220 likes | 541 Views
PHƯƠNG PHÁP HỎI ĐÁP - TÁI HIỆN THÔNG BÁO. Trường Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh Bộ môn : Lý luận dạy học sinh học Khoa Sinh học Đề tài: GVHD: Cô Nguyễn Thị Vân SVTH: Phạm Thị Trà My
E N D
PHƯƠNG PHÁP HỎI ĐÁP - TÁI HIỆN THÔNG BÁO Trường Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh Bộ môn : Lý luận dạy học sinh học Khoa Sinh học Đề tài: GVHD: Cô Nguyễn Thị Vân SVTH: Phạm Thị Trà My Phạm Thị Nga Đặng Thị Tuyết Nguyễn Kim Sa Nguyễn Thị Bích Ngọc K33 năm học 2009-2010 Lớp: Sinh III Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2009
PHƯƠNG PHÁP HỎI ĐÁP • Thực chất đây là phương pháp mà trong đó thầy đặt ra một hệ thống các câu hỏi để trò lần lượt trả lời, đồng thời có thể trao đổi qua lại .Qua hệ thống hỏi đáp trò lĩnh hội được nội dung bài học vì ở phương pháp này hệ thống câu hỏi câu trả lời là nguồn kiến thức chủ yếu .
Ở phương pháp này trò không tiếp thu bài một cách thụ động mà ở một mức độ tích cực sang tạo nhất định tìm ra kiến thức mới.Khi trả lời câu hỏi học sinh phải nhớ lại kiến thức đã có,sử dụng các thao tác logic như phân tích ,tổng hợp so sánh ,khái quát hóa… để gia công tài liệu,tìm lời giải đáp đúng nhất. Căn cứ vào tính chất nhận thức của người học có thể chia làm 2 hình thức hỏi đáp chính sau: • Phương pháp hỏi đáp- tái hiện thông báo • Phương pháp hỏi đáp –tìm tòi bộ phận
PHƯƠNG PHÁP HỎI ĐÁP – TÁI HIỆN THÔNG BÁO • Bản chất của phương pháp: • Giáo viên nêu câu hỏi học sinh trả lời trực tiếp. • Câu trả lời của học sinh chỉ cần nhớ lại một cách chính xác sát những gì giáo viên đã tổ chức, biểu diễn trước đó . Kiến thức có sẵn, hay mô tả lại chính xác kết quả quan sát được.
2. Ưu - nhược điểm của phương pháp: • Ưu điểm: • Phương pháp hỏi đáp-tái hiện thông báo đựơc sử dụng phổ biến khi ôn tập, kiểm tra hoặc khi tài liệu học tập đòi hỏi phải ghi nhớ chính xác các hành động, các số liệu, các sự kiện…. • Phương pháp này có hiệu quả nhất trong hỏi đáp các câu hỏi tái hiện với các câu hỏi tìm tòi. • Nhược điểm: • Khi trả lời học sinh không phải suy luận, chỉ cần nhớ máy móc nên phương pháp này ít có tác dụng rèn luyện trí thông minh và không phải học sinh nào cũng nhớ chính xác được kiến thức cũ.
A.Tình huống sử dụng: a) Khi ôn tập,củng cố kiến thức: • Sau khi học xong chương I:THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO giáo viên tổ chức cho học sinh ôn tập lại kiến thức cũ bằng hệ thống các câu hỏi liên quan đến các bài đã học: • Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống ? Cho ví dụ về ảnh hưởng của việc thiếu các nguyên tố vi lượng ở người. • Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở những hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không?
Nêu cấu trúc và chức năng của các loại cacbonhydrat và lipit? • Tơ nhện , tơ tằm, tóc và thịt gà, thịt lợn đều cấu tạo từ protein nhưng chúng rất khác nhau về đặc tính.Dựa vào những kiến thức đã học hãy giải thích sự khác nhau đó… • Nêu đặc điểm và cấu trúc của AND giúp chúng thực hiện được những chức năng mang ,bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền?
b) Khi học bài mới: Học bài 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ • Gv cho học sinh xem đoạn phim về chu trình nhân lên của virut và hỏi một số câu hỏi sau: • Xem đoạn phim và cho Gv biết có bao nhiêu giai đoạn trong một chu trình nhân lên của virut? • Nêu đặc điểm của từng giai đoạn. • Các câu hỏi này yêu cầu học sinh mô tả lại chính xác những gì quan sát được trong đoạn phim. • Khi làm thực hành bài 15 :MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZYME • Phần thí nghiệm với enzyme catalaza.GV tiến hành làm thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính của enzym catalaza sau đó giáo viên yêu cầu học sinh mô tả lại thí nghiệm và kết quả quan sát được.
c) Kiểm tra • Sau khi học xong chương II CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO giáo viên cho làm bài kiểm tra 15 phút (hoặc một tiết) có câu hỏi : • Nêu các đặc điểm chung của tế bào nhân sơ?Kích thước nhỏ đem lại lợi thế gì cho tế bào nhân sơ? • Thành tế bào vi khuẩn có chức năng gì? • Nêu vai trò của vùng nhân đối với tế bào vi khuẩn. • Trình bày cấu trúc và chức năng của bộ máy Golghi ở tế bào nhân thực. • Nêu các điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
* Kiểm tra bài cũ: • Khi dạy bài 6:Axit nucleic giáo viên kiểm tra bài hôm trước đã dạy là bài 5 PROTEIN Gv đặt ra các câu hỏi: • Protein có bao nhiêu loại cấu trúc? • Hãy nêu đặc điểm của các loại cấu trúc của protein ? Nếu cấu trúc bậc 1 của protein bị thay đổi thì chức năng của protein có thay đổi không?
d) Dạy bài mới nhưng có liên quan đến kiến thức đã học: Khi dạy phần II. MIỄN DỊCH Bài 32: BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH (SH10-CB) Trừ các đặc điểm của miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu, các cơ chế của miễn dịch đặc hiệu là những điều mà học sinh chưa được học nhưng học sinh đã biết nhiều về các bệnh truyền nhiễm trong thực tế và các khái niệm về miễn dịch, kháng nguyên – kháng thể, tương tác giữa kháng nguyên kháng thể … học sinh đã được học trong chương trình lớp 8 ở bài: “BẠCH CẦU –MIỄN DỊCH ” (SGK lớp 8 trang 45). Đây là điều kiện để giáo viên sử dụng một cách có hiệu quả phương pháp hỏi đáp – tái hiện thông báo .
Sau khi học phần I. BỆNH TRUYỀN NHIỄM học sinh biết được bệnh truyền nhiễm là gì, phương thức lây truyền , các bệnh truyền nhiễm thường gặp , giáo viên tiếp tục sang phần II: Miễn dịch. • Nội dung của phần II .Miễn dịch gồm: 1.Miễn dịch không đặc hiệu: 2.Miễn dịch đặc hiệu: a) Miễn dịch thể b) Miễn dịch tế bào
Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận thức bằng hệ thống câu hỏi sau: 1. GV: Tại sao xung quanh ta có rất nhiều vi khuẩn – vi sinh vật gây bệnh nhưng đa số chúng ta vẫn sống khỏe mạnh ? HS: Do trong cơ thể chúng ta có hệ miễn dịch. 2. GV: Các em đã học bài bạch cầu – miễn dịch ở lớp 8, hãy cho cô biết miễn dịch là gì? HS: Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. 3. GV: Trong cơ thể chúng ta có hệ miễn dịch để chống lại vi sinh vật và hệ này được chia làm 2 loại: miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.
2. Miễn dịch không đặc hiệu: 4. GV: Các em đã học bài “ Bạch cầu – miễn dịch” ở sinh học lớp 8, hãy cho cô biết thế nào là miễn dịch bẩm sinh hay miễn dịch tự nhiên? HS: Con người không bao giờ bị mắc các bệnh của một số động vật như toi gà, lở mồm long móng của heo, trâu bò … đó là miễn dịch bẩm sinh.
5. GV: nghiên cứu SGK và cho cô biết thế nào là miễn dịch không đặc hiệu và cho biết một vài ví dụ về hệ thống miễn dịch tự nhiên trong cơ thể . HS: Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh. Ví dụ như da và niêm mạc, hệ thống nhung mao, nước mắt, nước tiểu, dịch axit trong dạ dày, bạch cầu… 6. GV: Loại miễn dịch này sinh ra đã có và nó có đặc điểm sau: Không đòi hỏi có sự tiếp xúc trước kháng nguyên. Phát huy vai trò khi miễn dịch đặc hiệu chưa phát huy tác dụng.
2) Miễn dịch đặc hiệu: 7. GV: Hãy cho biết thế nào là kháng nguyên, kháng thể, nguyên tắc tương tác của kháng nguyên kháng thể ? HS: kháng nguyên là chất lạ, thường là protein, có khả năng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể. Kháng thể là protein đựơc sản xuất ra để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ. Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể theo cơ chế chìa khóa ổ khóa. 8. GV:Nghiên cứu SGK cho cô biết miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi nào? Có mấy loại? HS: Miễn dịch đặc khi có kháng nguyên xâm nhập. Có 2 loại: miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
a) Miễn dịch thể dịch: 9. GV:Nghiên cứu SGK cho cô biết miễn dịch thể dịch là gì? • HS: Miễn dịch thể dịch là miễn dịch sản xuất ra kháng thể, kháng thể này nằm trong thể dịch ( máu, sữa, dịch bạch huyết). b) Miễn dịch tế bào: 10. GV: Nghiên cứu SGK cho cô biết thế nào là miễn dịch tế bào? • HS: Miễn dịch tế bào là miễn dịch có sự tham gia của tế bào T độc ( có nguồn gốc từ tuyến ức ).
11. GV: Nghiên cứu SGK cho cô biết cơ chế tác dụng của miễn dịch tế bào? • HS: Tế bào T khi phát hiện ra tế bào bị nhiễm thì nó sẽ tiết ra protein độc để làm tan tế bào nhiễm nhiễm,khiến virut không nhân lên đựơc. 12. GV: Hãy kể tên 1 số bệnh do virut gây ra. Đối với các bệnh này thì miễn dịch tế bào hay miễn dịch thể dịch đóng vai trò chủ lực? Vì sao? • HS: Một số bệnh do virut gây ra như ho gà, sởi, bại liệt…. Trong các bệnh do virut, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực, vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể.
13. GV: Dựa vào kiến thức đã học hãy phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.
Các câu hỏi 2,4,7,12 ,13 là các câu hỏi đáp tái hiện • Các câu hỏi 3,6 là các thông báo của giáo viên • Trong hệ thống câu hỏi trên thì:
Kết luận • Kết luận: Phương pháp hỏi đáp-tái hiện thông báo là cơ sở để học sinh hình thành kiến thức mới ,bản thân phương pháp này không hình thành kiến thức mới cho học sinh.Tuy nhiên vì không phải học sinh nào cũng nhớ thật chính xác các kiến thức đã học nên quá trình dạy học gặp nhiều khó khăn vì vậy cần kết hợp với nhiều phương pháp dạy học khác để đạt được hiệu quả cao nhất.