630 likes | 1.68k Views
*. Giới thiệu về bài học: a. Vị trí của bài học : Bài giảng Chủ nghĩa duy vật khoa học trong môn học Chính trị (90 tiết) . Bài giảng này nằm ở tiết giảng 02. Chương trình này giảng dạy cho đối tượng là học sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp .
E N D
*. Giới thiệu về bài học: a. Vị trí của bài học: Bài giảng Chủ nghĩa duy vật khoa học trong môn học Chính trị (90 tiết). Bài giảng này nằm ở tiết giảng 02. Chương trình này giảng dạy cho đối tượng là học sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp. b. Ý nghĩa của bài học: Là bài học tạo tiền đề cho các bài học tiếp theo của chương trình, và là một trong những bài học quan trọng của chương trình. c. Điều kiện tiên quyết: Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông.
BÀI 1: CHỦ NGHĨA DUY VẬT KHOA HỌC (tt)
Hình 1 Hình 2 Hình 3
3. Vận động của vật chất a. Định nghĩa vận động Theo Ăng-ghen: “Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”
Hê-ra-cờ-lít (triết gia Hy Lạp cổ đại) “Con người ta không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” Có nghĩa rằng: thế giới luôn vận động biến đổi không ngừng
3. Vận động của vật chất b.Nguồn gốc của vận động Chủ nghĩa duy tâm: Từ “thần linh”, “thượng đế”, “ý niệm tuyệt đối”
3. Vận động của vật chất b.Nguồn gốc của vận động Quan điểm của triết học Mác – Lênin Vận động của vật chất là sự vận động tự thân, do mâu thuẫn bên trong. Vận động còn do sự tác động qua lại giữa các yếu tố, các bộ phận khác nhau trong bản thân sự vật, hay giữa sự vật này với sự vật khác.
3. Vận động của vật chất c. Những hình thức của vận động
HÌNH B HÌNH C HÌNH A HÌNH D HÌNH E
c. Các hình thức của vận động Vận động cơ học Vận động vật lý 5 hình thức vận động cơ bản Vận động hóa học Vận động sinh học Vận động xã hội
XÃ HỘI SINH HÓA LÝ CƠ 3. Vận động của vật chất Mối quan hệ giữa các hình thức vận động của vật chất
Mối liên hệ giữa các hình thức vận động • Các hình thức vận động khác nhau về chất cho nên không được quy hình thức này vào hình thức khác. • Các hình thức vận động có mối liên hệ phát sinh và chuyển hóa cho nhau. • - Các hình thức vận động cao nảy sinh từ hình thức vận động thấp ( không có chiều ngược lại)
Trong thời đại ngày nay, vận động được chia làm 3 nhóm chính: • Tự nhiên vô sinh với đặc trưng là vận động lý, hóa. • Tự nhiên hữu sinh với đặc trưng là vận động sinh học. • Xã hội với đặc trưng vận động là hoạt động của con người.
3. Vận động của vật chất d. Vận động và đứng im Triết học Mác – Lênin cho rằng: - Vận động là tuyệt đối - Đứng im là tương đối
Vận động là tuyệt đối vì: Vận động là phương thức tồn tại, là thuộc tính cố hữu của vật chất, nên không ở đâu, lúc nào có vật chất mà không có vận động.
Đứng im là tương đối vì: Không có đứng im tương đối thì không thể có sự vật riêng lẻ, xác định, do vậy không thể nhận thức được bất cứ cái gì. Đứng im chỉ xảy ra với một hình thức vận động, có tính chất cá biệt. Đứng im chỉ xảy ra trong một quan hệ nhất định, có tính chất riêng lẻ. Biểu hiện một trạng thái vận động: vận động trong thăng bằng, bảo tồn cấu trúc, sự vật chưa biến đổi
4. Không gian và thời gian Chủ nghĩa duy tâm cho rằng: không gian – thời gian là hình thức tri giác chủ quan của con người qui định, là hệ thống liên kết chặt chẽ các chuỗi cảm giác. Chủ nghĩa duy vật siêu hình cho rằng: không gian – thời gian tồn tại khách quan, nhưng đó là sự tồn tại “trống rỗng” không gắn với vật chất vận động a. Những quan điểm khác nhau
4. Không gian và thời gian Không gian: Là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt “quảng tính”. Thời gian: Là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt “trường tính”. b. Quan điểm của triết học Mác - Lênin
Quan hệ giữa không gian, thời gian với vật chất vận động • Không gian, thời gian là thuộc tính và gắn liền với vật chất vận động. Vật chất vận động là vận động trong không gian thời gian • Không có không gian, thời gian thuần túy tồn tại ngoài vật chất vận động. Không có vật chất vận động ngoài không gian và thời gian.
Vậy không gian, thời gian, và vận động đều là những thuộc tính cố hữu của vật chất
Thời gian chỉ có một chiều Truyện của Nguyễn Ngọc Thuần Truyện của Nguyễn Nhật Ánh
* Ý nghĩa phương pháp luận: Nghiên cứu sự vật, hiện tượng phải đặt chúng trong trạng thái biến đổi không ngừng. Luôn đặt sự vật, hiện tượng muốn xem xét trong không gian và thời gian nhất định, đó là quan điểm lịch sử cụ thể
Câu 1. Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vận động? Trảlời: a. Vận động là sự tự thân vận động của vật chất, không được sáng tạo ra và không mất đi b. Vận động là sự đẩy và hút của vật thể 10 c. Vận động được sáng tạo ra và có thể mất đi 5 d. Vận động là do ý niệm tuyệt đối 0
Câu 2:Trường phái triết học nào quan niệm vận động và đứng im không tách rời nhau? Trảlời: a. Chủ nghĩa duy vật chất phác b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình 10 d. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan 5 0
Câu 3: Trường phái triết học nào quan niệm không gian và thời gian là do thói quen của con người quy định? Trả lời: a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan c. Chủ nghĩa duy tâm khách quan 10 d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng 5 0
Câu 4: Một trong những hình thức tồn tại của vật chất là: Trả lời: a. Phát triển b. Vận động c. Phủ định 10 d. Chuyển hóa 5 0