240 likes | 441 Views
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC LÀM VIỆC VỚI HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN VỀ HÀNH VI. A. MỤC TIÊU :. Học viên có thể: 1. Hiểu khái niệm củng cố hành vi tích cực. 2. Các quy tắc củng cố hành vi. 3. Luyện tập các chiến lược. Hoạt động: Xô cát. B. NỘI DUNG. 1. Củng cố tích cực và củng cố tiêu cực.
E N D
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC LÀM VIỆC VỚI HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN VỀ HÀNH VI
A. MỤC TIÊU: Học viên có thể: 1. Hiểu khái niệm củng cố hành vi tích cực. 2. Các quy tắc củng cố hành vi. 3. Luyện tập các chiến lược.
B. NỘI DUNG 1. Củng cố tích cực và củng cố tiêu cực. 1.1.Củng cố tiêu cực: • Khi trẻ có hành vi tiêu cực, người lớn chú ý đến trẻ, mắng nhiếc trẻ, nhìn nhận trẻ một cách tồi tệ v.v làm trẻ thấy chán nản, giận dữ, mất tự tin… và tiếp tục có các hành vi tiêu cực khác.
2.Củng cố tích cực: • Củng cố tích cực? • Khi trẻ có hành vi tích cực, người lớn thường đối xử tích cực (khen ngợi, động viên, củng cố lòng tin…) làm trẻ thấy thoải mái hơn và củng cố hành vi của mình thành thói quen tốt. • Mục tiêu của củng cố tích cực là tăng cường các hành vi được mong đợi bằng cách sử dụng lời nói, phần thưởng hoặc các giá trị xã hội được học sinh thích.
Thảo luận (toàn bộ lớp) H: Vì sao trẻ nên nhận được củng cố tích cực cho hành vi được mong đợi?
Vì sao trẻ cần được củng cố tích cực cho các hành vi mong đợi. • Chỉ dẫn cho trẻ biết hành vi đang được người lớn mong đợi. • Thúc đẩy động cơ bên trong. • Tăng lòng tự trọng.
2.Chú ý tích cực - cách thức hiệu quả để thay đổi hành vi của trẻ.
2.Chú ý tích cực: • Chúng ta thường chú ý đến hành vi nào của trẻ nhiều hơn? • KL: Để giảm bớt hay thay đổi hành vi tiêu cực của trẻ, cần chú ý đến hành vi tích cực của các em. 2.1.Chú ý tích cực là gì? • Là cách chúng ta thể hiện niềm vui mừng, hài lòng của chúng ta với trẻ và sự nồng ấm trong mối quan hệ khi trẻ làm được những điều chúng ta chờ đợi ở các em.
2.Chú ý tích cực (tiếp). 2.2.Biểu hiện: Cười với trẻ. Nhìn trẻ, tương tác mắt và sử dụng nét mặt. Sử dụng các cử chỉ ân cần và quan tâm hướng đến trẻ như chạm vào vai, gật đầu, v.v. Sử dụng lời nói để khuyến khích, khích lệ trẻ hoặc lời khen, phần thưởng để củng cố trẻ khi thực hiện hành vi tích cực. Thể hiện sự quan tâm đến các sở thích, hoạt động, thành tích của trẻ.
2. Chú ý tích cực (tiếp) • 2.3. Tác dụng: • Trẻ hình thành được ý niệm về giá trị bản thân. • Giúp trẻ thiết lập được quan hệ với người khác, và thấy thấy tự tin. • Trẻ cảm thấy an toàn và bình yên, sẵn sàng chia sẽ để tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.
2. Chú ý tích cực (tiếp) 2.4.Chú ý tích cực đến hành động: Bất kỳ hành động nào cũng có điểm tích cực, người lớn cần tìm ra điểm tích cực để dành sự chú ý, khích lệ, động viên. 2.5.Chú ý tích cực vì chính các em: Để trẻ nhận thấy sự có mặt của mình là quan trọng ( một lời chào buổi sáng, lời chúc cuối buổi, ánh mắt nhìn, lời cảm ơn, cảm xúc…)
Hoạt động LIỆT KÊ CÁC HÀNH VI TÌM KIẾM SỰ CHÚ Ý TÍCH CỰC, TIÊU CỰC CỦA CON TRẺ.
Thảo luận nhóm Những điều gì khiến củng cố tích cực không hiệu quả?
Các nguyên tắc để củng cố tích cực hiệu quả • Việc có thật và cụ thể. • Nhất quán. • Tức thời. • Thường xuyên. • Chân thành. • Để lại cảm xúc tích cực ở trẻ.
Mục tiêu Học viên sẽ : 1. Biết được một số mô hình hỗ trợ tâm lý trong nhà trường ở các nước trên thế giới. 2. Thiết kế được chương trình hoặc một số hoạt động tư vấn trong trường của mình.
Mô hình TVTLHĐ tại Hoa Kì a. Mục tiêu Hỗ trợ mọi học sinh phát huy được mọi tiềm năng của mình ở các lĩnh vực học tập, nghề nghiệp và cá nhân, xã hội. b. Cấu trúc • Chương trình hướng dẫn/giáo dục • Lập kế hoạch cá nhân • Hỗ trợ tức thời • Hỗ trợ tổ chức
Chương trình hướng dẫn Mục đích: giúp học sinh tự nhận thức bản thân, phát triển các kĩ năng Nội dung: thiết kế và cung cấp các chương trình, hoạt động giáo dục cho học sinh + các bài học có cấu trúc về kỹ năng sống, giáo dục nghề nghiệp, v.v được dạy trong lớp học hoặc theo nhóm một cách định kì. Chương trình này được cung cấp cho tất cả các em học sinh trong trường với mục tiêu phòng ngừa Quy trình xây dựng: Phân tích nhu cầu, nghiên cứu thực trạng, thiết kế nội dung và bài giảng, tài liệu hướng dẫn Hình thức: Giờ học trên lớp, chương trình kiên môn, hoạt động nhóm, xemina cho cha mẹ
Lập kế hoạch cá nhân Mục đích: giúp học sinh và cha mẹ định hướng học tập, đào tạo và kế hoạch nghề nghiệp Nội dung: các hoạt động giúp học sinh lên kế hoạch, theo dõi kế hoạch mà mình đặt ra và tự quản lý việc học tập của mình. Học sinh và phụ huynh được tư vấn để có lựa chọn hợp lý về đào tạo và nghề nghiệp, để hiểu được các kết quả đánh giá. Hình thức: đánh giá tâm lý cá nhân/nhóm, tư vấn cá nhân hoặc nhóm về mục tiêu học tập, nghề nghiệp v.v.
Hỗ trợ tức thời Mục đích: Phòng ngừa và can thiệp Nội dung: đáp ứng các nhu cầu, khó khăn, lo lắng, khủng hoảng trước mắt của học sinh. Hình thức: tham vấn, trị liệu cá nhân/nhóm, liên kết dịch vụ.
Hỗ trợ tổ chức Mục đích: hỗ trợ trường, cán bộ phát triển và tích hợp công tác TVTLHĐ nhằm hướng đến giáo dục toàn diện cho học sinh Nội dung: hoạt động quản lý để thiết lập, duy trì, phát triển tổng thể công tác TVTLHĐ như tổ chức tập huấn thường xuyên cho cán bộ TVTLHĐ, giáo viên; tạo điều kiện cho nghiên cứu; điều phối và quản lý các hoạt động của công tác này; hợp tác và tham dự vào các mặt hoạt động giáo dục khác để cung cấp cũng như nhận các thông tin liên quan đến TVTLHĐ Hình thức: thiết kế và xây dựng chương trình TVTLHĐ với BGH, quảng bá chương trình, tư vấn giáo dục cho BGH, tham gia đánh giá kết quả học tập của học sinh,
Hoạt động (100 phút) Các nhóm trao đổi về: • Các điểm thuận lợi, không thuận lợi ở trường mình đối với các hoạt động TVTLHĐ. • Xây dựng sứ mệnh cho chương trình TVTLHĐ của trường • Xây dựng mục tiêu hoạt động cho một năm học • Thiết kế chương trình, các hoạt động TVTLHĐ cho năm 2012 cho trường mình • Kế hoạch để triển khai các hoạt động đó