140 likes | 319 Views
Lớp đào tạo của AuthorAID về kỹ năng viết trong lĩnh vực nghiên cứu. Bangladesh Tháng 5/2009. Phần thảo luận. Barbara Gastel, MD, MPH Texas A&M University bgastel@cvm.tamu.edu. Phần Thảo luận. Là một phần khó viết hơn, bởi vì bạn có nhiều lựa chọn để nói
E N D
Lớp đào tạo của AuthorAID về kỹ năng viết trong lĩnh vực nghiên cứu Bangladesh Tháng 5/2009
Phần thảo luận Barbara Gastel, MD, MPH Texas A&M University bgastel@cvm.tamu.edu
Phần Thảo luận • Là một phần khó viết hơn, bởi vì bạn có nhiều lựa chọn để nói • Thường bắt đầu bằng một tóm tắt ngắn gọn những kết quả chính tìm được • Cần phải trả lời những câu hỏi đã nêu ra trong phần Giới thiệu
Phần Thảo luận:Một số nội dung • Hạn chế của nghiên cứu • Ví dụ: quy mô mẫu nhỏ, hoạt động tiếp theo (follow-up) quá ngắn, dữ liệu không hoàn chỉnh, có thể có sự không khách quan, các vấn đề trong quá trình thí nghiệm • Nên đề cập đến những hạn chế của nghiên cứu hơn là để người duyệt bài và người đọc cho rằng bạn không biết về chúng • Nếu những hạn chế không làm ảnh hưởng đến kết luận của nghiên cứu, thì bạn có thể giải thích tại sao
Phần Thảo luận:Một số nội dung (tiếp) • Mối quan hệ với kết quả nghiên cứu của những người khác - ví dụ: • Sự tương đồng với những kết quả trước đây (của chính bạn, của người khác, hoặc cả hai) • Sự khác biệt so với những kết quả trước đây • Những nguyên nhân có thể của sự tương đồng và khác biệt đó
Phần Thảo luận:Một số nội dung (tiếp) • Ứng dụng và ý nghĩa – ví dụ: • Khả năng sử dụng kết quả (trong nông nghiệp, y học, công nghiệp, chính sách công cộng, v.v.) • Mối quan hệ của kết quả nghiên cứu với các lý thuyết hoặc mô hình: • Các kết quả có ủng hộ chúng không? • Các kết quả có bác bỏ chúng không? • Các kết quả có đề xuất sự thay đổi nào không?
Phần Thảo luận:Một số nội dung (tiếp) • Những nghiên cứu khác cần có – ví dụ: • Để giải quyết những câu hỏi chưa được trả lời • Để giải quyết những câu hỏi mới nảy sinh từ các kết quả tìm được • Các nội dung khác
Thảo luận (tiếp) • Thường đi từ những điều cụ thể đến tổng thể (ngược với phần Giới thiệu) • Trong một số tạp chí, sau phần này là phần Kết luận • Trong một số bài viết ngắn, phần này được gọi là “Bình luận” thay vì “Thảo luận”
Ví dụ về một phần Bình luận (Thảo luận ngắn) • Trong bài viết ngắn sau: Pitkin RM, Burmeister LF. Prodding tardy reviewers: a randomized comparison of telephone, fax, and e-mail. JAMA 2002;287:2794-2795.
Đã có nhiều bài viết và ý kiến chỉ trích sự chậm chễ của hệ thống chuyên gia duyệt bài truyền thống, nhưng thật ngạc nhiên là mọi người rất ít quan tâm đến vấn đề của các chuyên gia duyệt bài chậm chạp này. Bishop1 chỉ nêu ra rằng “các tạp chí nên có một mẫu thư giục những vị trọng tài không nộp báo cáo đúng thời hạn này.” (còn tiếp)
Có nhiều quan điểm khác nhau giữa các biên tập viên của tạp chí chúng tôi với những biên tập viên khác mà chúng tôi liên hệ về việc làm cách nào thúc đẩy những chuyên gia duyệt bài chậm. Gọi điện được cho là cách thể hiện sự cấp bách và sự quan trọng. Liên hệ qua fax được cho là cung cấp một bằng chứng xác thực, nếu người nhận không có mặt, thì có thể sẽ có người có trách nhiệm khác xem bản fax đó. E-mail là phương tiện liên lạc cá nhân
và có nhiều người ủng hộ, và một số người cho rằng cách này có khả năng nhận được hồi đáp cao hơn. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi cho thấy, hiệu quả của 3 cách tiếp cận này không khác nhau nhiều tại một tạp chí chuyên ngành. Dù hình thức liên hệ là gì, thì hai phần ba số chuyên gia duyệt bài chậm đều phúc đáp chúng tôi bằng cách nộp lại bản báo cáo duyệt bài trong vòng 7 ngày.
Phần thảo luận: một đề xuất • Xem phần Thảo luận của một số bài trong tạp chí mục tiêu của bạn. • Chú ý đến các yếu tố sau: • Độ dài • Loại nội dung • Cách tổ chức • Những cụm từ thường dùng • Trích dẫn tài liệu tham khảo • Sử dụng những phần Thảo luận này là mẫu cho bạn.