1 / 9

Đầu Độc Nhau

Đầu Độc Nhau. Kinh Dị Đặc Sản , Cà Phê Ớn Lạnh và Gừng Trung Quốc. Thưa quí bạn đây là một trong loạt bài giết nhau bằng thực phẩm. Hôm nay tôi xin trích các nguồn tin đàng tin cậy và có thể kiểm chứng về ba thứ nêu trên.

avery
Download Presentation

Đầu Độc Nhau

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Đầu Độc Nhau Kinh Dị Đặc Sản, Cà Phê Ớn Lạnh và Gừng Trung Quốc Thưa quí bạn đây là một trong loạt bài giết nhau bằng thực phẩm. Hôm nay tôi xin trích các nguồn tin đàng tin cậy và có thể kiểm chứng về ba thứ nêu trên. Trước tiên xin đề cập tới “Khô Đặc Sản” kinh khủng đến độ đem phơi ruồi nhặng không dám bu vào. Nhấn space bar hay mouse để đổi trang. Trở về từ phố biển Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), hành trang của đại đa số du khách đều trĩu nặng trước những món đặc sản như mực tẩm, nai khô, rượu ngâm hải mã… Và tất nhiên, không thể thiếu được các món khô cá tẩm như cá thu, cá bò, cá đuối, cá thiều… Chúng tôi dấn thân tìm hiểu quy trình chế biến các loại đặc sản này và bất ngờ phát hiện một sự thật vô cùng… ớn lạnh. của đại đa số du khách đều trĩu nặng trước những món đặc sản như mực tẩm, nai khô, rượu ngâm hải mã… Đặc sản... giá rẻ! Phát hiện hai gói khô cá thu, cá bò tẩm mà một anh bạn đồng nghiệp vừa có chuyến công tác ở Nha Trang gửi tặng đều không ghi hạn sử dụng và nơi sản xuất, chúng tôi nung nấu một chuyến tìm hiểu tận nơi sản xuất ra những mặt hàng đặc sản phổ biến này. Rất may là trong ngay mùa hè này, chúng tôi đã có cơ hội đó.

  2. Nguồn tin http://www1.thanhnien.com.vn/Doisong/2006/8/2/157539.tno  Webpage trong nước Đảo khắp các trung tâm du lịch ở phố biển, ngoài khô mực và cá khô các loại, các món khô cá tẩm được nhiều rất nhiều người ngắm nghía và chọn mua làm quà vì giá rất bình dân. Tại khu vực cầu Xóm Bóng - nơi neo đậu tàu thuyền đưa du khách đi tham quan hồ cá Trí Nguyên, khu chợ Xóm Mới, trên đường Thống Nhất, đường Ngô Gia Tự và dọc theo đường Trần Phú... là tâm điểm tập trung nhiều khách du lịch nên các nơi này cũng có nhiều quầy hàng bày bán đặc sản xứ biển, trong đó, các món khô cá tẩm đóng vai trò chủ lực. Nơi mua bán khô cá tẩm sầm uất nhất ở Nha Trang có lẽ là chợ Đầm. Khô cá thu, cá chai, cá bò, cá mú, cá  bống, cá đuối, cá thiều... được trưng bày trong những bọc kiếng trông rất bắt mắt đã níu chân nhiều du khách. Vẻ sành điệu, một du khách đến từ Đà Lạt vừa lựa hàng vừa quay sang tôi cởi mở: "Khô cá tẩm được chế biến từ các loại cá đặc trưng ở vịnh Nha Trang, các địa phương khác không có những loại cá này đâu. Một gói đặc sản chỉ 20 ngàn đồng, quá rẻ so với vi cá, hải sâm, đẻn biển nên bận nào đến Nha Trang, tui cũng rinh mấy chục bọc về làm quà. Hàng này mà đem lai rai, bén lắm đó!". Sau khi đảo qua gần 70 sạp hàng khô hải sản, cũng như những nơi khác, chúng tôi nhận thấy nhiều gói khô cá, ngoài nhãn mác có dòng chữ "Đặc sản khô cá thu, cá thiều, cá bò..." đều chẳng có thông tin gì thêm. Hỏi sao không thấy ghi nơi sản xuất, nhiều chủ quầy tỏ ra khó chịu. Thật may, lúc ngồi nghỉ chân ven chợ, nghe chúng tôi bàn chuyện, cô chủ quán bỏ nhỏ: "Em trước kinh doanh mặt hàng này nên biết tỏng tòng tong. Ớn lắm. Mấy anh mà mua, ăn vào có ngày á khẩu!". "Em trước kinh doanh mặt hàng này nên biết tỏng tòng tong. Ớn lắm. Mấy anh mà mua, ăn vào có ngày á khẩu!".

  3. Thấy mới thất kinh Hỏi tới, cô hàng nước cho biết thêm: "Nhiều loại khô cá tẩm ở Nha Trang bán cho du khách sản xuất rất mất vệ sinh, bởi vậy, đâu có dám công khai nơi sản xuất đâu anh!", rồi chỉ cho chúng tôi một vài nơi để kiểm chứng. Như được "gãi đúng chỗ ngứa", chúng tôi tìm ngay đến khu dân cư Hòn Rớ thuộc xã Phước Đồng (TP Nha Trang). Sau chuyến thực địa, phải nói là hết hồn. Anh bạn đồng nghiệp ở Báo Khoa học và Đời sống tặc lưỡi: "Bây giờ, có cho tiền cũng không dám rớ vào". Đại bản doanh của lò chế biến khô cá tẩm nằm lộ thiên ngay tại khu vực sát mép biển, nơi có hơn chục phụ nữ, thanh niên, trẻ em đang mê mải lột da, lóc thịt cá trên nền xi măng trong không khí tanh nồng. Sự có mặt của chúng tôi, những người lạ mặt, chẳng làm họ bận tâm. Họ vẫn tỉnh bơ dùng dao lạng những thớ thịt bầy nhầy cho vào thau rồi đưa thành phẩm xuống mép nước biển đen kịt, lều bều hàng mớ cơ quan nội tạng cá trương phình để "rửa cho sạch máu, bớt tanh". Xốc nước vài lần, chị nọ khệ nệ đổ rổ thịt cá đã rửa vào thau nhôm. Một thanh niên da đen nhẻm vốc phèn chua lia lịa cho vào rồi dùng đôi tay còn dính máu cá, lúc này đã khô đen lại, xóc trộn đều. Tôi sáp đến gần bắt chuyện: "Cái này làm món gì?". "Làm khô". "Khô gì?". "Khô cá tẩm chứ khô gì. Khô bò, khô thu, khô chai (cá chai)... muốn khô gì có khô đó!". "Cái bột trắng trắng kia là gì?". "Phèn chua đó. Khử mùi tanh số một". Bắt chuyện tiếp với những cư dân xóm chài, chúng tôi được biết, cá mà họ đang miệt mài lóc thịt là cá nhám, còn gọi là cá mập.Một phụ nữ dáng phốp pháp vui vẻ giải thích: "Cá mập có nhiều loại như nhám xà, nhám nhọn, nhám giống, nhám đao... Đây là loại nhám thường, thịt tanh, bở rẹt nên chẳng ai ăn. Chỉ còn có nước làm khô đặc sản".  

  4. Nhồi mớ thịt cá bầy nhầy với phèn chua một hồi, chờ một chút, anh nọ khệ nệ ôm thau cá xuống trụng trong làn nước tanh tưởi kia lần nữa để rửa sạch. Đâu đó rồi, các loại gia vị như bột ngọt, bột ớt khô, phẩm màu và tất nhiên có cả hàn the được cho vào thau trộn đều. Tiếp đó, cả thảy được tống vào máy xay nhuyễn. Công đoạn cuối cùng trong quy trình chế biến đặc sản là cảnh những người phụ nữ dùng tay vốc từng nhúm bột cá cho vào khuôn tạo dáng rồi trải lên những tâm phên bằng tre cũng vừa được vớt lên từ dòng nước tanh tưởi. Một phụ nữ luống tuổi bật mí: "Sau vài nắng sẽ vô bao, dán nhãn đem bán cho khách du lịch. Họ kết món này lắm!". Đừng thấy rẻ mà ham! Theo tâm tình hay kinh nghiệm của những người đang tham gia chế biến thứ đặc sản kinh dị kia thì khô cá thu phải mềm; cá thiều phải dai, vị hơi ngọt; cá chai phải là vừa dai vừa cay xé họng... Chỉ một thứ nguyên liệu hỗn tạp kia nhưng có thể chế biến thành năm bảy loại khô cá khác nhau, hỏi "bí quyết ở đâu?", một người trong nhóm 3 phụ nữ đang tạo dáng khô thiệt tình: "Muốn dai thì cho nhiều hàn the vô. Cay thêm ớt. Ngọt thêm đường, bột ngọt nè... Màu sắc, đường vân cá thì dễ ẹc hà. Màu đen đen, đo đỏ kia thì lấy lòng cá hố trộn vào. Loại kia thì lấy bộ đồ lòng của con nhám băm ra. Lúc sắp lên khuôn thì đổ trộn vào... Ai mà biết!". Mục kích toàn cảnh quy trình chế biến đặc sản "rợn da gà" kia, chúng tôi phát hiện hiện tượng kỳ lạ. Trong giai đoạn cá được lóc thịt, ruồi nhặng bâu đầy, nhưng đến đoạn cá được tẩm phèn chua, sau đó là hàn the thì tuyệt nhiên chẳng thấy bóng dáng chú ruồi nào. Một chị tên Nga lúc đang giải lao gãi đầu: "Chắc tụi nó ngán mùi nên hổng dám đến... dự tiệc". Những chuyến xe du lịch vẫn tấp nập đổ về phố biển Nha Trang. Du khách nườp nượp kéo đến chợ Xóm Mới, chợ Đầm và nhiều điểm du lịch khác hoan hỉ mua đặc sản khô cá tẩm không rõ nguồn gốc giá rẻ về làm quà. Nếu nhìn thấy quy trình sản xuất kinh dị kia, thiết nghĩ có cho không cũng chẳng ai dám lấy. Nguyễn Thành có cả hàn the   hàn the tuyệt nhiên chẳng thấy bóng dáng chú ruồi nào 

  5. Khô “cao cấp” đặc sản ngon đến nỗi ruồi nhặng không dám bu xong rồi nay sang gừng Trung Quốc California cảnh cáo dân chúng về gừng Trung Quốc Gừng Trung Quốc nhiễm thuốc trừ sâu rầy Rất khó theo dõi vì gừng Trung Quốc đi vòng quanh thế giới, tiệm buôn sĩ không rõ được nguồn gốc …  Tin hôm nay … điều nầy cũng giống như mọi thứ thức ăn khác như cá tôm bánh tráng đồ hộp gạo nước mắm. Chúng chạy vòng quanh mọi quốc gia trước khi tới mâm cơm người Anh, Úc, Pháp, Mỹ…Việt Nam . HCĐ.

  6. Cà phê... ớn lạnh Không thể tính nổi tại TP Hồ Chí Minh mỗi ngày các quán cà phê bình dân tiêu thụ bao nhiêu cà phê bột, nhưng chúng tôi có thể khẳng định phần lớn lượng cà phê bột tiêu thụ hằng ngày không phải là cà phê mà là... đậu nành, bắp, đường và hóa chất được các cơ sở không đăng ký kinh doanh phù phép thành cà phê. Đó cũng chính là lý do vì sao ai đó có ngày lỡ uống đến 4, 5 ly cà phê hay nhiều hơn nữa mà đêm về vẫn ngủ ngon. nành, bắp, đường và hóa chất được các cơ sở không đăng Đậu nành sau khi rang được đổ dưới sàn nhà cáu bẩn Nguồn tin: http://www1.thanhnien.com.vn/Xahoi/2005/5/15/109867.tno  21:48:00, 15/05/2005 Webpage trong nước Công nghệ chế biến "cà phê ngõ hẻm" Theo anh T.B, chủ một cơ sở rang xay cà phê bỏ mối ở Q.12, thị trường TP.HCM đang có đến gần 2.000 thương hiệu cà phê bột đóng gói, từ những cơ sở có vốn chỉ vài trăm ngàn đồng cho đến các công ty với hàng trăm công nhân làm việc. Có những cơ sở mặt bằng chỉ vài mét vuông, kinh doanh theo kiểu đến các lò rang mua cà phê về xay, đóng gói với một nhãn hiệu "mạnh ai nấy nghĩ" rồi mang đi bỏ mối cho các quán cà phê lớn nhỏ, nhiều nhất là các quán cà phê "cóc" lề đường.

  7. Tôi được nhận vào làm việc ở một lò rang cà phê trong một con hẻm thuộc tổ 44, phường Tân Chánh Hiệp, Q.12 và dần dà hiểu toàn bộ quy trình chế biến cà phê. Sau khi khiêng hai bao đậu nành loại "cực đẹp" đổ vào lò, anh thợ phụ cắm điện, mồi củi, vài phút sau lửa cháy phừng phực, chảo rang quay nhịp nhàng giống như một cái máy trộn bê tông. T. - chủ lò - đi đâu đó thồ về thêm 2 bao đậu nành nữa, mỗi bao là 60 kg, tổng cộng hôm nay T. rang hai tạ tư đậu nành. Anh ta quay qua tôi: "Mọi khi rang gấp ba như thế". Nói đoạn T. loay hoay lấy ra 50 kg đường bánh, cho khoảng 10 lít rượu vào khuấy lên rồi đổ vào chảo nấu. Khi chảo đường sôi sùng sục, đen xì trông giống như nhựa đường, T. cho vào đó khoảng hơn 10 loại hóa chất và bắt đầu từ đây mùi cà phê tỏa ra ngào ngạt. Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, T. giải thích đó là công đoạn "tẩm". Nấu chảo đường khoảng hơn một tiếng, T. nếm thử đường và gật gù: "OK". Lúc này, một thợ phụ cho biết đậu nành đã "tới". Hai thợ phụ khác đưa xe đẩy vào gầm lò rang, rồi mở lò chuyển đậu ra. Đậu nành cháy đen đổ đầy ra nền xi măng, hai chiếc quạt công nghiệp mở hết cỡ để thổi cho mất mùi đậu nành. Khi đã bớt khói, thợ lấy đường từ chảo đang sôi sùng sục đổ vào đậu rồi ra sức đảo (theo T., đường và đậu được trộn đều khi còn nóng sẽ chỉ còn lại mùi cà phê mà thôi). Công đoạn này kết thúc, đậu chuyển sang màu đen nhánh trông giống hệt như cà phê, dính vào nhau thành từng bánh. Hai thợ phụ dùng cào cào đậu rộng ra rồi tăng tốc quạt. Đậu nguội một chút, một thợ phụ để nguyên cả dép nhảy vào, dùng xẻng, bàn cào và dùng cả chân đạp cho đậu tơi ra. Sau đó đậu nguội được đóng bao, giao cho chủ cơ sở xay đóng gói chở về. Toàn bộ quy trình chế biến "cà phê" kết thúc, nhưng tôi không hề thấy một hạt cà phê nào hiện diện trong quy trình này. ngạc nhiên, T. giải thích đó là công đoạn "tẩm". Nấu chảo đường khoảng hơn một tiếng, T. nếm thử đường và gật gù: "OK". Lúc này, một thợ phụ cho biết đậu nành đã "tới". Hai

  8. Bí quyết làm giàu của các ông chủ lò Sáng ngày 3/5, tôi được chủ lò dẫn lên chợ Kim Biên mua hàng. Đảo quanh một vòng, chúng tôi ghé vào tiệm N.S. Chủ lò hỏi mua hai loại hóa chất được ký hiệu gì đó rất khó nhớ (mỗi loại 1 lạng), một nhân viên của tiệm xách ra 2 can nhựa loại 5 lít có màu sậm chiết ra giao hàng. Rời tiệm N.S, chúng tôi sang tiệm T.N, chủ lò mua 1/2 kg sữa Úc (150.000đ/kg), 1 kg ca cao (40.000đ/kg). Sau đó chúng tôi về tiệm H.L trên đường Nguyễn Trãi. Chủ lò đưa cho ông chủ tiệm người Hoa một danh sách gồm 9 loại hóa chất, liếc qua tôi thấy trong đó ghi 200g ĐĐ1 (đây là hương cà phê Đông Đức loại 1), 200g HK (Hồng Kông), 200g MOP (Môca Pháp) và một số loại hóa chất khác. Liếc qua một lần, ông chủ tiệm gọi nhân viên lấy hàng, cho vào bịch xốp. Số tiền phải trả là 769 ngàn đồng. Tất cả 14 loại hương liệu, hóa chất được mua trong buổi sáng hôm đó hết hơn một triệu đồng. Tìm hiểu nhiều lần tôi mới biết được đại khái là chủ lò muốn "cà phê" có mùi gì, vị gì cũng được. Tất cả đều có thể mua được ở chợ Kim Biên. Ghê nhất là một loại hóa chất "tạo bọt" nhìn gần giống như nước rửa chén, ly cà phê sẽ nhanh chóng nổi lên một lớp bọt hấp dẫn ngay khi người uống khuấy nhẹ muỗng.   Kính thưa quí bạn, trà cũng được chế biến với mùi thơm nhân tạo và chưa ai được biết là nó nguy hiểm tới mức nào.Ngày nay các bạn khó tìm được một hộp trà ướp sen ươp sói ướp lài của ngày trước dầu cho các bạn đang ở nơi nào trên thế giới. Hiện giờ các sản phẩm nhất là thực phẩm được các nhà buôn lớn mua đi bán lại nhiều lần. Do vậy có khi quí bạn mua một gói trà “cao cấp” nhản hiệu Đài Loan tưởng là của Taiwan sản xuất, nhưng quí bạn không dè nó là của Trung Quốc bán qua HongKong, từ đó chạy một vòng qua nhiều quốc gia khác trước khi tới Đài Loan rồi tới tay quí bạn. Có khi nó chỉ chạy trên giấy tờ thôi, còn hàng hoá chạy thẳng. Thời đại “toàn cầu hoá” mà !!!

  9. Cho hóa chất vào đậu nành Một người quen của tôi tên H., làm nghề bỏ mối cà phê cho biết: muốn chế biến cà phê bằng đậu nành hay bắp đều được. Cà phê kiểu này khi giao cho các quán giá khoảng 30.000 đồng/kg, lời gấp 5 lần so với chế biến bằng cà phê thật. Lợi nhuận quá cao nên sau 5 năm làm ăn, H. tậu một hơi 3 miếng đất, nhà, xe ô tô, xe Honda @ mà vẫn chỉ coi là... "chuyện nhỏ". Nhiều chủ lò còn lái cả ô tô để đi giao hàng. Mỗi chủ lò loại vừa có khoảng trên một trăm quán "ruột" ở khắp địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận như: Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai... Nhiều chủ lò sẵn sàng đầu tư cho những quán cà phê mới mở toàn bộ đầu máy, ti vi cho đến bàn ghế. Chủ quán chỉ cần nhận hàng đều đều, đủ 500 kg cà phê thì toàn bộ những gì được đầu tư sẽ thuộc về chủ quán. Chưa kể các chủ lò còn khuyến mãi quà, lịch... cho quán mỗi dịp tết lễ để tăng sức cạnh tranh. Kết thúc hơn 10 ngày đi làm thợ “rang cà phê”, trong tôi là một cảm giác ớn lạnh khi nhớ lại bàn chân mang dép cáu bẩn của anh thợ đang đạp cho tơi "cà phê", thứ hóa chất tạo bọt sền sệt được cho vào "cà phê", chợt thấy thương cái thói quen ngày nào, tôi và mấy người bạn cũng ra vỉa hè nhâm nhi một ly cà phê sáng. Hoài Nam  Kết thúc hơn 10 ngày đi làm thợ “rang cà phê”, trong tôi là một cảm giác ớn lạnh khi nhớ Chắc quí bạn không thèm quan tâm tới vụ ca phê nầy đâu, thật ra đây chỉ là thí dụ về hai món thông dụng trà và càphê được cả thế giới uống hàng ngày. Ô hay! ở mãi tận Việt Nam liên quan chi tới các quốc gia khác. Không đâu cà phê và trà ngày nay ướp toàn mùi chất hoá học tổng hợp, đó là chưa kể lá trà và hột cà phê đã bị xịt thuốc rầy trước đó vài ngày trước khi hái. Hiện các quốc gia Đông Nam Á còn dùng nhiều thuốc sâu rầy mà Liên Hiệp Quốc cấm. Vụ sơn chì (sơn Bạch Diên) được Trung Quốc dùng sơn các hàng hoá bán ra ngoại quốc là một thí dụ.

More Related