370 likes | 596 Views
Khí hậu và sinh vật đất nước Nhật Bản. GVHD: Nguyễn Thị Bình SVTH: Nhóm 8. Nội dung. Khái quát chung Khí hậu Đặc điểm chung Các nhân tố hình thành khí hậu Các vùng khí hậu chủ yếu 4 mùa tại Nhật Bản Tác động đến kt-xh Nhật Bản Sinh vật Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh vật. Động vật
E N D
Khí hậu và sinh vật đất nước Nhật Bản GVHD: Nguyễn Thị Bình SVTH: Nhóm 8
Nội dung • Khái quát chung • Khí hậu • Đặc điểm chung • Các nhân tố hình thành khí hậu • Các vùng khí hậu chủ yếu • 4 mùa tại Nhật Bản • Tác động đến kt-xh Nhật Bản • Sinh vật • Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh vật. • Động vật • Thực vật • Ảnh hưởng đến kt-xh Nhật Bản
Khái quát chung về đất nướcNhật Bản • Là một quốc đảo nằm ở vùng Đông của châu Á. • Lãnh thổ kéo dài từ 45o33’B- 20o25’B • Diện tích: 378.000 km2 • Dân số: 128 triệu người (2006) • Thủ đô: Tokyo • Địa hình: 73% là núi. Ngoài ra còn có các bồn địa, cao nguyên, cụm cao nguyên.
Khí hậu • Đặc điểm chung: • Khí hậu Nhật Bản mang tính chất gió mùa, thay đổi từ Bắc xuống Nam • Có bốn mùa rõ rệt • Có tuyết rơi vào mùa đông
Các nhân tố chi phối khí hậu • Vĩ độ • Nhiệt độ(Nhiệt độ trung bình tháng Giêng -10C ở miền Bắc, 180C ở miền Nam, còn mùa hè từ 17-270C(Bắc-Nam)) • Lượng mưa(Lượng mưa trung bình từ 1000-3000mm/năm) • Gió mùa • Các dòng hải lưu
CÁC VÙNG KHÍ HẬU CHỦ YẾU Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ôn hòa nhưng biến đổi sâu sắc từ Bắc vào Nam. Đặc điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu.
HOKKAIDO Vùng cực Bắc có khí hậu ôn hòa với mùa đông dài và lạnh, mùa hè mát mẻ, lượng mưa không dày đặc nhưng các đảo thường xuyên bị ngập bởi những đống tuyết lớn vào mùa đông
Biển Nhật Bản Trên bờ biển phía Tây đảo Honshu, gió Tây Bắc vào thời điểm mùa đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng Thái Bình Dương dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng do hiện tượng gió Phơn
Cao nguyên trung tâm Một kiểu khí hậu điển hình, với sự khác biệt lớn về khí hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm. Lượng mưa nhẹ
Biển nội địa Seto Các ngọn núi của vùng Chugoku và Shikoku chắn cho vùng khỏi các cơn gió mùa, mang đến khí hậu mát dịu cả năm
Biển Thái Bình Dương Bờ biển phía Đông có mùa đông lạnh với ít tuyết,mùa hè thì nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam
Quần đảo Tây Nam Quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông ấm và mùa hè nóng. Lượng mưa nặng, đặc biệt là vào mùa mưa. Bão ở mức bình thường
Biểu đồ thể hiện đặc trưng khí hậu tại một số thành phố lớn theo Cục Khí Tượng Thủy Văn Nhật Bản
BỐN MÙA TẠI NHẬT BẢN • Tuy mỗi vùng của Nhật Bản có đăc điểm khác nhau, nhưng nhìn chung Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt như sau:
MÙA XUÂN (tháng 3,4,5) • Mùa xuân có những cơn gió ấm áp từ phía Nam đến. Hoa Anh Đào bắt đầu nở rộ
MÙA HÈ (tháng 6,7,8) • Ngoại trừ Hokkaido, mùa mưa tại Nhật Bản thường rơi vào khoảng tháng 6 đến tháng 7. Mùa hè tại Nhật Bản nóng bức và độ ẩm cao
MÙA THU (tháng 9,10,11) • Mùa thu Nhật Bản thường hay có những trận bão, nhất là ở phía Đông
MÙA ĐÔNG (tháng 12,1,2) • Phía Bắc và miền Trung Nhật Bản hứng chịu những cơn bão tuyết
Ảnh hưởng khí hậu đối với ktxh • Thuận lợi: tạo điều kiện phát triển du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản,… • Khó khăn: là nơi hằng năm phải hứng chịu nhiều cơn bão từ TBD đổ vào thiệt hại về người và của. Vào mùa đông thường bị đóng băng gây trở ngại cho việc đánh bắt, sinh hoạt của người dân,…
Sinh vật Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật: • Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm, ánh sáng. • Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp: Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh & thuận lợi. • Nước & độ ẩm: quyết định đến sự sống của sinh vật, tác động trực tiếp đến sự phát triển & phân bố sinh vật. • Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ dẫn đến sự thay đổi sinh vật theo vĩ độ. • Ánh sáng ảnh hưởng mạnh đến sự quang hợp của thực vật.
2. Đất Ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng & phân bố thực vật. Đất là nguồn thức ăn cho thực vật sinh trưởng & phát triển. 3. Địa hình Vành đai sinh vật thay đổi theo độ cao và theo hướng sườn.
Khi chết vi sinh vật phân hủy thành mùn 4. Sinh vật Sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Thực vật là thức ăn cho đ. vật Thực vật là nơi ở của đ. vật Đ. vật ăn cỏ là thức ăn cho đ. vật ăn thịt
5. Con người TÝch cùc Tiªu cùc Tu bổ chăm sóc, bảo vệ có hiệu quả sẽ làm tăng phạm vi phân bố. Khai thác bừa bãi, không qui hoạch làm thu hẹp phạm vi phân bố.
Sinh vật Nhật Bản đa dạng, phong phú.Có sinh vật thuộc đới khí hậu ôn đới, cận nhiệt và sinh vật trên núi và sinh vật đại dương. • Bắt đầu từ thời kỳ Minh Trị, sinh vật đã bị ảnh hưởng do sự du nhập từ các quốc gia khác như châu Âu, Hoa Kỳ, Triều Tiên, Trung Hoa…
Động vật • Có nhiều loài thuộc nhiều đới khí hậu. Tuy Nhật Bản có nhiều loài chim, côn trùng và các loài động vật nhỏ khác nhưng lại không có nhiều loài động vật có vú hoang dã lớn.
Động vật thuộc đới khí hậu ôn đới: gồm có gấu nâu, hươu, nai sừng dẹt, chồn Gibelin, gà gô,… • Động vật thuộc đới khí hậu cận nhiệt gồm: thỏ, rùa, chồn macta, khỉ,…
Ngoài ra, Nhật Bản rất phong phú và đa dạng về các loại động vật biển: cá ngừ, cá mập,… và có những loại rất kì lạ: cá nầu, cua mượn hồn, cá mập hổ,… Cá nầu
Thực vật • Đất đai và khí hậu đa dạng phong phú tuyệt đối về thực vật. • Diện tích Nhật Bản chủ yếu là vùng núi trong khi các vùng bình nguyên thường nhỏ và hẹp. Các cánh đồng được canh tác chiếm 12,3%, diện tích đất trồng cây ăn quả chiếm 1,1% và đất trồng cỏ chiếm 0,2% diện tích quốc gia. Ngược lại, rừng bao phủ tới 66,5% tổng diện tích đất.
Nhật Bản là quê hương của chín loại sinh thái rừng, phản ánh khí hậu và địa lý của các hòn đảo. Nó trải dài từ những rừng mưa nhiệt đới trên quần đảo Ryukyu và Bonin tới các rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rụng trên các vùng khí hậu ôn hòa của các đảo chính, tới rừng ôn đới lá kim vào mùa đông lạnh trên các phần phía Bắc các đảo và hệ thực vật rất phong phú trên núi: lãnh sam, vân sam, tùng, bách, thông, phong,…
Một số loại thực vật có ý nghĩa quan trọng trong nền văn hóa như hoa anh đào, cây thông, cây tre,…
Ảnh hưởng đến kt-xh Nhật Bản • Thuận lợi: Tạo cho Nhật Bản một môi trường sinh thái hấp dẫn tạo điều kiện phát triển du lịch, kinh tế biển,…
Tài liệu tham khảo • SGK Địa lí 11, NXB Giáo Dục, năm 2005 • Bùi Thị Hải Yến, Địa lí kinh tế- xã hội thế giới, NXB Giáo Dục, 2007 • Ông Thị Đan Thanh, Địa lí kinh tế- xã hội thế giới, NXB Đại học sư phạm, 2007 • Web: http://duhoc.viet-sse.vn/2010/10/nhung-sinh-vat-bien-ky-la-cua-nhat-ban • http://www.kobeviet.com/ja/news/142-nhat-ban-trong-cuoc-dau-tranh-bao-ve-nhung-sinh-vat-co-nguy-co-bi-tiet-chung.html
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!!!