. CITES • CITES là một thỏa thuận giữa các Chính phủ • Mục đích là đảm bảo thằng các loài động, thực vật hoang dã được buôn bán quốc tế không bị khai thác quá mức

  9. HIỂU KHÔNG ĐÚNG VỀ CITES • CITES có tất cả các phương thức bảo tồn các loài hoang dã • CITES chỉ điều chỉnh việc buôn bán những loài nhất định • CITES cấm buôn bán tất cả động vật hoang dã • CITES chỉ nhằm kiểm soát buôn bán quốc tế (một số loài được kiểm soát nghiêm ngặt)

  10. HIỂU KHÔNG ĐÚNG VỀ CITES • CITES kiếm soát buôn bán nội địa • CITES chỉ kiểm soát buôn bán quốc tế • Phụ lục CITES liệt kê toàn bộ những loài nguy cấp của thế giới • CITES chỉ gồm những loài có thể bị đe dọa tuyệt chủng do buôn bán quốc tế.

  11. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CITES

  12. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CITES • Công ước thiết lập một khung luật pháp quốc tế và cơ chế thủ tục chung cho việc ngăn chặn việc buôn bán quốc tế vì mục đích thương mại các loài nguy cấp, kiểm soát hiệu quả buôn bán quốc tế các loài khác.

  13. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CITES • Khung luật pháp và cơ chế kiểm soát chung được sử dụng ở 173 quốc gia, kiểm soát và giám sát việc buôn bán quốc tế tài nguyên hoang dã.

  14. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CITES

  15. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CITES • Hội nghị các nước thành viên thông qua các nghị quyết để hướng dẫn việc thực hiện Công ước và các quyết định cung cấp các chỉ dẫn chuyên biệt cho từng vấn đề thực hiện Công ước trong thời gian ngắn hạn: • Hiện có 82 Nghị quyết 65 Quyết định có hiệu lục

  16. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CITES • Công ước và các phụ lục CITES là công cụ pháp lý, nhưng đòi hỏi phải có luật pháp quốc gia.

  17. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CITES • Luật pháp quốc gia cần quy định: • Thiết lập một cơ quan quản lý và một cơ quan khoa học CITES. • Cấm buôn bán các mẫu vật vi phạm công ước • Xử phạt các trường hợp vi phạm công ước • Cho phép bắt giữ các mẫu vật động thực vật bị buôn bán, chế biến trái phép

  18. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CITES • Cơ quan quản lý CITES chịu trách nhiệm các biện pháp hành chính thực hiện Công ước (Pháp luật, giấy phép, báo cáo hàng năm, liên lạc với các cơ quan khác). • Cơ quan Khoa học CITES chịu trách nhiệm trong việc khuyến nghị cơ quan quản lý CITES trong việc quản lý xuất, nhập khẩu động vật, thực vật mà không làm suy giảm nguồn tài nguyên, và các phương pháp khoa học khác trong việc kiểm soát,giám sát buôn bán

  19. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CITES • Các loài thuộc diện quản lý của CITES được đưa vào 3 Phụ lục: • Phụ lục I: Các loài có nguy cơ tuyệt chủng • Phụ lục II: Các loài chưa có nguy cơ tuyệt chủng nhưng việc buôn bán chúng cần được kiểm soát để tránh nguy cơ tuyệt chủng • Phụ lục III: Bao gồm các loài mà quốc gia yêu cầu các nước thành viên khách hỗ trợ bảo vệ

  20. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CITES • Phụ lục I: Buôn bán quốc tế vì mục đích thương mại bị cấm hoàn toàn • Phụ lục II: Các loài được phép buôn bán nhưng được kiểm soát • Phụ lục III: Được phép buôn bán trong điều kiện có kiểm soát (ít chặt chẽ hơn loài phụ lục II)

  21. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CITES • Phụ lục I: Buôn bán quốc tế vì mục đích thương mại bị cấm hoàn toàn • Phụ lục II: Các loài được phép buôn bán nhưng được kiểm soát • Phụ lục III: Được phép buôn bán trong điều kiện có kiểm soát (ít chặt chẽ hơn loài phụ lục II)

  22. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CITES • Phụ lục I: Gồm khoảng 800 loài động, thực vật • Phụ lục II: Gồm 32.500 loài động, thực vật • Phụ lục III: 170 loài động thực vật hoang dã

  23. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CITES • Hội nghị các nước thành viên là tổ chức duy nhất có quyền quyết định việc đưa các loài vào, ra khỏi Phụ lục I,II. • Bất kỳ đề xuất sửa đổi, các loài thuộc phụ lục đòi hỏi ít nhất 2/3 các nước thành viên bỏ phiếu thông qua. Các đề xuất do các nước thành viên đề xuất.

  24. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CITES • CITES kiểm soát xuất khẩu, nhập khẩu và tái xuất động vật, thực vật sống, chết, các bộ phận, dẫn xuất với chỉ các loài nằm trong Phụ lục • Việc kiểm soát được thực hiện dựa trên hệ thống giấy phép, chứng chỉ dựa trên một số các điều kiện cụ thể. • Đối với loài phụ lục I, II điều kiện quan trọng nhất là việc buôn bán không ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài trong tự nhiên.

  25. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CITES • Giấy phép xuất khẩu: • Chỉ được cấp khi, chỉ khi cơ quan Khoa học cites khẳng định việc xuất khẩu không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài. • Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp • Mẫu vật sống được vận chuyển theo cách không làm độn vật bị thương, tác động xấu đến sức khỏe.

  26. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CITES • Giấy phép nhập khẩu (với loài phụ lục I): • Chỉ được cấp khi, chỉ khi cơ quan Khoa học cites khẳng định việc nhập không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài. • Tái xuất khẩu: • Được cấp khi đảm bảo loài được nhập phù hợp với các điều khoản của công ước CITES

  27. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CITES • Các loại giấy chứng chỉ khác, được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt: • Mẫu vật tiền công ước • Mục đích triển lãm • Nhập nội từ biển • Trao đổi khoa học • Giấy chứng chỉ nguồn gốc loài phụ lục III

  28. LỢI ÍCH CỦA CITES

  29. LỢI ÍCH CỦA CITES • Quy định hiệu quả và phù hợp của việc buôn bán đối với bảo tồn và sử dụng bền vững. • Tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại, bảo tồn, luật pháp, thừa hành pháp luật, quản lý tài nguyên và khoa học bảo tồn. • Tham gia các vấn đề toàn cầu trong bảo tồn và quản lý động vật hoang dã

  30. CÁC ĐỐI TÁC

  31. CÁC ĐỐI TÁC TRONG BẢO TỒN • Công ước CITES liên quan đến một số công ươc khác như: • Công ước đa dạng sinh học CBD • Công ước Basel • Công ước Ramsar • Công ước về loài di cư CMS • Công ước quốc tế về kiểm soát cá voi

  32. CÁC ĐỐI TÁC TRONG BẢO TỒN Công ước CITES liên quan đến các tổ chức như: • Tổ chức Hải quan thế giới • Cảnh sát quốc tế Interpol • Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới UNEP • Mạng lưới TRAFFIC • Tổ chức IUCN

  33. CÁC ĐỐI TÁC TRONG NƯỚC • Cơ quan CITES • Hải quan • Cảnh sát • Tòa án • Các cơ quan quản lý tài nguyên như Kiểm lâm, thủy sản.

  34. THỰC THI CITES TẠI VIỆT NAM

  35. THỰC THI CITES TẠI VIỆT NAM • Việt Nam trở thành thành viên CITES ngày 20/4/1994 • Để thực hiện công ước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2006/NĐ-CP, ngày 14/8/2006 về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và quá cảnh động thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm.

  36. VIỆN SINH THÁI VÀ TNSV TT NGHIÊN CỨU TN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP THỰC THI CITES TẠI VIỆT NAM BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CỤC BẢO VỆ KHAI THÁC NLTS CƠ QUAN QUẢN LÝ CITES HẢI QUAN, CÔNG AN CƠ QUAN BẢO VỆ NGUÔN LỢI THỦY SẢN TỈNH CHI CỤC KIỂM LÂM CÁC TỈNH

  37. CHỨC NĂNG CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ CITES VIỆT NAM • Nhiệm vụ của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam: • Đại diện cho Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện các quyền và nghĩa vụ của nước thành viên Công ước CITES. • Chủ trì, phối hợp với các Cơ quan khoa học CITES và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực thi Công ước CITES tại Việt Nam. • Tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về Công ước CITES. • Đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES. • Công bố danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES, được thay đổi sau Hội nghị các nước thành viên. • Cấp, thu hồi chứng chỉ CITES, giấy phép CITES, giấy phép xuất, nhập khẩu mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

  38. CHỨC NĂNG CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ CITES VIỆT NAM • Đăng ký với Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế các trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tạiPhụ lục I của Công ước CITES đủ điều kiện xuất khẩu. • Kiểm tra các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo vì mục đích thương mại; các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Nghị định này. • Hướng dẫn xử lý mẫu vật quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES bị tịch thu theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước CITES. • Phối hợp với các bên có liên quan tổ chức đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ quan quản lý, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan theo quy định của Công ước CITES và pháp luật Việt Nam.

  39. CHỨC NĂNG CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ CITES VIỆT NAM • Cơ quan quản lý CITES Việt Nam được kiểm tra hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm tại nhà ga hàng không, nhà ga đường sắt, cảng biển, khu vực cửa khẩu. • Nhà nước đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ cho hoạt động của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.

  40. CƠ QUAN KHOA HỌC CITES VIỆT NAM • Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật • Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam • Viện Nghiên cứu Hải sản • Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường.

  41. CƠ QUAN KHOA HỌC CITES VIỆT NAM • Tư vấn khoa học cho Cơ quan quản lý CITES, các cơ quan quản lý liên quan về các vấn đề sau: • Thực trạng quần thể, vùng phân bố, mức độ nguy cấp, quý, hiếm của các loài động vật, thực vật hoang dã trong tự nhiên. • Tên khoa học các loài động vật, thực vật, giám định mẫu vật động vật, thực vật hoang dã. • Trung tâm cứu hộ, chăm sóc mẫu vật sống, nơi sinh sống phù hợp để thả động vật hoang dã bị tịch thu.

  42. CƠ QUAN KHOA HỌC CITES VIỆT NAM • Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã; thẩm định các dự án về nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã. • Được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam uỷ quyền để kiểm tra các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo, các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật. • Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo liên quan đến việc thực thi Công ước CITES. • Soạn thảo tài liệu khoa học, các đề xuất liên quan đến việc thực thi Công ước CITES; chuẩn bị các báo cáo theo yêu cầu của Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế.

  43. THỰC HIỆN CITES Ở VIỆT NAM • Cấp phép: Hàng năm cơ quan quản lý CITES cấp hàng nghìn giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật động thực vật hoang dã theo quy định: • Các loài chủ yếu được gây nuôi sinh sản như: trăn, rắn nước, cá sấu, khỉ đuôi dài, các loài bò sát nhỏ... • Các loài thực vật như phong lan, cẩu tích, thạch hộc.

  44. THỰC HIỆN CITES Ở VIỆT NAM • Tuyên truyền, tập huấn: • Thường xuyên phối hợp với các tổ chức, cơ quan tập huấn cho các lực lượng như công an, hải quan, quản lý thị trường, kiểm lâm. • Xây dựng các tài liệu tuyên truyền tại sân bay, các nhà hàng về bảo vệ động thực vật hoang dã. • Đưa các thông tin liên quan lên Website

  45. THỰC HIỆN CITES Ở VIỆT NAM • Hợp tác quốc tế: • Thường xuyên phối hợp với ban thư ký CITES cập nhật các thông tin liên quan • Tham dự dầy đủ hội nghị các nước thành viên (Cop) • Đăng cai tổ chức hội nghị Ủy ban động vật • Tham gia mạng lưới thực thi luật về buôn bán động, thực vật hoang dã của ASEAN (ASEAN-WEN). • Tham gia mạng lưới kiểm soát buôn bán voi (MIKE) • Hợp tác với Trung Quốc, Lào, Campuchia trong kiểm soát buôn bán trái phép động thực vật hoang dã

  46. THỰC HIỆN CITES Ở VIỆT NAM • Quản lý các trại nuôi, cơ sở trồng cấy nhân tạo động, thực vật hoang dã: • Năm trại nuôi cá sấu nước ngọt đã được đăng ký quốc tế, hàng năm xuất khẩu trên 35 nghìn con. • Hướng dẫn các Cơ quan địa phương quản lý hàng trăm cơ sở gây nuôi sinh sản động vật hoang dã như trăn, khỉ, các loài bò sát nhỏ... • Lợi nhuận xuất khẩu động vật từ các trại nuôi hàng triệu USD/năm

  47. THỪA HÀNH PHÁP LUẬT

  48. Frozen Pangolin confiscated by customs in Hai Phong port

  49. Live pangolin confiscated by Hatinh provincial FPD in combined with police

More Related