360 likes | 569 Views
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM. NÓI TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG (DIỄN THUYẾT). CÁC KỸ NĂNG CẦN LUYỆN TẬP. Biên soạn: Th.S Nguyễn Đức Thành. CÂU HỎI THẢO LUẬN. Nêu một vài trường hợp nói trước đám đông mà bạn nhớ nhất (của bạn hoặc của người khác). Điều gì làm cho bạn nhớ?
E N D
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM NÓI TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG (DIỄN THUYẾT) CÁC KỸ NĂNG CẦN LUYỆN TẬP Biên soạn: Th.S Nguyễn Đức Thành
CÂU HỎI THẢO LUẬN • Nêu một vài trường hợp nói trước đám đông mà bạn nhớ nhất (của bạn hoặc của người khác). Điều gì làm cho bạn nhớ? • Bạn sợ những điều gì khi nói trước đám đông? • Bạn vượt qua sự lo ngại diễn thuyết ra sao? • Đâu là cân nhắc đạo đức (nên/không nên nói) khi diễn thuyết?
BẠN THƯỜNG DIỄN THUYẾT KHI NÀO? • Phát biểu thảo luận (discussion) hoặc nghi thức (ceremonial speaking) • Diễn văn chào mừng, khen tặng (testimonial), ca ngợi (eulogy – dành cho người đã mất), chúc mừng (toast, ngắn, thường kèm nâng cốc), trao quà (presentation speeches), chấp nhận (acceptance speeches), động viên (pep talks), sau-cơm-chiều (after-dinner speeches – thường dùng cho các working lunch hoặc working dinner), diễn văn tại lễ phát bằng (commencement speeches) • Trình bày các vấn đề mang tính học thuật, kinh doanh, quảng cáo khuyến mại… • Nghề nói trước đám đông: MC (Master of Ceremony)
Tại sao phải học nói trước đám đông? • Phát biểu thành lời những gì mình hiểu biết, truyền thông điệp đến tai và giúp người nghe hiểu không phải là một quá trình dễ dàng • Nói đúng cách sẽ nâng cao hiệu quả truyền đạt • Diễn thuyết là thời điểm con người tập trung tất cả các tố chất cần thiết: tinh thần và thể chất • Diễn thuyết là một quá trình giao tiếp: Người nói và người nghe cùng tham gia vào việc tạo ra các thông điệp
TÌNH HUỐNG DIỄN THUYẾT • Khán giả (audience): người nghe thường giải thích một thông điệp trong khuôn khổ suy nghĩ và kiến thức của chính họ. Họ cũng là người phản hồi đến người diễn thuyết • Cơ hội (occasion): Cơ hội dành cho chúng ta trong đời rất nhiều, từ trường học đến khi đi làm • Người nói (speaker): bản thân người nói phải chứng tỏ mình • Bài diễn văn (speech): được chuẩn bị kỹ, đi vào trọng tâm, tức phải có thông điệp rõ ràng (clear message) bao gồm rõ mục đích (purpose) và luận điểm (thesis). Bài nói chuyện phải tạo ra bản chất tích cực (Establish positive ethos) – ít nhiều tác động đến suy nghĩ – hành vi của người nghe
Các thành phần của bài diễn văn • Phần giới thiệu (Introduction) phải đảm bảo gây chú ý, cung cấp các luận điểm cần thiết và phải mang tính khái quát cao • Phần chính (body): cung cấp các nội dung chi tiết, hỗ trợ cho các luận điểm. Nội dung cần tuân theo cấu trúc rõ ràng • Kết luận (Conclusion): Liên kết các ý tưởng (Draw together ideas), nhấn mạnh các mấu chốt (strong final note or commend)
THỰC TẬP VIỆC TRUYỀN ĐẠT • Phát triển cách nói và tập nói khi chuẩn bị dàn bài • Giảm thiểu dàn bài (dành chỗ cho các ngôn từ ngẫu hứng riêng) • Phát triển ngôn từ chính xác nhằm giới thiệu và kết luận • Bắt chước các điều kiện mà bạn sẽ diễn thuyết
PHẦN II:BẢN CHẤT CỦA CÁC QUÁ TRÌNH DIỄN RA KHI NÓI TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG • Nghe: Một điều không dễ dàng • Suy nghĩ: Sự vận dụng các giác quan và năng lực tập trung • Phản hồi: Các thái độ của người nghe đối với người nói (và ngược lại)
NGHE • Lắng nghe (hearing): một quy trình cảm nhận theo đó sóng âm truyền đến não và con người nhận thức được • Nghe (Listening): vận hành tình thần liên quan đến xử lý sóng âm, giải thích ý nghĩa, lưu ý nghĩa vào bộ nhớ • Vì sao nghe không dễ dàng? Người nghe xao lãng, khả năng chú ý hạn chế, chưa nghe kỹ đã nhảy đến kết luận, bị phân tâm… • Làm sao để nghe cẩn thận: Lập lược đồ (mapping) các ý tưởng chính, các luận điểm chính, các mối liên hệ + Ghi chép các ý chính, từ ngữ chủ yếu, dàn bài, viết tắt, ý kiến đánh giá
SUY NGHĨ TRỌNG TÂM • Do dự, khó tin những điều quyết đoán • Phân biệt giữa sự kiện (facts) và ý kiến (opinions) • Mở rộng các ý tưởng mới • Liên kết ý tưởng mới với những gì đã biết • Hình thành các giả định
PHẢN HỒI TỪ KHÁN GIẢ • Các biểu hiện phản hồi từ khán giả giúp người nói xác định hiệu quả chuyển giao thông điệp, từ đó có động thái đối phó thích hợp • Tuy nhiên, đừng quá lệ thuộc vào biểu hiện của khán giả
THẢO LUẬN • Điều gì giúp bạn thu lợi khi nghe cẩn thận và có trọng điểm các bài học trong lớp? • Điều gì làm cho việc nghe một bài giảng trở nên khó khăn? • Đứng dưới góc độ là một giảng viên, bạn sẽ làm gì trong các tình huống đó để sinh viên nghe bài giảng của bạn dễ hơn và có lợi hơn?
PHẦN III: PHÂN TÍCH KHÁN GIẢ KHI CHUẨN BỊ BÀI DIỄN THUYẾT Theo các góc độ: • Nhân chủng: độ tuổi, độ lớn, độ không đồng nhất, tình nguyện hay bắt buộc, thành phần • Văn hóa: Bao gồm các quan niệm về lợi ích, giá trị và niềm tin, hiểu biết trước đó, kiến thức và kinh nghiệm chung, sự khác biệt về văn hóa… • Tâm lý:chú ý một cách chọn lọc và biểu lộ chọn lọc
NGƯỜI TA CÓ KHUYNH HƯỚNG • Xem kinh nghiệm của mình là có hệ thống, có ý nghĩa và ổn định • Xem các sự kiện đều có nguyên nhân và hậu quả, nhưng lại đơn giản hóa quan hệ nhân quả • Xem người khác có trách nhiệm với hành vi của họ • Giải thích sự vật theo cách mà nhóm tham chiếu làm, theo đó nhận thức theo khuôn khổ các phạm trù tương tự
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT KHÁN GIẢ? • Phương pháp phân tích: kiến thức trước đây, phỏng vấn, đọc tài liệu, quan sát, tập trung vào khán giả • Tự đánh giá phê phán: Bạn biết gì? Thông tin đáng tin đến đâu? Khoảng cách còn lại? Kinh nghiệm/kiến thức, niềm tin và giá trị của bạn có giống khán giả không? • Hay luôn duy trì sự thật trong bạn trong khi cũng lưu ý cân nhắc các đặc tính của khán giả
THẢO LUẬN • Nếu bạn đang chuẩn bị một bài diễn văn về vấn đề an toàn thực phẩm học đường, có điều gì khác biệt nếu như khán giả của bạn là: • Học sinh lớp 3? • Các bậc cha mẹ? • Ban Giám Hiệu trường Đại học? • Sinh viên đại học? • Học sinh cấp 3
PHẦN IV: PHÁT TRIỂN NỘI DUNG • Xác định mục đích trình bày • Tìm kiếm và phát hiện những tài liệu hỗ trợ cho bài diễn văn của bạn • Các tài liệu phải đảm bảo: phát triển chuyên môn + có thể dùng làm chứng cứ hay hỗ trợ ý tưởng + cung cấp các ví dụ minh họa làm cho các ý tưởng của bạn rõ ràng, dễ hiểu + thích hợp hơn với khán giả
CÁC LOẠI TÀI LIỆU HỖ TRỢ • Kinh nghiệm cá nhân (personal experience) • Kiến thức tổng quát (common knowledge) • Quan sát trực tiếp (Direct observation) • Ví dụ minh họa một trường hợp chuyên biệt (ví dụ ngắn, giả định, giai thoại, điển cứu (case study))… • Tài liệu thống kê, chứng thực (thông tin hay ý kiến của người khác), phỏng vấn • Các ấn phẩm: sách, báo chí, tạp chí, ấn phẩm nhà nước (luật, thông tư, nghị định, …), tự điển, bách khoa toàn thư (encyclopedia), fact books, biographical references, tập bản đồ… • Tài liệu điện tử
TÌM KIẾM TÀI LIỆU (ĐIỆN TỬ) • Thông tin trên mạng rất phong phú và đa dạng: ấn bản điện tử so với ấn bản in (paper back), báo điện tử, trang web, các dạng file lưu trữ • Tìm kiếm trên web: sử dụng browsers lượt web, dùng công cụ tìm kiếm (search engines) để tìm kiếm dữ liệu điện tử (electronic database) • Cần chú ý: độ tin cậy của tài liệu, ai tạo ra website, năng lực của tác giả, mục đích của website, nội dung website phản ánh tính chất gì? Thông tin có xác nhận được không? Ngày cập nhật • Thảo luận: Hãy nêu trên các search engines thông dụng nhất hiện nay và các phương thức tìm kiếm tài liệu hiệu quả nhất đối với bạn
TỔ CHỨC BÀI DIỄN VĂN: Dẫn Nhập • Dẫn nhập: Nhằm thu hút sự chú ý và hứng thú của khán giả, làm rõ mục đích hay luận điểm của bài diễn văn, khái quát hóa hướn trình bày của bạn • Các loại dẫn nhập: Kể 1 câu chuyện, dùng loại suy, hỏi những câu cường điệu, trích dẫn ai đó, dùng lời đồn đại • Cần đảm bảo: ngắn gọn, kết nối với thân bài
TỔ CHỨC BÀI DIỄN VĂN: thân bài • Lựa chọn các ý tưởng và tài liệu và sắp xếp chúng vào một cấu trúc rõ ràng và hiệu quả. • Tổ chức tốt sẽ giúp khán giả hiểu và nhớ thông điệp, dự đoán và phát triển thông điệp trong tâm trí họ, giúp truyền đạt thông điệp hiệu quả. • Đa số bài diễn văn có từ 2-5 ý tưởng chính. Ý tưởng chính cần đơn giản (simplicity), tách biệt (Discreteness) và có cấu trúc song hành (parallel structure) – cấu trúc và độ dài tương đương nhau, chặt chẽ (coherence) và hoàn chỉnh (completeness)
TỔ CHỨC BÀI DIỄN VĂN: thân bài (tt) • Các ý tưởng chính có mối quan hệ qua lại tương đối • Ý tưởng được trình bày đầu tiên có khuynh hướng dễ nhớ nhất – nên trình bày ý tưởng mạnh nhất (primary effect), các ý tưởng mới (recency effect) nên trình bày cuối (kết thúc bằng 1 sự kiện) vì cũng có khuynh hướng dễ nhớ • Cách tổ chức các ý tưởng có thể theo thứ tự (chronological), không gian (spatial), thể loại hay đề tài (categorical), nhân quả (cause&effect), vấn đề - giải pháp (problem-solution), so sánh – tương phản (comparison & contrast), loại dần (residues – theo quá trình xóa bỏ các khả năng cho đến khi còn lại một khả năng)
TỔ CHỨC BÀI DIỄN VĂN: kết luận • Mục đích: hoàn thành cấu trúc bằng cách đoán trước lúc kết thúc, tóm tắt các ý chính, cố hấp dẫn khán giả lần cuối • Các loại kết luận: tóm tắt, dẫn chiếu vài người vào, tham chiếu cá nhân, thử thách khán giả, cung cấp cách nhìn…
THẢO LUẬN • Phát triển các ý chính sau thành bài nói chuyện trọng 5 phút: • Đại học Nông Lâm cung ứng chương trình học có chất lượng tốt • Theo học ở Đại học Nông Lâm Tp.HCM không đắt lắm, lại có nhiều ngành và không gian ký túc xá thoáng đãng • Khoảng 60% sinh viên Đại học Nông Lâm là từ nông thông
PHẦN V: PHONG CÁCH DIỄN THUYẾT • PHONG CÁCH VIẾT VS. PHONG CÁCH DIỄN ĐẠT MIỆNG • CÁC ĐẶC TÍNH CỦA PHONG CÁCH TÌNH BÀY HIỆU QUẢ
PHONG CÁCH • Toàn bộ thuộc tính của 1 cá nhân do người khác nhìn nhận làm phân việt được cá nhân đó với người khác • Phong cách viết khác phong cách diễn đạt miệng là ở sự khác nhau giữa người đọc và người nghe: Người đọc có thể đọc theo tốc độ họ muốn, có thể quay lui và đọc lại khi cần thiết, tìm những nguồn khác, hoặc thư giản khi độ tập trung của họ yếu đi. Người nghe không kiểm soát được tốc độ hay dừng lại để tìm những nguồn khác hay chờ đến khi độ tập trung của họ tốt hơn
DIỄN ĐẠT BẰNG MIỆNG • Đơn giản hơn phong cách viết, la75p đi lặp lại nhiều hơn, không quá câu nệ tình tiết, dễ phản ánh hơn, liên hệ đến khán giả - bản thân – cấu trúc thông điệp. • Tuy nhiên, diễn đạt bằng miệng cần đảm bảo tính chính xác (accuracy) và phù hợp (appropriateness) với khán giả và hoàn cảnh
CÁC ĐẶC TÍNH CỦA VIỆC TRÌNH BÀY HIỆU QUẢ • Diễn đạt hay trình bày bài diễn văn là việc dùng âm điệu và cơ thể (có kết hợp các phương tiện bỗ trợ như tài liệu, máy chiếu, máy phát âm, phim ảnh…) để chuyển tải thông điệp mong muốn • Diễn đạt có hiệu quả khi giúp khán giả nghe, hiểu, nhớ và hành động theo bài diễn văn • Diễn đạt hiệu quả tạo tính cộng đồng, tức tạo mối liên kết giữa người nói và người nghe • Các yếu tố đảm bảo diễn đạt hiệu quả: giọng nói, tư thế hình thể, các loại hình hỗ trợ nghe nhìn
GIỌNG NÓI • Cường độ (volume) độ lớn vừa phải, điều chỉnh theo phản hồi của khán giả, tập trung vào các ý tưởng bằng cách thay đổi ngữ điệu, dùng loa phóng thanh nếu cần • Liên tục (pitch): Nhịp điệu của âm thanh theo thang âm nhạc. Cần điều chỉnh tính liên tục trong khoảng trung bình để tạo trọng tâm, tránh việc nói đều đều, tạo ngữ điệu vui vẻ bằng cách kiểm soát hơi thở, buông lỏng hai vai và phát âm từ sâu trong cuống họng (phát âm bằng bụng)
GIỌNG NÓI (tt) • Tốc độ (rate): Điều chỉnh theo phản hồi của khán giả, kiểm soát tốc độ bằng nhịp thở và sự thư giãn. Thay đổi tốc độ để lôi cuốn sự chú ý của khán giả • Điểm dừng (pause) các khoảng im lặng trong bài diễn văn có thể cung cấp hiệu quả các trọng điểm và ra dấu chuyển ý cho bài diễn văn, nhưng sẽ mất tác dụng nếu dừng nhiều lần, sai chỗ, không đủ dài… • Phát âm: chú trong cách phát âm, trọng âm, từ địa phương sao cho rõ ràng, rõ tiếng, tránh những tác động xấu không cần thiết.
CƠ THỂ TRONG TRÌNH BÀY • Cơ thể dùng để tăng cường thông điểm, chứ không dùng để gây chú ý vào chính bản thân nó • Cơ thể và sự di chuyển tác động lớn đến ấn tượng của khán giả về diễn giả • Tư thế và dự di chuyển có thể cho thấy sự chuyển ý và tạo hứng thú cho bài diễn văn
CƠ THỂ TRONG TRÌNH BÀY (tt) • Bề ngoài: chú ý cách ăn mặc (nên chỉnh tề hơn khán giả 1 chút), tiến đến bục nói – đi 1 cách tự tin, giao tiếp ánh mắt (eye contact) với khán giả, nhìn và nói một cách tự tin • Di chuyển: có kế hoạch, có mục đích giúp tăng cường thông điệp • Cử chỉ: cần hỗ trợ thông điệp, tự nhiện, nhịp nhàng • Diễn tả vẻ mặt (Facual Espression) • Giao tiếp mắt (Eye contact): nhìn vào khán giả khi nói, không tập trung chỉ 1 đối tượng
CÁC LOẠI HÌNH HỖ TRỢ NGHE NHÌN • Sơ đồ • Biểu đồ • Hình đại diện • Bản đồ • Chủ thể, mô hình • Con người • Bảng đen, giấy, tài liệu phát • Phim đèn chiếu, băng video…
KIỂU TRÌNH BÀY • Trình bày ứng khẩu (impromptu presentation): nói mà không hay chuẩn bị rất ít • Trình bày ghi nhớ: Nói từ 1 bài đã chuẩn bị trước được ghi nhớ • Bài đọc (manuscript presentation): đọc 1 đoạn văn đã chuẩn bị từng từ một • Trình bày tùy hứng (extemporaneous presentation): diễn văn được soạn, chuẩn bị, nhưn không viết ra hay nhớ từng từ một. • Câu hỏi: lợi ích và hạn chế của mỗi kiểu trình bày trên
BÀI TẬP CHUNG • Phát triển một bài diễn văn để trình bày (lựa chọn chủ đề bất kỳ về văn hóa – xã hội) • Tập diễn văn trong đầu • Tập diễn văn bằng lời • Mô phỏng tình huống diễn thuyết • Diễn thuyết trước lớp (theo yêu cầu ngẫu nhiên của giảng viên hoặc chủ động)