1 / 60

Microsoft Excel

Microsoft Excel. TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ HỒNG NGỰ KHOA CÔNG NGHệ THÔNG TIN. Giới thiệu. Là một chương trình ứng dụng thuộc bộ chương trình Microsoft Office Là một công cụ mạnh để thực hiện các bảng tính chuyên nghiệp

zorana
Download Presentation

Microsoft Excel

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Microsoft Excel TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ HỒNG NGỰ KHOA CÔNG NGHệ THÔNG TIN Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  2. Giới thiệu • Là một chương trình ứng dụng thuộc bộ chương trình Microsoft Office • Là một công cụ mạnh để thực hiện các bảng tính chuyên nghiệp • Được ứng dụng rộng rãi trong môi trường doanh nghiệp nhằm phục vụ các công việc tính toán thông dụng bằng các công thức tính toán đơn giản, không cần phải xây dựng các chương trình. Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  3. Khởi động Microsoft Excel • Cách 1: Khởi động ứng dụng từ biểu tượng trên Desktop. • Cách 2: Start  Programs  Microsoft Office  Microsoft Office Excel • Cách 3: Start  Run  excel.exe Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  4. Giao diện của chương trình MS Excel Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  5. Thoát khỏi Microsoft Excel • Trên cửa sổ Microsoft Excel, chọn menu File  Exit. • Nhấn tổ hợp phím tắt Alt + F4. • Nhấn nút Close trên thanh tiêu đề Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  6. Định dạng dữ liệu và phép toán • Các khái niệm • Các kiểu dữ liệu • Định dạng dữ liệu • Các phép toán Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  7. Các khái niệm • Workbook • Worksheet • Hàng (Row) • Cột (Column) • Ô (Cell) • Các loại địa chỉ Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  8. Workbook • Là một tệp tin của chương trình bảng tính Excel • Mỗi Workbook có thể chứa trên 10000 sheets khác nhau. • Quy định số lượng sheet xuất hiện khi tạo mới một Workbook trong mục chọn Tools Options General,tại mụcSheet in new workbook chọn số lượng Sheet. Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  9. Worksheet • Là một Sheet, tức là một bảng tính nằm trong Worksbook • Mỗi Workbook phải có ít nhất một Worksheet. • Có 256 cột (Column) và 65536 dòng (Row) và giao giữa hàng và cột là ô (Cell) được xác định bởi địa chỉ ô Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  10. Hàng (Row) • 1 sheet có 65.536 dòng được đánh số 1 -> 65536 • Cột chứa các tên hàng gọi là Row heading, ở biên trái của bảng tính đứng ngay phía trước cột A (dùng để đánh số thứ tự cho dòng). Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  11. Cột (Column) • Mỗi một Sheet có 256 cột được đánh dấu từ A  IV. • Dòng chứa tên cột gọi là Column Heading, ở trên cùng của bảng tính, được dùng để đánh số thứ tự cho cột. Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  12. Ô (Cell) • Ô: Là vị trí giao của hàng và cột, được xác định bởi địa chỉ ô. Địa chỉ ô được xác định theo tên cột, rồi mới đến tên hàng. Ví dụ : A4, N3, … • Ô hiện hành : là ô đang chứa con trỏ ô. Khi thao tác (nhập dữ liệu hoặc gọi một lệnh) mà không chọn cùng trước thì thao tác đó sẽ chỉ tác động đến ô hiện hành. • Vùng (Range) : Là tập hợp các ô được chọn và có dạng hình chữ nhật. Địa chỉ của một vùng được xác định bởi địa chỉ của ô góc trái trên và ô góc phải dưới. Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  13. Các loại địa chỉ • Địa chỉ tương đối • Là địa chỉ sẽ thay đổi trong quá trình sao chép công thức chứa địa chỉ ô. Khi sao chép công thức của ô nguồn sẽ thay đổi tương ứng với khoảng cách giữa vùng nguồn và vùng đích. • Địa chỉ này được viết dưới dạng: [Cột][Dòng] • Địa chỉ tuyệt đối • Là địa chỉ sẽ không thay đổi khi sao chép công thức chứa địa chỉ này đến địa chỉ khác trên bảng tính. • Địa chỉ này được viết dưới dạng: $[Cột]$[Dòng] • Địa chỉ hỗn hợp • Là địa chỉ sẽ theo đổi theo phương (hoặc chiều) và khoảng cách khi sao chép dữ liệu từ vùng nguồn đến vùng đích. • Địa chỉ này được viết dưới dạng: $[Cột][Dòng], [Cột]$[Dòng]  Để chuyển đổi giữa các kiểu, nhấn phím F4 Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  14. Các kiểu dữ liệu • Kiểu chuỗi (Text) • a  z, A  Z, 0  9, các ký tự khác: “, ?, <, >, ... • Theo mặc định, kiểu Text được canh trái • Những dữ liệu chuỗi dạng số như: số điện thoại, số nhà, mã số, .v.v. khi nhập vào phải bắt đầu bằng dấu nháy đơn (') và không có giá trị tính toán. Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  15. Các kiểu dữ liệu (tt) • Kiểu số (Number) • 0 9, các dấu +, - , (, *, $ • Mặc định, định dạng kiểu General, canh phải trong ô • Kiếu Number có các định dạng sau: • Số chưa định dạng(Gerneral). • Số đã được định dạng theo kiêu số(Number). • Số ở dạng tiền tệ(Currency). • Số ở dạng kế toán(Accounting). Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  16. Các kiểu dữ liệu (tt) • Số ở dạng ngày (Date). • Số ở dạng giờ(Time). • Số phần trăm %(Percentage). • Số ở dạng chuỗi (Text). • Số ở dạng phân số(Fraction). • Số ở dạng khoa học(Scientific). • Số ở dạng đặc biệt(Special) như mã điện thoại, mãvùng… • Một số được khai báo khác(Custom). Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  17. Các kiểu dữ liệu (tt) • Kiểu logic: • Chỉ nhận giá trị TRUE(đúng) hoặc FALSE (sai) • Thường dùng các phép so sánh để nhận kết quả logic Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  18. Các kiểu dữ liệu (tt) • Kiểu công thức • Bắt đầu bằng dấu (=), (+), (-) • Chứa các phép toán hoặc các hàm Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  19. Định dạng dữ liệu • Định dạng kiểu số: • Cùng 1 giá trị, nhưng kiểu số có nhiều kiểu hiển thị khác nhau. • Dữ liệu số được định dạng trong ô phụ thuộc vào 2 thành phần: • Dạng số (Category) • Kiểu định dạng (Format Code). Các định dạng số bao gồm số (Number), số phần trăm (Percentage), tiền tệ (Currency), ngày tháng (Date)... Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  20. Định dạng dữ liệu (tt) • Các kiểu định dạng số: • Cách 1: Sử dụng hộp thoại • Chọn vùng dữ liệu muốn định dạng. • Vào menu Format  Cells... hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + 1, xuất hiện hộp thoại • Cách 2: Sử dụng thanh công cụ Formating Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  21. Định dạng dữ liệu (tt) • Thiết lập Font chữ mặc định trong MS Excel: • Tools  Option, chọn tab General, chọn Font chữ tại mục Standard Font, chọn kích thước chữ trong mục Size. • Định dạng Font chữ • Chọn vùng dữ liệu muốn định dạng. • Vào menu Format  Cells...(hoặc có thể kích chuột phải tại khối đã chọn và nhấn chọn mục Format Cells...) • Trong cửa sổ Format Cells, chọn làm việc trên thẻ Font: Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  22. Định dạng dữ liệu (tt) • Định dạng vị trí dữ liệu trong ô • Dữ liệu trong ô được định dạng mặc định theo kiểu dữ liệu được nhập vào. Dữ liệu hiển thị trong ô có thể được canh theo chiều ngang của ô (Horizontal), được canh theo chiều cao của ô (Vertical) và trải dữ liệu theo chiều ngang hay chiều dọc (Orientation). • Để định dạng dữ liệu, chúng ta tiến hành theo từng bước sau: • Chọn vùng dữ liệu muốn định dạng. • Vào menu Format/Cells...(hoặc có thể kích chuột phải tại khối đã chọn và nhấn chọn mục Format Cells...) Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  23. Định dạng dữ liệu (tt) Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  24. Các phép toán • Các phép toán số học: • %: Toán tử phần trăm. • ^: Toán tử mũ hay còn gọi là lũy thừa. • *, /: Toán tử nhân, chia. • +, -: Toán tử cộng, trừ. • Phép toán nối chuỗi: • Phép toán nối chuỗi dùng để nối các chuỗi thành 1 chuỗi duy nhất • Phép toán có dạng: & • Ví dụ: “Đại”&” “&“Học” Đại Học • Phép toán so sánh: • > lớn hơn< nhỏ hơn • = bằng <> khác nhau • >= lớn hơn hoặc bằng <= nhỏ hơn hoặc bằng Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  25. Các thao tác cơ bản • Thao tác với tập tin bảng tính • Quản lý Worksheet • Các thao tác trên Worksheet Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  26. Thao tác với tập tin bảng tính • Tạo tập tin • Lưu tập tin • Mở tập tin có sẵn • Đóng tập tin đang mở Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  27. Quản lý Worksheet • Chèn thêm Worksheet • Click chuột phải trên tên các Worksheet trong danh sách  chọn Insert  Chọn Worksheet. Nhấn OK. • Đổi tên Worksheet: • Click phải chuột trên Worksheet cần đổi tên  Rename. • Copy/Move Worksheet: • Click chuột phải trên Worksheet cần sao chép, chọn Move or Copy Sheet, xuất hiện hộp thoại Move or Copy • Xóa Worksheet: • Click chuột phải trên Worksheet cần xóa  Delete Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  28. Các thao tác trên Worksheet • Di chuyển con trỏ trên Worksheet • Các phím mũi tên, Tab, Shift-Tab: di chuyển con trỏ giữa các ô • Enter: Kết thúc việc nhập liệu. • Home: Đưa con trỏ về ô đầu hàng hiện hành • Ctrl-Home: Dời con trỏ về ô đầu tiên A1 • Ctrl-End: Dời con trỏ về nơi cuối cùng có dữ liệu • PageUp/PageDown: Dời con trỏ lên/xuống 1 trang màn hình • Alt-Enter: Xuống hàng trong cùng một ô trong quá trình nhập liệu Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  29. Các thao tác trên Worksheet (tt) • Chọn vùng • Chọn 1 ô • Chọn 1 vùng • Chọn cột • Chọn hàng • Chọn toàn bộ ô trong Sheet Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  30. Các thao tác trên Worksheet (tt) • Nhập và hiệu chỉnh dữ liệu • Kích chuột vào ô cần nhập, nhập dữ liệu và kết thúc bằng phím ENTER, hoặc phím TAB hoặc phím mũi tên. • Để hiệu chỉnh dữ liệu, kích đôi chuột vào ô cần hiệu chỉnh (hoặc nhấn phím F2). Sau khi sửa xong nhấn phím ENTER. • Sao chép dữ liệu • Chọn vùng dữ liệu muốn sao chép. • Nhấn tổ hợp phím Ctrl – C. • Di chuyển con trỏ đến ví trí cần sao chép  nhấn tổ hợp phím Ctrl – V. Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  31. Các thao tác trên Worksheet (tt) • Di chuyển dữ liệu • Chọn vùng dữ liệu muốn di chuyển. • Nhấn tổ hợp phím Ctrl-X • Di chuyển con trỏ đến nơi cần chuyển  nhấn Ctrl – V. Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  32. Các thao tác trên Worksheet (tt) • Xóa dữ liệu • Chọn vùng dữ liệu cần xóa  nhấn phím Delete • Chèn thêm dòng/cột • Chọn dòng/cột ở vị trí sau của dòng/cột mới  nhấp phải chuột và chọn Insert. • Xóa dòng/cột: • Chọn dòng/cột muốn xóa  chọn Delete • Hiệu chỉnh độ rộng dòng/cột: • Rê chuột đến vị trí giao giữa 2 dòng/cột, con trỏ sẽ xuất hiện mũi tên 2 chiều, nhấp và giữ chuột trái khi di chuyển chuột. Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  33. Sử dụng một số hàm thông dụng • Giới thiệu • Hàm xử lý dữ liệu dạng số • Hàm xử lý dữ liệu dạng chuỗi • Hàm xử lý dữ liệu ngày giờ • Hàm xử lý dữ liệu dạng Logic • Hàm thống kê • Hàm tra cứu và tham chiếu Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  34. Giới thiệu • Hàm (Funtion) là những công thức định sẵn nhằm thực hiện một yêu cầu tính toán nào đó. Kết quả trả về của một hàm có thể là một giá trị cụ thể tùy thuộc vào chức năng của hàm hoặc một thông báo lỗi. • Cú pháp hàm: • =[tên hàm](danh sách đối số) • Tên hàm: là các hàm được xây dựng sẵn trong Excel. • Danh sách đối số: là các giá trị được truyền vào để hàm thực hiện một chức năng, công việc nào đó. Đối số có thể là hằng số, chuỗi, địa chỉ ô, địa chỉ vùng hoặc những hàm khác Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  35. Giới thiệu (tt) • Một số lưu ý khi sử dụng hàm • Tên hàm không phân biệt chữ hoa hoặc chữ thường, phải viết đúng theo cú pháp • Nếu hàm có nhiều đối số thì các đối số phải đặt cách nhau bởi phân cách (dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy) • Hàm không có đối số cũng phải có dấu “( )”. VD: hàm Now() • Các hàm có thể lồng nhau nhưng phải đảm bảo cú pháp của hàm. Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  36. Các hàm sử lý dữ liệu dạng số • Hàm ABS: • Cú pháp: ABS(number) • Chức năng: trả về trị tuyệt đối của Number • Ví dụ: ABS(-5) = 5 • Hàm SQRT • Cú pháp SQRT(number) • Chức năng: trả về căn bậc 2 của Number. • Ví dụ: SQRT(4) = 2 • Hàm INT: • Cú pháp: INT(number) • Chức năng: trả về phần nguyên của Number • Ví dụ: INT(5.9) = 5 Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  37. Các hàm sử lý dữ liệu dạng số (tt) • Hàm MOD: • Cú pháp: MOD(number,divisor) • Chức năng: trả về phần dư của Number chia cho Divisor. • Ví dụ: ABS(5,2) = 1 • Hàm ROUND • Cú pháp ROUND(number,num_digits) • Chức năng: làm tròn giá trị Number đến độ chính xác num_digits. • Ví dụ: SQRT(10.3457,2) = 10.35 • Hàm ROUNDUP, ROUNDDOWN • Cú pháp: ROUNDUP(number,num_digits), ROUNDDOWN(number, num_digits) • Chức năng: làm tròn giá trị number đến num_digits. Roundup (làm tròn lên), Rounddown (làm tròn xuống) • Ví dụ: ROUNDUP(5.42,1) = 5.5, ROUNDDOWN(5.42,1)=5.4 Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  38. Hàm xử lý dữ liệu dạng chuỗi • Hàm LEFT • Cú pháp: LEFT(Text, num_char) • Chức năng: trả về chuỗi con gồm num_char ký tự bên trái Text. • Ví dụ: LEFT(“hello world”,5) = “hello” • Hàm RIGHT • Cú pháp: RIGHT(Text, num_char) • Chức năng: trả về chuỗi con gồm num_char ký tự bên phải Text. • Ví dụ: RIGHT(“hello world”,5) = “world” • Hàm MID • Cú pháp: MID(Text, start_num, num_char) • Chức năng: trả về chuỗi con gồm num_char ký tự bắt đầu từ ký tự start_num. • Ví dụ: MID(“hello world”,3,3) = “llo” Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  39. Hàm xử lý dữ liệu dạng chuỗi (tt) • Hàm UPPER • Cú pháp: UPPER(Text) • Chức năng: Chuyển Text sang chữ in hoa • Ví dụ: UPPER(“hello world”) = “HELLO WORLD” • Hàm LOWER • Cú pháp: LOWER(Text) • Chức năng: Chuyển Text sang chữ thường • Ví dụ: LOWER(“Hello WorLD”) = “hello world” • Hàm PROPER • Cú pháp: PROPER(Text) • Chức năng: Chuyển Text sang chữ hoa đầu từ • Ví dụ: PROPER(“hello world”) = “Hello World” Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  40. Hàm xử lý dữ liệu dạng chuỗi (tt) • Hàm TRIM(Text) • Cú pháp: TRIM(Text) • Chức năng: Trả về chuỗi Text đã cắt bỏ khoảng trắng thừa • Ví dụ: TRIM(“ Hello World ”) = “Hello World” • Hàm LEN • Cú pháp: LEN(Text) • Chức năng: trả về chiều dài của chuỗi Text • Ví dụ: LEN(“hello world”) = 11 • Hàm VALUE • Cú pháp: VALUE(Text) • Chức năng: Chuyển đổi chuỗi Text sang kiểu số • Ví dụ: Value(“2008”) = 2008 Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  41. Hàm xử lý dữ liệu ngày giờ • Hàm TODAY • Cú pháp: TODAY() • Chức năng: Trả về ngày hiện hành của hệ thống • Ví dụ: TODAY() = “06/10/2010” • Hàm NOW: • Cú pháp: NOW() • Chức năng: Trả về ngày giờ hiện hành của hệ thống • Ví dụ: NOW() = “06/10/2010 10:42” • Hàm WEEKDAY: • Cú pháp: WEEKDAY(serial_number, return_type) • Chức năng: Trả về số thứ tự của ngày Serial_Number trong tuần. Return_type = 1: Từ 1: Chủ nhật  7 (Thứ bảy) Return_type = 2: Từ 1: Thứ 2  7 (Chủ nhật) Return_type = 3: Từ 0: Thứ 2  6 (Chủ nhật) Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  42. Hàm xử lý dữ liệu ngày giờ (tt) • Hàm DAY • Cú pháp: DAY(serial_number) • Chức năng: trả về giá trị là ngày trong chuỗi • Ví dụ: DAY(“01/04/2010”) = 1 • Hàm MONTH • Cú pháp: MONTH(serial_number) • Chức năng: trả về giá trị là tháng trong chuỗi • Ví dụ: MONTH(“01/04/2010”) = 4 • Hàm YEAR • Cú pháp: YEAR(serial_number) • Chức năng: trả về giá trị là năm trong chuỗi • Ví vụ: YEAR(“01/04/2010”) = 2010 Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  43. Hàm xử lý dữ liệu ngày giờ (tt) • Hàm HOUR, MINUTE, SECOND • Cú pháp: [Tên hàm](serial_number) • Chức năng: hàm dùng để tách giờ/phút/giây từ serial_number • Ví dụ: HOUR(“11:59:30”) = 11, SECOND(“11:59:30”) = 30 • Hàm DATE • Cú pháp: DATE(year,month,day) • Chức năng: Hiển thị các đối số ở dữ liệu kiểu ngày • Ví dụ: DATE(10/1/29) = 29/1/2010 • Hàm TIME • Cú pháp: TIME(hour,minute,second) • Chức năng: hiển thị các đối số dưới dạng giờ • Ví dụ: TIME(17,30,01) = 17:30:01 hoặc 5:30 PM Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  44. Hàm xử lý dữ liệu dạng logic • Hàm AND • Cú pháp: AND(logical1,logical2,...) • Chức năng: dùng để kiểm tra tính đúng đắn của tất cả biểu thức • Ví dụ:AND(1>2,3>2) = FALSE • Hàm OR • Cú pháp: OR(logical1, logical2,...) • Chức năng: dùng để kiểm tra tính đúng đắn của 1 biểu thức • Ví dụ: AND(1>2, 3>2)=FALSE • Hàm NOT: • Cú pháp: NOT(logical) • Chức năng: phủ định của biểu thức logic • Ví dụ: NOT(1>2) = TRUE Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  45. Hàm xử lý dữ liệu dạng logic (tt) • Hàm IF • Cú pháp: IF(logial,result1, result2) • Chức năng: Dùng để kiểm tra điều kiện logial và trả kết quả result1 nếu biểu thức điều kiện TRUE và trả kết quả result2 nếu biểu thức điều kiện là FALSE. • Ví dụ: IF(DIEM>=5, “ĐẠT”,“HỎNG”). Nếu DIEM=5, kết quả trả về là “DẠT”. Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  46. Hàm thống kê • Hàm MAX: • Cú pháp: MAX(number1, number2,...) • Chức năng: trả về giá trị lớn nhất trong danh sách đối số • Ví dụ: MAX(10,20,3) = 20 • Hàm MIN: • Cú pháp: MIN(number1, number2,...) • Chức năng: trả về giá trị nhỏ nhất trong danh sách đối số • Ví dụ: MIN(10,20,3) = 3 • Hàm AVERAGE: • Cú pháp: AVERAGE(number1, number2,...) • Chức năng: trả về giá trị trung bình cộng của các đối số. • Ví dụ: AVERAGE(10,20,30) = 20 Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  47. Hàm thống kê (tt) • Hàm SUM • Cú pháp: SUM(value1,value2,...) • Chức năng: Tính tổng của các đối số • Ví dụ: SUM(1,2) = 3 • Hàm COUNT: • Cú pháp: COUNT(value1, value2,...) hoặc COUNT(Range) • Chức năng: dùng để đếm số lượng ô có giá trị kiểu số • Ví dụ: COUNT(2,ab,5,8) = 3 • Hàm COUNTA • Cú pháp: COUNTA(value1,value2,...) hoặc COUNTA(Range) • Chức năng: dùng để đếm số lượng ô có chứa dữ liệu • Ví dụ: COUNTA(2,ab,5,8) = 4 Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  48. Hàm thống kê (tt) • Hàm COUNTBLANK • Cú pháp: COUNTBLANK(Rang) • Chức năng: đếm số lượng ô rỗng trong vùng • Hàm RANK: • Cú pháp: RANK(number,ref,order) • Chức năng: sắp xếp thứ tự của số number trong vùng tham chiếu ref dựa theo cách sắp xếp order. order = 0: sắp thứ tự giảm dần order ≠ 0: sắp thứ tự tăng dần • Hàm SUMIF: • Cú pháp: SUMIF(range, criteria, [sum_range]) • Chức năng: dùng để tính tổngcác ô trong range thỏa mãn điều kiện criteria Range: vùng tính tổng, criteria: vùng chứa điều kiện, sum_range: vùng tính tổng Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  49. Hàm thống kê (tt) • Hàm COUNTIF • Cú pháp: COUNTIF(Range, criteria) • Chức năng: đếm số lượng ô trong vùng thỏa mãn điều kiện criteria Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

  50. Hàm tra cứu và tham chiếu • Hàm VLOOKUP • Cú pháp: VLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup]) • Chức năng: Hàm này dùng để trả về giá trị cho ô hiện hành dựa vào lookup_value và table_array. Excel đem lookup_value dò vào cột đầu tiên trong bảng dò, nếu tìm thấy thì trả về dữ liệu ở col_index_num trên bảng dò phụ thuộc vào cách dò. Nếu range_lookup =1(true), dò theo khoảng; nếu range_lookup =0 (false) dò chính xác • Lưu ý: • Bảng dò thường được chọn là địa chỉ tuyệt đối. • Có thể lồng các hàm khác vào trong hàm Vlookup. • Lỗi #N/A: dò tìm không có giá trị • Lỗi #REF: cột tham chiếu không tồn tại trong bảng dò. Giáo trình giảng dạy Microsoft Excel

More Related