250 likes | 581 Views
Chuyên đề KỸ NĂNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM. A. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Vì sao phải xây dựng kế hoạch chủ nhiệm - Khắc phục thói quen làm việc theo kinh nghiệm, tùy tiện. - Giúp giáo viên tự tin, bản lĩnh hơn trong công tác chủ nhiệm. 2. Phân loại - Kế hoạch năm học; - Kế hoạch tháng;
E N D
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Vì sao phải xây dựng kế hoạch chủ nhiệm - Khắc phục thói quen làm việc theo kinh nghiệm, tùy tiện. - Giúp giáo viên tự tin, bản lĩnh hơn trong công tác chủ nhiệm. 2. Phân loại - Kế hoạch năm học; - Kế hoạch tháng; - Kế hoạch tuần; - Kế hoạch học kì - Kế hoạch hoạt động hè(nếu có)
I. KẾ HOẠCH NĂM HỌC 1.Những căn cứ để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm - Nghị quyết của Đảng, những chỉ thị của nhà nước (Ta chỉ chọn những nội dung, cơ sở pháp lý gần gũi với công tác giáo dục). - Các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của ngành. - Kế hoạch năm học của trường, của tổ chủ nhiệm. - Tình hình thực tế của địa phương,trường, lớp.
I. KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2.Những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm - Đảm bảo tính mục đích; - Đảm bảo tính khoa học; - Đảm bảo tính cụ thể, đo được; - Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi; - Đảm bảo tính linh hoạt; - Đảm bảo tính dân chủ; - Đảm bảo tính hệ thống, nhất quán.
I. KẾ HOẠCH NĂM HỌC 3.Qui trình xây dựng kế hoạch chủ nhiệm - GVCN lập dự thảo kế hoạch chủ nhiệm; - Thông qua, lấy ý kiến đóng góp của tổ chủ nhiệm, của tập thể lớp; - Điều chỉnh, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch; - Gởi dự thảo cho BGH phê duyệt; - Công bố và thực hiện kế hoạch.
I. KẾ HOẠCH NĂM HỌC 4. Cấu trúc kế hoạch chủ nhiệm Trong quá trình lập kế hoạch, các câu hỏi cơ bản sau đây sẽ được trả lời: - Lớp chúng ta đang ở đâu? - Lớp chúng ta sẽ đi tới đâu? - Lớp chúng ta sẽ làm gì? Làm như thế nào? Bằng phương tiện nào để tới được đó? - Làm thế nào để biết lớp chúng ta đi đúng hướng và tới đích?
I. KẾ HOẠCH NĂM HỌC 1. • Đặc điểm, tình hình - Bối cảnh năm học - Thuận lợi - Khó khăn
HĐ 1 • Thầy/ cô nêu sơ lược về đặc điểm tình hình của năm học ở vùng địa phương mình đang công tác ? - Bối cảnh năm học - Thuận lợi - Khó khăn
Kết luận hoạt động 1 - Chủ trương của nhà nước, Chỉ thị năm học của Bộ, Kế hoạch năm học của Sở, của Trường...sẽ đem lại những lợi thế gì cho chúng ta? • Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương có giúp gì cho nhà trường hay không? - Môi trường địa phương xung quanh trường có tác động gì đến công tác giáo dục HS hay không?
Kết luận hoạt động 1(tiếp) - Sự quan tâm của Ban giám hiệu, của các giáo viên bộ môn, của chi hội cha mẹ học sinh… có giúp gì cho lớp chúng ta hay không? - Lớp chúng ta có những điểm mạnh nào cần phát huy, điểm yếu nào cần khắc phục? - Cá tính, nhân cách của GVCN, cán bộ lớp, học sinh nào đó của lớp……có những nổi trội hoặc khiếm khuyết gì so với người khác, lớp khác?
I. KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, biện pháp - Các nhiệm vụ giáo dục gồm: hạnh kiểm; học tập; lao động và hướng nghiệp; văn, thể, mỹ; giáo dục học sinh cá biệt; quan hệ với PHHS. - Khi xác định mục tiêu cần chú trọng đến kết quả cuối cùng, cụ thể, cần đạt, có thể đo lường được. Thí dụ: Cuối năm học có 95% học sinh lên lớp thẳng, sau khi thi lại không có học sinh nào lưu ban; không có học sinh nào bị xếp hạnh kiểm yếu. Xếp hạng khối từ hạng 3 trở lên, xếp hạng trường từ hạng 10 trở lên….. - Biện pháp hành động phải cụ thể, hiệu quả, mang tính giáo dục cao và được sự nhất trí của tập thể lớp.
I. KẾ HOẠCH NĂM HỌC 3. Chỉ tiêu và các danh hiệu phấn đấu Chỉ tiêu phải có tính khả thi, có tính phấn đấu, được tập thể nhất trí cao. Chỉ tiêu phải được xây dựng dựa trên kết quả của các năm học trước và chỉ tiêu đăng kí của nhà trường. 4. Đề xuất với cấp trên Nêu những đề xuất cụ thể nhằm hỗ trợ tốt cho công tác chủ nhiệm.
II. KẾ HOẠCH THÁNG 1. Nguồn thông tin để lập kế hoạch tháng - Các công việc trong kế hoạch năm; - Công tác chủ điểm trong từng tháng; - Các công việc tháng trước còn tồn lại; - Các công việc mới phát sinh do trường giao thêm cho Lớp, Chi đoàn…
II. KẾ HOẠCH THÁNG 2. Nội dung kế hoạch tháng - Phần các công việc cụ thể gồm: nội dung công việc, thời gian thực hiện, người thực hiện. - Các công việc chưa xác định được cụ thể nhưng phải làm trong tháng. Tùy theo điều kiện và tùy theo chủ điểm tháng mà ta có thể chủ động tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề mang tính nội bộ hoặc mời các chuyên gia báo cáo; tổ chức tham quan chuyên đề…...
III. KẾ HOẠCH TUẦN 1. Nguồn thông tin để lập kế hoạch tuần - Các công việc trong kế hoạch tháng; - Các công việc trong tuần trước chưa thực hiện xong; - Các công việc mới phát sinh do Trường giao thêm cho Lớp, Chi đoàn…
III. KẾ HOẠCH TUẦN 2. Nội dung kế hoạch tuần - Phần các công việc cụ thể gồm: nội dung công việc, thời gian thực hiện, người thực hiện, kết quả. - Các công việc chưa xác định được cụ thể nhưng phải làm trong tuần.
IV. KẾ HOẠCH SƠ KẾT HỌC KÌ I - Phần các công việc cụ thể gồm: nội dung công việc, thời gian thực hiện, người thực hiện, kết quả. - Các công việc chưa xác định được cụ thể nhưng phải làm trong học kỳ 2.
V. KẾ HOẠCH SƠ KẾT HỌC KÌ II - Phần các công việc cụ thể gồm: nội dung công việc, thời gian thực hiện, người thực hiện, kết quả. - Các công việc chưa xác định được cụ thể nhưng phải làm trong hè.
VI. KẾ HOẠCH HÈ ( NẾU CÓ) • - Phần các công việc cụ thể gồm: nội dung công việc cần làm trong hè, thời gian thực hiện, người thực hiện, kết quả.